Tiết lộ lý do xác chị Huyền chưa phân hủy mà chỉ rụng chân tay
Sau khi thi thể không đầu, cụt tứ chi phát hiện trên sông Hồng, gần bến đò Văn Đức (xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội) được cơ quan công an xác định là Lê Thị Thanh Huyền (nạn nhân vụ bác sỹ Thẩm mỹ viện Cát Tường) thì trong dư luận rộ lên những hoài nghi: Tại sao thi thể lại mất những bộ phận quan trọng để nhận biết nạn nhân như đầu, mặt, tay (để xác định dấu vân tay).
Đặc biệt, tại sao sau gần 10 tháng, thi thể vẫn chưa bị phân hủy hết theo quy luật tự nhiên?
Những thắc mắc này được Bác sỹ Phạm Xuân Toàn, quyền Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia giải thích.
Quá trình phân hủy dưới nước khiến đầu, tay, chân tự rụng ra
PV: Qua kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu thi thể người, theo ông thì thời gian bao lâu thi thể sẽ phân hủy hoàn toàn?
BS Nguyễn Xuân Toàn: Sau khi chết, các tế bào ngừng hoạt động, thi thể bắt đầu phân hủy. Việc phân hủy nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, điều kiện môi trường. Nếu thi thể nằm trên cạn, quá trình phân hủy sẽ nhanh hơn. Trường hợp chị Huyền, nếu thi thể ở trong môi trường nước, nổi lên bề mặt sông Hồng, với điều kiện khí hậu ở Hà Nội thì sẽ bị phân hủy hoàn toàn sau ba đến bốn tháng. Khi đó, phần mềm thi thể tách hoàn toàn khỏi xương cốt. Như vậy, xương sẽ bị chìm xuống đáy sông, còn phần mềm nổi trên mặt nước. Thời gian sau, dưới tác động của ánh sáng mặt trời, sự phát triển của vi khuẩn, tác động của sóng nước, phần mềm sẽ dần dần hòa tan với nước sông không lâu sau đó, không còn hình hài.
Ngôi mộ được cho là nơi chôn thi thể nạn nhân Huyền
PV: Khi phát hiện, thi thể nạn nhân Huyền bị mất đầu và tứ chi. Nhiều giả thiết cho rằng nạn nhân bị chặt ra trước khi phi tang?
BS Nguyễn Xuân Toàn: Khi giám định hệ thống xương cốt, cơ quan pháp y sẽ biết được các bộ phận như đầu, tay, chân bị Tường cắt hay tự phân hủy. Nếu trường hợp Tường phi xác nạn nhân khi tứ chi còn nguyên vẹn, thì quá trình phân hủy dưới nước cũng khiến các bộ phận đầu, tay, chân tự rụng rời ra. Quá trình này xảy ra chỉ sau khoảng hai tháng sau chết. Đầu tiên, thi thể bị bong tróc, tuột lông, tóc, móng. Sau đó, các tổ chức phần mềm dần bị thối rữa. Do không có hệ thống xương liên kết nên ở vị trí các khớp cổ, tay, chân sẽ bị rời. Trong môi trường dòng chảy của nước, những bộ phận này dần dần tách nhau ra. Thi thể chị Huyền được phát hiện sau quá trình trên, nên việc mất đầu và tứ chi là điều dễ hiểu.
Chuyên gia xây dựng lật lại vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường
PV: Như ông nói ở trên, thi thể sẽ phân hủy hết chỉ còn bộ xương sau thời gian từ ba đến bốn tháng. Vậy tại sao thi thể nạn nhân Huyền chết đã gần 10 tháng mà vẫn chưa phân hủy hết?
BS Nguyễn Xuân Toàn: Đấy là tôi nói với điều kiện thi thể ngay từ đầu bị phi tang xuống sông, và sau đó theo quy luật nổi lên mặt nước. Ở môi trường mặt nước, thi thể sẽ phân hủy hết sau ba đến bốn tháng, chỉ còn bộ xương. Nếu thi thể nạn nhân Huyền bị phi tang xuống sông, nổi lên mặt nước mà sau gần 10 tháng chưa phân hủy hết thì là trái với quy luật tự nhiên.
