Tiết lộ lý do Tổng thống Putin – Macron ngồi cách nhau 4 m tại Điện Kremlin
Hai nguồn tin trong phái đoàn Pháp đã tiết lộ lý do Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Emmanuel Macron ngồi trên chiếc bàn “ngoại cỡ” trong cuộc gặp tại Điện Kremlin.
Tổng thống Putin và Tổng thống Macron (phải) hội đàm tại Điện Kremlin hôm 7/2 (Ảnh: AP).
Một trong những hình ảnh gây chú ý trong cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin ở thủ đô Moscow, Nga hôm 7/2 là hai nhà lãnh đạo ngồi đối diện nhau trên chiếc hình bầu dục khổng lồ, dài khoảng 4 m và có 3 chân đế lớn. Chiếc bàn có màu trắng, ở giữa đặt lẵng hoa duy nhất.
Tổng thống Macron đến Moscow với sự quyết tâm, hứa hẹn sẽ có một cuộc trò chuyện “căng thẳng” với Tổng thống Putin nhằm tìm kiếm “giải pháp lịch sử” cho nguy cơ xung đột giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, sau 5 giờ hội đàm trên chiếc bàn ngoại cỡ, ông Macron không nhận được bất kỳ sự nhượng bộ công khai nào từ ông Putin.
Video đang HOT
Các nhà ngoại giao và giới quan sát cho rằng ông Putin dường như muốn gửi thông điệp ngoại giao khi đón tiếp ông Macron trên chiếc bàn đặc biệt tại Điện Kremlin. Một số quan điểm cho rằng chiếc bàn quá khổ cho thấy sự bất đồng sâu sắc giữa Nga và phương Tây giữa lúc căng thẳng leo thang ở Ukraine.
Tuy nhiên, theo 2 nguồn tin là thành viên trong đoàn tháp tùng Tổng thống Macron và là những người am hiểu về quy trình chăm sóc sức khỏe của nhà lãnh đạo Pháp, ông Macron đã được đề xuất 2 phương án: hoặc ông chấp nhận việc xét nghiệm PCR do phía Nga thực hiện và có thể tiếp xúc gần với ông Putin, nếu không ông sẽ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về giãn cách xã hội để đảm bảo phòng chống Covid-19.
“Chúng tôi biết rằng (nếu không xét nghiệm PCR) đồng nghĩa với việc sẽ không có cảnh bắt tay và phải ngồi trên chiếc bàn dài đó. Nhưng chúng tôi không thể để họ lấy được ADN của tổng thống”, một nguồn tin nói với Reuters, đề cập đến những lo ngại về an ninh nếu nhà lãnh đạo Pháp được các bác sĩ Nga xét nghiệm.
Người phát ngôn của Điện Kremlin hiện chưa phản hồi thông tin trên.
Nguồn tin thứ hai trong đoàn tùy tùng của Tổng thống Macron xác nhận ông đã từ chối thực hiện xét nghiệm PCR của Nga. Nguồn tin cho biết, ông Macron đã làm xét nghiệm PCR tại Pháp trước khi khởi hành tới Nga và xét nghiệm kháng nguyên do bác sĩ riêng của ông thực hiện thêm một lần nữa ở Nga.
“Phía Nga nói với chúng tôi rằng ông Putin cần được bảo vệ sức khỏe nghiêm ngặt”, nguồn tin thứ hai cho biết thêm.
Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, ông Putin chủ yếu làm việc độc lập để tránh tiếp xúc nhiều người. Điện Kremlin cũng yêu cầu những người trước khi gặp Tổng thống Putin phải cách ly trong 2 tuần. Ông Putin đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và mũi tăng cường.
Tuy nhiên, 3 ngày sau khi ông Macron và ông Putin có cuộc gặp tại Moscow và tuân thủ quy định về giãn cách, nhà lãnh đạo Nga đã tiếp Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev. Hai người vẫn bắt tay, ngồi gần nhau và chỉ cách nhau một chiếc bàn nhỏ.
Trước đó, ông Putin cũng có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi nhà lãnh đạo Nga tới Bắc Kinh dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo không bắt tay nhau.
Vladimir Kitayev, Trưởng ban nghi thức của Điện Kremlin, cho biết việc Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình không bắt tay là do yêu cầu từ phía Trung Quốc về việc phòng tránh dịch Covid-19. Theo quan chức Điện Kremlin, những nghi thức như vậy khá phổ biến trong bối cảnh đại dịch.
Tổng thống Nga bắt đầu cuộc họp báo lớn thường niên lần thứ 18
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, trưa 23/12 theo giờ Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu cuộc họp báo lớn thường niên lần thứ 18 tại trung tâm triển lãm Manezh ở thủ đô Moskva.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo tại Sochi, ngày 8/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Do đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở Nga, cuộc họp báo năm nay có số lượng phóng viên ít hơn nhiều các năm, chỉ hơn 500 phóng viên theo công bố trên trang web của Điện Kremlin, song cuộc họp báo diễn ra trực tiếp. Điểm đặc biệt trong cuộc họp báo trực tiếp này là có cả các đại diện truyền thông được Nga liệt vào danh sách "điệp viên nước ngoài".
Trước buổi họp báo lớn, tất cả các phóng viên tham gia đều phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính và trong quá trình họp báo phải giữ khoảng cách 1,5m với nhau.
Cuộc họp báo kéo dài bao lâu không ai biết, ngay cả bản thân Tổng thống Putin. Các kênh truyền hình trực tiếp được phát sóng trong ít nhất 4 tiếng. Buổi phát sóng ngắn nhất là vào năm 2001 - 1,5 tiếng, với chỉ 22 câu hỏi được đặt ra cho Tổng thống Putin. Kỷ lục đặt câu hỏi là vào năm 2008, khi Tổng thống Putin đã trả lời 80 câu hỏi trong 4 giờ 40 phút.
Cuộc họp báo sẽ chú trọng đến các vấn đề đối nội của nước Nga như giá thực phẩm tăng, lương hưu, thế chấp, đường sá xuống cấp, nợ lương, các vấn đề về y tế. Ở các lần họp báo trước, Tổng thống Putin thường bắt đầu với việc tóm tắt tổng quan tình hình kinh tế xã hội của nước Nga.
Năm nay, chính sách đối ngoại của nước Nga sẽ rất được chú ý do hàng loạt các vấn đề như Ukraine, lo ngại về việc Mỹ và NATO tăng cường sức mạnh quân sự sát biên giới Nga, cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu và số phận tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 đã hoàn công, giải quyết tình hình ở Nagorny-Karabakh, hay mối quan hệ của ông Putin với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Tổng thống Putin tuyên bố sẵn sàng nối lại đối thoại với EU Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẵn sàng nối lại đối thoại toàn diện với Liên minh châu Âu (EU), giải quyết các vướng mắc trong quan hệ song phương Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp - Emmanuel Macron có cuộc điện đàm hôm 2/7. Tại cuộc điện đàm, ông Putin nói Nga sẵn...