Tiết lộ lý do ‘Bạch Cốt Tinh’ Dương Xuân Hà tẩy chay ê-kíp ‘Tây du ký 1986′
Trong dàn sao “Tây du ký” bản 1986, Dương Xuân Hà là nữ nghệ sĩ luôn thể hiện sự khó chịu với bộ phim.
Tây du ký 1986 đã có công giúp nhiều tên tuổi trở thành ngôi sao được yêu thích trên màn ảnh nhỏ. Dương Xuân Hà cũng là một trong số đó. Cả đời nữ nghệ sĩ 74 tuổi chỉ tham gia duy nhất phim truyền hình Tây du ký và ngay lập tức được khen là “ Bạch Cốt Tinh hoàn hảo nhất mọi phiên bản”.Nhưng bản thân bà khi đề cập đến phim lại thể hiện sự khó chịu. Mỗi lần họp báo hay xuất hiện trước đám đông, bà thường nhăn mặt khi bị hỏi về vai diễn được đánh giá kinh điển. Thậm chí, bà còn nói thẳng: “Không thích nói về phim đó”.
Bạch Cốt Tinh do Dương Xuân Hà đóng.
Sina cho hay trong ký ức của nghệ sĩ 74 tuổi, Bạch Cốt Tinh và Tây du ký là những kỷ niệm chỉ muốn quên đi.”Có ba chương trình truyền hình muốn mời bà tham dự nhưng Dương Xuân Hà đều từ chối khi biết có nghệ sĩ Tây du ký năm xưa”, tờ Tân Hoa Xã trích dẫn. Tờ báo này cho biết lý do Dương Xuân Hà chán chường đoàn phim là vì Dương Khiết. Đến giờ, bà vẫn cảm thấy mình đã bị lừa gạt.Năm đó, khi đạo diễn Dương Khiết tuyển diễn viên, bà đặc biệt ấn tượng với Dương Xuân Hà trong Chim sơn quyên. Dương Xuân Hà ít đóng phim nhưng là nghệ sĩ hàng đầu trên sân khấu Thượng Hải, học trò của Tuệ Châu. Do vậy, bà không mặn mà với Tây du ký khi nhận được lời mời.
Dương Xuân Hà ghét cay đắng đạo diễn phim vì bị lừa vai nữ vương.
Dương Khiết vì muốn Xuân Hà tham gia bằng được nên đã đưa bà hai tập kịch bản và nhờ người năn nỉ. Sau khi xem xong, bà đề nghị được diễn xuất trong hai tập Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh và Nữ nhi quốc (vào vai quốc vương). Đạo diễn Dương Khiết ở thế đường cùng gấp rút vì lịch quay phim nên đã đồng ý cho có. Khi Dương Xuân Hà quay xong vai Bạch Cốt Tinh, Dương Khiết chủ động tuyên bố Chu Lâm vào vai nữ vương Tây Lương. Kể từ đó, Dương Xuân Hà từ mặt Dương Khiết cùng đoàn phim.Những người quen biết với Dương Xuân Hà đều hiểu bà ít nói, tôn trọng chữ tín, không để ý danh tiếng. Những năm qua, bà ở ẩn, yên phận trong cuộc sống gia đình “tứ đại đồng đường”.
Ở tuổi ngoài 70, bà sống yên phận bên con cháu.
Tờ Sina cho hay lần hiếm hoi bà xuất hiện trước ống kính vẫn giữ được sự minh mẫn, tinh thần rạng rỡ khiến nhiều người trầm trồ. Đối với chuyện mâu thuẫn năm xưa, không ít người đánh giá lỗi là ở Dương Khiết.Dương Xuân Hà sinh năm 1943 tại Thượng Hải. Xuất thân trong gia đình có cha mẹ là viên chức bình thường, bà tạo tiếng vang trong ngành nghệ thuật. Dương Xuân Hà là nghệ sĩ kinh kịch hàng đầu Trung Quốc. Năm 1981, bà từng mang vở diễn Bá Vương Biệt Cơ biểu diễn ở Thụy Sĩ, Đức mang lại tiếng vang lớn.
Theo Zing
Hé lộ hậu trường thực hiện kỹ xảo phim 'Tây Du Ký 1986'
Ảnh hiếm của đoàn phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986 khiến người hâm mộ bất ngờ và xúc động.