Video đang HOT
Thi thể có lẽ đã ở một môi trường “lý tưởng”
PV: Vậy thì theo ông, nạn nhân Huyền không bị phi tang xuống sông?
BS Nguyễn Xuân Toàn: Chưa thể khẳng định như vậy. Nếu thi thể nạn nhân bị phi tang xuống sông, nhưng bị mắc ở dưới lòng sông, không nổi lên được thì quá trình phân hủy có thể chậm lại. Đặt giả thiết ở điều kiện lí tưởng, nếu Tường cùng đồng sự bọc xác nạn nhân lại rồi phi tang xuống sông Hồng và bị mắc lại ở đáy sông. Lúc này, đáy sông sâu, nhiệt độ thấp hơn nhiều so với bề mặt nước, cộng với điều kiện thi thể được bao bọc kín đáo, không bị tôm, cua, cá rỉa thì quá trình phân hủy sẽ chậm lại. Trong điều kiện trên, thi thể chị Huyền sau gần 10 tháng chưa phân hủy là giải thích được. Chúng ta cần nhớ rằng, điều kiện quan trọng để thi thể phân hủy nhanh hay chậm là nhiệt độ. Nếu ở nhiệt độ cực thấp, như được ướp trong đá lạnh, máy lạnh thì quá trình phân hủy sẽ cực lâu.
Một số ngư dân sau khi phát hiện thi thể nạn nhân Huyền đặt giả thiết, nạn nhân được chôn ở gần bờ sông Hồng, sau đó đổ bê tông lên xác, lấp cát lên trên. Sau trận mưa bão vừa qua, nước sông dâng cao, xói mòn bãi cát khiến thi thể nạn nhân lộ thiên, trôi theo dòng nước. Giả thiết này nếu xảy ra, liệu có giải thích được việc thi thể sau gần 10 tháng chưa phân hủy?
Đây cũng là một khả năng có thể xảy ra. Nếu đúng theo giả thiết trên, việc thi thể được bao bọc bởi bê tông cũng khiến những tác động ngoại cảnh, vi sinh vật bên ngoài không thể tấn công thi thể, khiến chậm phân hủy. Hơn nữa, nếu hố chôn được đào gần sông thì nước cũng ngấm vào trong, tạo môi trường mát mẻ. Đặc biệt, các hạt cát nhỏ ngấm nước thường rất mát. Trong môi trường nhiệt độ thấp dưới bãi cát có nước, quá trình thi thể phân hủy sẽ diễn ra chậm hơn. Do đó, sau quá trình xói mòn, xác trôi theo dòng nước và được người dân phát hiện ngay sau đó thì khả năng sau gần 10 tháng, thi thể chưa bị phân hủy hết là hợp lí.
Ngoài ra, nếu giả thiết trên là đúng, thì sẽ có những đồng phạm khác hỗ trợ Tường thực hiện việc chôn lấp, đổ tê tông chứ không riêng gì Tường và nhân viên bảo vệ thực hiện tội ác.
Bác sỹ Phạm Xuân Toàn, quyền Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia.
Nguyễn Mạnh Tường có thể được thả nếu cơ quan điều tra không ‘chạy nước rút’
PV: Việc nạn nhân chết trước hoặc sau khi bị phi tang là chi tiết rất quan trọng quy định tội danh của bác sỹ Tường. Theo kinh nghiệm của ông, quá trình giám định liệu có chắc chắn kết luận được việc nạn nhân chết trước hay sau khi phi tang?
BS Nguyễn Xuân Toàn: Thi thể nạn nhân được phát hiện khi đã phân hủy quá mạnh. Điều này khiến việc giám định gặp nhiều khó khăn. Thông thường, khi nạn nhân chết trong môi trường nước, khi các bộ phận phủ tạng chưa phân hủy mạnh, nhất là hai lá phổi thì quá trình giám định sẽ cho kết quả với tỷ lệ chính xác cao. Với thi thể chị Huyền, sau gần 10 tháng mới được giám định sẽ khiến việc xác định nạn nhân chết trước hoặc sau khi phi tang trở nên khó khăn. Tuy nhiên, với việc tìm thấy thi thể, nạn nhân chết trước hoặc sau khi phi tang đều chứng minh Tường đã làm chết người.
