Tiết lộ lỗ hổng phòng không khiến Anh có thể bị tên lửa tấ.n côn.g từ bất cứ đâu trên thế giới
Những “ lỗ hổng” trong hệ thống phòng không của Anh đang gây lo ngại ở London và trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Hệ thống tên lửa phòng không Sevvom-e Khordad được giới thiệu trong cuộc duyệt binh thường niên của các lực lượng vũ trang Iran ở Tehran, ngày 22/9/2022. Ảnh: IRNA/TTXVN
Các nguồn tin quốc phòng cấp cao nói với báo The Times số ra hôm 4/1 rằng trong 15 năm tới, các loại tên lửa đạn đạo “sẽ có khả năng tấ.n côn.g Anh từ bất kỳ nơi nào trên thế giới”.
Theo các nguồn tin quốc phòng, những “lỗ hổng” trong hệ thống phòng không của Anh đang gây lo ngại ở London cũng như trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bởi vì chúng sẽ khiến Anh có khả năng dễ bị tổn thương trước các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa đạn đạo.
Một hội đồng độc lập được chính phủ Anh ủy nhiệm đã thực hiện đán.h giá chiến lược quốc phòng và họ được cho là “vô cùng lo ngại” về tình trạng lá chắn tên lửa của đất nước. Điều này có thể thúc đẩy Anh sẽ phải tập trung vào việc tăng cường đầu tư cho hệ thống phòng không.
Cùng với việc đăng tải thông tin nêu trên, báo The Time lưu ý rằng gần đây, một số thành viên trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – khối quân sự do Mỹ dẫn đầu – cũng bày tỏ “sự thất vọng” vì Anh không đóng góp đủ vào các lá chắn phòng thủ nhằm bảo vệ châu Âu khỏi các cuộc tấ.n côn.g tầm xa.
Theo dự đoán, NATO sẽ yêu cầu Thủ tướng Anh Keir Starmer trong năm nay tăng đáng kể chi tiêu cho hệ thống phòng không đặt căn cứ đặt trên mặt đất (SBAD) để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của Anh, bao gồm các nhà máy điện hạt nhân và căn cứ quân sự.
Yêu cầu này được nêu ra trong tài liệu của khối NATO mang tên “The Capability Target 2025″, mà báo The Times đã tiếp cận được.
Video đang HOT
Tờ báo dẫn lời các quan chức quốc phòng và chuyên gia quân sự giấu tên nhấn mạnh “nguy cơ ngày càng tăng đối với Anh và các tài sản quân sự của nước này ở nước ngoài, khi Trung Quốc, Liên bang Nga và Iran đang nhanh chóng phát triển các tên lửa đạn đạo có thể vượt qua các lục địa với tốc độ gấp nhiều lần tốc độ âm thanh”.
Các nguồn tin quân sự cấp cao nói với báo The Times rằng Anh “đang gặp nguy hiểm ngay bây giờ” và trong 15 năm tới, một tên lửa đạn đạo “sẽ có khả năng tấ.n côn.g Anh từ bất kỳ nơi nào trên thế giới”.
Họ c ảnh báo rằng các nhóm vũ trang ở các quốc gia Trung Đông như Libya có thể nhắm vào London nếu họ có được tên lửa tầm xa.
Theo các nguồn tin, tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh, tham gia vào chiến dịch do Mỹ dẫn đầu chống lại lực lượng Houthi ở Yemen, cũng có nguy cơ bị tấ.n côn.g bởi các tên lửa đạn đạo tiên tiến mà lực lượng này được các đồng minh cung cấp.
Họ cũng khẳng định rằng các căn cứ quân sự của Anh ở nước ngoài, bao gồm các căn cứ ở Cyprus, đang phải đối mặt với “nguy cơ ngày càng tăng” từ các nhóm phi nhà nước và khủn.g b.ố.
Năm ngoái, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng nếu các cuộc tấ.n côn.g sâu trong lãnh thổ nước này bằng tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh cung cấp cho Ukraine tiếp tục thì Moskva (Moscow) có quyền “sử dụng vũ khí của chúng tôi để tấ.n côn.g các cơ sở quân sự của những quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ chống lại cơ sở của chúng tôi”.
Nhà lãnh đạo Liên bang Nga cũng nói rằng Moskva có thể đưa ra một phản ứng bất đối xứng đối với các hành động như vậy bằng cách trang bị vũ khí tiên tiến cho các nhóm hoặc quốc gia thù địch với phương Tây.
Những cảnh báo này là hết sức đáng chú ý trong bối cảnh Liên bang Nga năm 2024 đã có hai bước đi quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.