Trang QQ mới đây công bố những hình ảnh quý từ hậu trường bộ phim Tây Du Ký phiên bản 1986 do đạo diễn Dương Khiết dàn dựng.
Dù quy tụ nhiều gương mặt nổi tiếng lúc bấy giờ nhưng với số lượng 25 tập phim, thời gian ghi hình kéo dài nên ê kíp không tránh khỏi thiếu diễn viên. Chính vì vậy, có đôi lúc các nghệ sĩ phải kiêm nhiệm thêm vai, để lại nhiều kỷ niệm thú vị trên trường quay.
Cảnh Ngộ Không bay nhảy, nhào lộn như bay trong phim được thực hiện nhờ kỹ xảo hết sức thủ công.
Một cảnh bay khác cũng được thực hiện bằng kỹ xảo "5 xu".
Trước khi quay những cảnh bay nhảy trên không, Lục Tiểu Linh Đồng đều được nhân viên đoàn trang bị hết sức cẩn thận đai kiện, cáp treo... bên trong.
Video đang HOT
Những tập về sau đoàn phim có sự hỗ trợ thêm từ đạo cụ nhưng vẫn khá thô sơ khi thực hiện cảnh bay lượn trên không bằng cáp treo và cần cẩu như thế này.
Một cảnh quay phải huy động không ít nhân viên đoàn phim, từ tổ đạo cụ, phó đạo diễn, nhiếp ảnh, thư ký trường quay... hay ngay cả diễn viên cũng phải tham gia.
Một cảnh quay trong tập cuối, tập 25 - Ba sinh cực lạc thiên khi thầy trò bái yết Phật Tổ và về đất Đường và bị rùa thần hất xuống sông Thông Thiên Hà khiến cả 4 đều ướt nhẹp.
Một cảnh trong tập 8 - Trên đường 3 lần gặp nạn với phần thu phục Sa Tăng bên sông Thông Thiên Hà.
Sa Tăng (Diêm Hoài Lễ) và Bát Giới (Mã Đức Hoa) trổ tài "chọi bò" trong tập 19 - Ngộ nhập Tiểu Lôi Âm.
Mã Đức Hoa nằm dài trên cây vì thiếu chỗ ngồi khi đoàn phim đang họp.
Suất ăn của các thành viên đều như nhau và không có sự phân biệt giữa diễn viên với nhân viên đoàn.
Đạo diễn Dương Khiết chỉ đạo các diễn viên trong tập 3 phần 2 - Chân giả Mỹ Hầu Vương.
Các diễn viên và nhân viên đoàn nghỉ ngơi dưới gốc cây giữa thời tiết oi bức của mùa hè trên núi.
Nghệ sĩ Trì Trọng Thụy vai Đường Tăng vẫn để nguyên trang phục khi di chuyển đến địa điểm quay mới.
Bức ảnh được thực hiện trong thời gian đoàn quay phim tại Thái Lan cho những tập cuối của phim.
Bức ảnh được thực hiện trong tập quay thử - Trừ yêu nước Ô Kê năm 1982, sau đó tập phim được quay lại với một số thay đổi về diễn viên vào năm 1985.
Đạo diễn Dương Khiết chụp hình cùng thầy trò Đường Tăng và cố nghệ sĩ Thiết Ngưu trong vai Di Lặc từ tập 19 - Ngộ nhập Tiểu Lôi Âm.
Đạo diễn Dương Khiết cùng tổ quay phim thực hiện cho đại cảnh giảng kinh của Đường Tăng (Từ Thiếu Hoa) trong tập 4 Giam cầm Ngũ Hành Sơn và nhận được sự đón tiếp cũng như ủng hộ hết sức nhiệt tình của các tăng ni tại ngôi chùa ở Giang Tây.
Dương Khiết vô cùng xúc động và hài lòng vì được sự giúp sức nhiệt tình của các tăng ni nơi đây.
Dương Khiết chụp ảnh cùng Bạch Long Mã (Vương Bá Chiêu) và Vạn Thánh công chúa (Trương Thanh) trong tập 18 - Tảo tháp biện kỳ oan.
Tây Du Ký thực hiện theo cách vừa quay vừa chiếu, vì vậy người hâm mộ có thể trực tiếp đến trường quay gặp gỡ diễn viên và trò chuyện thân mật chứ chưa hề có khái niệm ngôi sao như hiện tại.
