Tiết lộ kho tên lửa siêu “khủng” của Đài Loan nhằm đối phó TQ
Đài Loan có kho tên lửa ước tính có thể là nhiều nhất thế giới xét về số lượng tên lửa trên đơn vị diện tích, theo SCMP.
Đài Loan sở hữu hơn 6.000 tên lửa, truyền thông hòn đảo tiết lộ (ảnh: SCMP)
Mặc dù cơ quan phòng vệ Đài Loan chưa từng công bố chính xác số lượng tên lửa mà hòn đảo sở hữu nhưng theo tiết lộ mới đây từ tờ China Times, Đài Loan có hơn 6.000 tên lửa.
Những tên lửa này được sản xuất ở Mỹ hoặc Đài Loan. Chúng có thể phóng từ mặt đất, trên không và trên biển, đánh chặn bất kỳ cuộc tấn công nào từ Trung Quốc đại lục, theo China Times.
Theo các chuyên gia quân sự, tên lửa là vũ khí chiến lược quan trọng hàng đầu giúp Đài Loan đối phó với một cuộc đổ bộ lên đảo từ quân đội Trung Quốc – lực lượng được đánh giá là mạnh hơn.
Các tên lửa được sản xuất ở Mỹ mà Đài Loan sở hữu bao gồm:
- Hệ thống tên lửa Patriot: Đây là hệ thống phòng không tiên tiến tầm xa, có thể hoạt động với mọi điều kiện thời tiết nhằm chống lại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và chiến đấu cơ.
Video đang HOT
Patriot xuất hiện ở Mỹ và nhiều nước đồng minh như Đức, Hy Lạp, Israel, Nhật Bản, Hà Lan, Ả Rập Saudi, Hàn Quốc, Ba Lan, Thụy Điển, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Tây Ban Nha…
Mới đây, Mỹ cũng thông qua hợp đồng trị giá 620 triệu USD giúp Đài Loan nâng cấp hơn 440 tên lửa của hệ thống Patriot.
- Hệ thống tên lửa phòng không Avenger: Đây là hệ thống tên lửa đất đối không cung cấp khả năng bảo vệ phòng không tầm ngắn. Hệ thống này có thể chống lại tên lửa hành trình, máy bay không người lái, trực thăng.
- Harpoon: Loại tên lửa được mệnh danh là “sát thủ diệt hạm” của Mỹ, chuyên tấn công chiến hạm trên biển.
- Stinger và AIM-9 Sidewinder: Đều là hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn.
Tên lửa Hsiung Feng IIE do Đài Loan sản xuất (ảnh: SCMP)
Ngoài ra, không thể không kể đến một số loại tên lửa được sản xuất ở Đài Loan, bao gồm:
- H Simulator Feng I II III: Hệ thống tên lửa chống hạm được thiết kế bởi Viện Khoa học và Công nghệ Chung Shan Đài Loan.
- Hsiung Feng IIE: Hệ thống tên lửa hành trình có tầm bắn vươn tới hơn 1.000 km.
- Wan Chien: Tầm bắn vươn xa hơn 200 km, đưa một số cảng biển Trung Quốc và tầm ngắm.
- Yun Feng: Loại tên lửa tấn công siêu thanh, được cho là vũ khí mạnh nhất của Đài Loan. Với tầm bắn ít nhất 1.500 km, tên lửa này đưa Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và cả đập Tam Hiệp vào tầm ngắm.
Ngoài ra, Đài Loan cũng phát triển một số loại tên lửa khác như Tien Kung I II III, Tien Chien…
Có thể nói, sức mạnh tên lửa của Đài Loan là rất đáng gờm, theo SCMP
Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan
Tàu khu trục Mỹ USS Russell đi qua eo biển Đài Loan trong bối cảnh Bắc Kinh gần đây cảnh báo Đài Bắc không theo đuổi chủ nghĩa ly khai.
"Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Russell đi qua eo biển Đài Loan. Chiến hạm này được biên chế cho Hạm đội 7 nhằm hỗ trợ an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ hôm qua ra thông cáo cho hay.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết chiến hạm Mỹ hôm qua đi qua eo biển theo hướng bắc - nam. "Đây là một nhiệm vụ thông thường", cơ quan này ra thông cáo cho biết.
USS Russell di chuyển qua eo biển Đài Loan hôm 4/6. Ảnh: US Navy.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết và khẳng định việc nước khác đi qua eo biển là vi phạm chủ quyền, trong khi Mỹ và nhiều quốc gia xem đây là vùng biển quốc tế.
Trung Quốc gần đây gia tăng áp lực với Đài Loan, đe dọa Đài Bắc sẽ phải "trả giá" nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai. Quân đội Trung Quốc liên tiếp tiến hành các cuộc diễn tập quy mô lớn xung quanh đảo Đài Loan với sự tham gia của những khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Trong khi đó, Mỹ nhiều lần điều tàu chiến đi qua eo biển, đồng thời duyệt bán cho Đài Loan 18 ngư lôi hạng nặng Mark 48 Mod 6 và các thiết bị liên quan với giá 180 triệu USD.
Giới chức Đài Loan ngày càng lo ngại rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hoạt động quân sự nhằm "xóa nhòa ranh giới" với hòn đảo sau khi kiểm soát được Covid-19. Các hoạt động áp sát của không quân Trung Quốc sẽ dưới ngưỡng châm ngòi chiến tranh, nhưng sẽ giúp Bắc Kinh gia tăng kiểm soát ở khu vực về mặt quân sự, tương tự những gì nước này đã làm ở Biển Đông.
Vị trí eo biển Đài Loan. Đồ họa: FT.
Đài Loan đặt cược vào tên lửa răn đe Trung Quốc Đài Loan có thể nâng cấp và mua sắm nhiều tên lửa hiện đại với hy vọng cầm chân được quân đội Trung Quốc nếu xung đột nổ ra. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm 20/5 nhậm chức nhiệm kỳ hai, tuyên bố muốn đối thoại với Bắc Kinh nhưng không theo nguyên tắc 'Một Trung Quốc". Tuy nhiên, bà cũng...