Thứ nhất là vào tháng 11, Tổng thống Putin đã phê chuẩn học thuyết hạt nhân được cập nhật, trong đó nêu chi tiết các kịch bản có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, chẳng hạn như các cuộc tấ.n côn.g bằng vũ khí thông thường nhằm vào Liên bang Nga hoặc Belarus gây ra “mối đ.e dọ.a nghiêm trọng” đối với chủ quyền hoặc toàn vẹn lãnh thổ của họ.
Thứ hai là Tổng thống Putin xác nhận rằng vào ngày 21/11, Liên bang Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân Oreshnik trong điều kiện chiến đấu. Cuộc tấ.n côn.g này là phản ứng trước việc Kiev sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh cung cấp để tấ.n côn.g các cơ sở ở vùng Kursk và Bryansk của Liên bang Nga.
Moskva cáo buộc Mỹ, Anh lên kế hoạch tấ.n côn.g căn cứ của Nga ở Syria
Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) cáo buộc Mỹ và Anh đang lên kế hoạch tấ.n côn.g khủng bố vào các căn cứ của Nga tại Syria, nhằm làm gián đoạn tiến trình ổn định của quốc gia này.
Washington và London chưa có phản hồi chính thức trước cáo buộc này.
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-34 tại căn cứ quân sự Khmeimim, Đông Nam thành phố Latakia, Syria. Ảnh: Sputnik
Trong thông báo ngày 28/12, SVR cho biết kể từ khi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad bị lật đổ vào đầu tháng này, Washington và London đã đặt mục tiêu "duy trì tình trạng bất ổn tại Trung Đông" để duy trì sự thống trị lâu dài đối với khu vực này.
Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự của Nga trên bờ biển Địa Trung Hải của Syria, vốn đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định của khu vực, đã cản trở các kế hoạch của họ.
"Để loại bỏ 'rào cản' này, các cơ quan tình báo Anh đang lập kế hoạch tổ chức một loạt các cuộc tấ.n côn.g khủng bố vào các cơ sở quân sự của Nga tại Syria", SVR cho hay.
Cơ quan tình báo Nga cho biết thêm vai trò thực hiện các cuộc tấ.n côn.g này sẽ được giao cho các tay sún.g của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, những người đã được thả khỏi nhà tù sau khi xảy ra biến động chính trị ở Syria.
Theo thông tin SVR thu thập được, đại diện của Cơ quan tình báo Anh (MI6) và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ(CIA) gần đây đã giao nhiệm vụ cho các chỉ huy IS tại Syria thực hiện một loạt các cuộc tấ.n côn.g nhằm vào các căn cứ quân sự của Nga. Những kẻ khủn.g b.ố đã nhận được thiết bị bay không người lái tấ.n côn.g để thực hiện nhiệm vụ này.
SVR tuyên bố để che đậy sự tham gia của mình trong các cuộc tấ.n côn.g vào các căn cứ của Nga, bộ tư lệnh quân đội Mỹ và Anh đã chỉ thị cho lực lượng không quân của họ tiếp tục thực hiện các cuộc không kích vào các vị trí của IS ở Syria. Tuy nhiên, những kẻ khủn.g b.ố đã được cảnh báo trước về các cuộc không kích đó để tránh tổn thất.
"London và Washington hy vọng rằng những hành động khiêu khích này sẽ thúc đẩy Nga sơ tán quân đội khỏi Syria. Đồng thời, chính quyền Syria mới sẽ bị cáo buộc là không thể kiểm soát được những kẻ cực đoan", tuyên bố viết.
Nga là đồng minh lâu năm của Chính phủ Tổng thống Assad. Nước này đã giúp Syria chống khủn.g b.ố kể từ năm 2015. Năm 2017, Moskva và Damascus đã ký một thỏa thuận cho quân đội Nga thuê căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân Khmeimim ở phía đông nước này trong vòng 49 năm.
Trong cuộc họp báo cuối năm vào tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết "hầu hết" các lực lượng đang kiểm soát tình hình ở Syria "đều thể hiện mong muốn duy trì các căn cứ quân sự của chúng tôi".
Ông Putin cho hay các căn cứ Tartus và Khmeimim của Nga đang được sử dụng để cung cấp viện trợ nhân đạo rất quan trọng cho người dân Syria. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh vấn đề duy trì sự hiện diện của quân đội Nga tại Syria đòi hỏi "cần được cân nhắc kỹ lưỡng".
"Chúng ta phải suy nghĩ về cách thức mối quan hệ của chúng ta sẽ phát triển với các lực lượng chính trị đang nắm quyền kiểm soát, và những lực lượng sẽ cai trị đất nước này trong tương lai" ông nói.
Tình báo Mỹ hạ thấp khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân Quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ tấ.n côn.g sâu hơn vào nội địa Nga không làm tăng nguy cơ tấ.n côn.g hạt nhân, bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ từ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 28/11, hãng...