Đạo diễn Dương Khiết (trái) chụp ảnh lưu niệm cùng cố nghệ sĩ Vương Phu Đường vai Ngưu Ma Vương.
Ảnh hậu trường Sa Tăng (cố nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ) cùng Quan Âm Bồ Tát (Tả Đại Phân) chụp chung với nhân viên đoàn phim. Bức ảnh được thực hiện khi đoàn quay tập 14 - Đại chiến Hồng Hài Nhi.
Phật Tổ Như Lai (Châu Long Quảng) chưa kịp tẩy trang và mặc nguyên trang phục quân y chụp ảnh cùng du khách nước ngoài.
Cố nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ trong tạo hình ông lão chăn vịt trong tập 23 - Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu.
Đạo diễn Dương Khiết (phải) trao đổi kịch bản cùng Sa Tăng (Diêm Hoài Lễ - trái) và Đông Hải Long Vương (Lý Kinh Tây) trên phim trường tập 14 - Đại chiến Hồng Hài Nhi.
Trư Bát Giới (Mã Đức Hoa) tranh thủ nghỉ ngơi trên chiếc ghế gập khi chưa đến lượt ghi hình
Bức ảnh được thực hiện trong tập quay thử - Trừ yêu nước Ô Kê năm 1982, sau đó tập phim được quay lại với một số thay đổi về diễn viên vào năm 1985.
Đạo diễn Dương Khiết chụp hình cùng thầy trò Đường Tăng và cố nghệ sĩ Thiết Ngưu trong vai Di Lặc từ tập 19 - Ngộ nhập Tiểu Lôi Âm.
Đạo diễn Dương Khiết cùng tổ quay phim thực hiện cho đại cảnh giảng kinh của Đường Tăng (Từ Thiếu Hoa) trong tập 4 Giam cầm Ngũ Hành Sơn và nhận được sự đón tiếp cũng như ủng hộ hết sức nhiệt tình của các tăng ni tại ngôi chùa ở Giang Tây.
Dương Khiết vô cùng xúc động và hài lòng vì được sự giúp sức nhiệt tình của các tăng ni nơi đây.
Dương Khiết chụp ảnh cùng Bạch Long Mã (Vương Bá Chiêu) và Vạn Thánh công chúa (Trương Thanh) trong tập 18 - Tảo tháp biện kỳ oan.
Tây Du Ký thực hiện theo cách vừa quay vừa chiếu, vì vậy người hâm mộ có thể trực tiếp đến trường quay gặp gỡ diễn viên và trò chuyện thân mật chứ chưa hề có khái niệm ngôi sao như hiện tại.
Đạo diễn Dương Khiết (trái) chụp ảnh lưu niệm cùng cố nghệ sĩ Vương Phu Đường vai Ngưu Ma Vương.
Ảnh hậu trường Sa Tăng (cố nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ) cùng Quan Âm Bồ Tát (Tả Đại Phân) chụp chung với nhân viên đoàn phim. Bức ảnh được thực hiện khi đoàn quay tập 14 - Đại chiến Hồng Hài Nhi.
Phật Tổ Như Lai (Châu Long Quảng) chưa kịp tẩy trang và mặc nguyên trang phục quân y chụp ảnh cùng du khách nước ngoài.
Cố nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ trong tạo hình ông lão chăn vịt trong tập 23 - Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu.
Đạo diễn Dương Khiết (phải) trao đổi kịch bản cùng Sa Tăng (Diêm Hoài Lễ - trái) và Đông Hải Long Vương (Lý Kinh Tây) trên phim trường tập 14 - Đại chiến Hồng Hài Nhi.
Trư Bát Giới (Mã Đức Hoa) tranh thủ nghỉ ngơi trên chiếc ghế gập khi chưa đến lượt ghi hình
Theo VNE
Cảnh éo le khó nói của ê-kíp 'Tây du ký 1986' Là bản phim kinh điển nhưng thời điểm khởi quay, đoàn phim không nhận được sự đầu tư lớn từ nhà sản xuất. Quá trình quay gặp nhiều khó khăn với những câu chuyện thật như đùa. Tây du ký bản 1986 được đánh giá thành công và có sức ảnh hưởng lớn nhất sau 30 năm lên sóng. Hiện phim được phát...