PV: Ngoài kết quả giám định ADN của cơ quan điều tra, liệu người nhà nạn nhân có thể tự đem mẫu người thân đi giám định?
BS Nguyễn Xuân Toàn: Thông thường chỉ cần lấy mẫu người mẹ để giám định là đủ căn cứ kết luận. Nhưng trong vụ Cát Tường gây dư luận mạnh, cơ quan công an đã rất cẩn trọng khi không chỉ lấy mẫu người mẹ mà lấy cả mẫu từ người bố và con đẻ của nạn nhân để xác định. Kết quả ba mẫu trên đều trùng huyết thống với mẫu xương thi thể được phát hiện. Điều này chứng tỏ kết quả đã quá rõ ràng, khẳng định thi thể cụt đầu chính là chị Huyền.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền giám định độc lập. Do đó, gia đình chị Huyền, vì một lí do nào đó vẫn có thể tự đem mẫu người thân đi giám định.
PV: Cảm ơn bác sỹ về cuộc trò chuyện này!
Theo Pháp luật Việt Nam
Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Ý kiến của chuyên gia xây dựng về vết bê tông trên xác chị Huyền
Trước thông tin bác sĩ Tường sắp được thả, nhiều chuyên gia xây dựng đã lật lại vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường và đưa ra nhiều ý kiến chuyên môn về nghi vấn vết bê tông trên xác chị Huyền.
Những thông tin gần đây trên báo chí về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường đang gây xôn xao dư luận do bác sĩ Tường có thể sẽ được thả nếu công an không 'chạy nước rút'. Lý do là bởi khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Giữa lúc này, các chuyên gia xây dựng lật lại vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường từ những nghi vấn bất thường trong việc tìm thấy xác chị Huyền.
Bác sĩ Tường - bị cáo vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường sắp được thả tại ngoại? Ảnh minh họa
Còn nhớ khi thi thể của chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân trong vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường được phát hiện vào ngày 18/7, nhân chứng đã nhìn thấy trên thi thể có bám vài mảng bê tông. Từ chi tiết này, có nhiều ý kiến nghi ngờ thủ phạm vụ án đã dùng bê tông đúc bao quanh thi thể nạn nhân nhằm che giấu.
Trao đổi về vấn đề này trên báo chí, kiến trúc sư Đào Thoại cho biết nếu đảm bảo đúng tỉ lệ, bảo dưỡng tốt thì hỗn hợp bê tông sẽ rất bền chắc sau khi khô cứng, đặc biệt là trong trường hợp pha thêm nphụ liệu như chất chống thấm, chống ẩm.
Lúc đó, bất cứ vật thể nào lẫn vào giữa khối bê tông sẽ rất khó phân huỷ, thậm chí không phân huỷ. Lí do là độ kết dính của bê tông rất chắc, không khí không thể lọt vào. Và trong môi trường kín như vậy, rất khó xảy ra quá trình phân huỷ. Như vậy, nếu thực sự thủ phạm vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường đã đổ bê tông bao quanh thi thể chị Huyền, sẽ giữ thi thể được rất lâu. Điều này cũng lý giải vì sao xác chị Huyền không nổi và ít bị phân hủy suốt nhiều tháng.
Có vết bê tông và xi măng trên xác chị Huyền vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường. Ảnh minh họa
Cùng quan điểm trên, kĩ sư Nguyễn Bá Việt, giám đốc một công ty tư vấn xây dựng ở tỉnh Điện Biên chia sẻ: Khối bê tông một khi khô cứng vô cùng bền chắc, gần như không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, tất nhiên với điều kiện bê tông đạt tiêu chuẩn. Nhờ đó, vật thể (kể cả thi thể) nằm giữa lòng bê tông sẽ không bị tác động dẫn đến sự phân huỷ chậm, thậm chí không phân huỷ hay biến dạng.
Phân tích này đã nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia vấn xây dựng chuyên làm việc cho các công ty nước ngoài. Theo đó, nếu thực sự thi thể chị Huyền được bao bọc bởi bê tông thì thời gian phân huỷ diễn ra cực kì chậm. Ở môi trường đó, những yếu tố cần thiết như oxy, khí, độ ẩm đều bị cách ly hoàn toàn.
Tuy nhiên, TS Lưu Xuân Lộc, Phó khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường ĐHBK TP.HCM lại cho rằng sự phân huỷ của mọi vật thể xuất phát từ chính nội tại vật thể đó. Dù đặt trong bất cứ môi trường nào đi nữa, quá trình phân huỷ vẫn xảy ra do vật thể phân huỷ từ bên trong ra ngoài. Các yếu tố khác như không khí, độ ẩm chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ. Theo ông Lộc, việc tìm thấy xác chị Huyền mà chưa phân hủy sau 9 tháng "là một điều vô lý".
Khả năng bác sĩ Tường đổ bê tông lên xác chị Huyền rất thấp. Ảnh minh họa
Dù còn chưa thống nhất trong việc nhận định liệu bê tông có phải là hợp chất tuyệt vời để "bảo quản" thi thể, nhưng hầu hết các chuyên gia xây dựng đều nhất trí khả năng thi thể chị Huyền được giấu trong khối bê tông là rất thấp. Lý do là vì bác sĩ Tường không đủ thời gian và chuyên môn để làm việc này, trừ khi có sự trợ giúp từ những người làm trong ngành xây dựng với những phương tiện chuyên dụng.
Bởi khối bê tông chỉ thực sự bền chắc khi đã khô cứng và thời gian này thông thường phải mất 7 ngày. Trường hợp cấp thiết, đơn vị thi công sẽ trộn thêm chất phụ gia nhưng cũng cần tối thiểu 48 tiếng đồng hồ để bê tông đạt độ cứng cơ bản. Đó là chưa kể đến yếu tố cốt thép, khung sườn bên trong. Giả thiết thủ phạm muốn đổ bê tông bọc lấy xác chị Huyền sẽ phải cần chuẩn bị khuôn, bộ khung để kết dính bê tông.
Từ những thông tin trên, nếu bác sĩ Tường muốn giấu thi thể chị Huyền giữa khối bê tông thì phải cần thời gian tối thiểu từ 2 - 3 ngày hoặc nhiều hơn mới có thể ném xuống sông, đảm bảo bê tông không bị tan rữa trong nước. Một kiến trúc sư khẳng định, "Tường không đủ thời gian để tiến hành đúc đổ bê tông bao quanh thi thể, chờ bê tông khô cứng rồi ném xuống sông. Công nghệ xây dựng hiện nay chưa có cách nào làm khô bê tông nhanh đến thế."
Vết bê tông trên xác chị Huyền là tình tiết quan trọng của vụ thẩm mỹ viện Cát Tường. Ảnh minh họa
Trả lời phỏng vấn trên báo chí, những nhân chứng trực tiếp tìm thấy xác chị Huyền khẳng định, thi thể dính nhiều cục bê tông được trộn từ cát và xi măng. Với kinh nghiệm mấy chục năm sông nước, nhiều ngư dân tin rằng nạn nhân Huyền không bị vứt xác từ trên cầu xuống mà được chôn ở gần bờ, đổ bê tông lên trên rồi vùi cát lại. Sau trận bão, nước sông Hồng dâng cao, xói mòn bãi cát khiến thi thể nạn nhân lộ thiên, trôi theo dòng nước.
Nghi vấn liệu xác chị Huyền có bị đổ bê tông hay không cũng là một trong những tình tiết quan trọng của vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường mà cơ quan điều tra đang ra sức làm rõ. Được biết, theo luật pháp nước ta, nếu chặt đầu, bàn tay, bàn chân, rồi đổ bê tông lên xác chị Huyền sau khi nạn nhân đã chết để phi tang thì kẻ thực hiện sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: "Có hành động xảo quyệt nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm" theo quy định tại Điểm o Khoản 1 Điều 48 BLHS.
Theo_Vietbao
Vụ Cát Tường: ADN của chị Huyền chỉ trùng 95% với mẹ đẻ? Gia đình chị Huyền vừa tiết lộ một thông tin gây choáng: kết quả giám định AND thi thể được cho là của chị Huyền chỉ trùng 95% so với mẹ đẻ. Bà Nguyễn Thị Hiền - mẹ ruột chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân xấu số vụ TMV Cát Tường vừa tiết lộ một thông tin gây sốc: kết quả...