Tiết lộ khả năng liên minh Nga -Trung chống phương Tây

Theo dõi VGT trên

Đại sứ Đức tại Trung Quốc cho hay, dù có một số quan điểm chung, song Nga-Trung không có khả năng hình thành liên minh để đối chọi phương Tây.

Trao đổi với tờ Bưu Điện Hoa Nam, Đại sứ Đức tại Trung Quốc Michael Clauss cho biết, sẽ là điều cường điệu khi nói rằng, Nga-Trung hình thành một khối thống nhất bởi vì “nhiều quan điểm khác nhau về các vấn đề” giữa họ vẫn còn tồn tại, bao gồm cả khủng hoảng Ukraine.

Tiết lộ khả năng liên minh Nga -Trung chống phương Tây - Hình 1

Tổng thống Nga Putin (đứng bên trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình trong buổi lễ ký kết các thỏa thuận của hai nước tại Thượng Hải ngày 21/5/2014.

Ở hội nghị Hội nghị cấp cao lần thứ tư về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) tại Thượng Hải hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố phản đối việc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương. Nhiều chuyên gia nhận định, đó là động thái nhắm vào Mỹ.

Cần phải nói, Bắc Kinh xem sự hỗ trợ an ninh của Washington đối với Nhật Bản và Philippines, hai quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc lần lượt ở Hoa Đông và Biển Đông, là một động thái ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của họ. Để củng cố quan hệ giữa họ, Nga và Trung Quốc gần đây tổ chức cuộc tập trận hải quân ở vùng Hoa Đông.

Tuy nhiên, Đại sứ Clauss chỉ ra rằng, Trung Quốc đã không luôn luôn đứng vê phía Nga. Trong khi không đưa ra các chỉ trích Moscow trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Bắc Kinh đã bỏ phiếu trắng (thay vì phủ quyết) trong phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc ra nghị quyết vụ sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga.

“Trung Quốc đã không ủng hộ các hành động của Nga ở Ukraine. Điều này trở nên rõ ràng ở phiên họp trên”, ông nói.

Cùng với đó, nhà ngoại giao Đức cũng đánh giá thấp về triển vọng của thỏa thuận mua bán khí đốt lịch sử giữa Nga và Trung Quốc, một động thái gắn kết quan hệ hai nước theo nhận định của các nhà quan sát.

Bản thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD nêu rõ, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm thông qua tuyến đường ống “Sức mạnh Siberia”. Hai nước đã mất tới hơn 10 năm thương thảo vì chưa thống nhất về mức giá bán khí đốt. Tuy nhiên, cuộc đàm phán này đã đi tới hồi kết vào hồi tháng 5 khi ông Putin đến thăm Thượng Hải.

“Ấn tượng của tôi đó là rất nhiều người ở Nga hi vọng, Trung Quốc sẽ sốt sắng với các cuộc đàm phán khí đốt đó. Cuối cùng, Nga lại là nước đưa ra nhiều nhượng bộ để đạt thỏa thuận về giá cả”, Đại sứ Clauss nói.

Theo Kiến Thức

Cuộc chiến lớn có thể nổ ra do Nga, Trung quá tự tin?

Các chiến lược gia quân sự phương Tây đang nghiên cứu khả năng xảy ra và biện pháp ngăn chặn cuộc chiến giữa các cường quốc thế giới.

Mặc dù phương Tây vẫn chưa quên trải nghiệm về cuộc đối đầu Chiến tranh lạnh với Moscow, các quan chức phương Tây cho rằng việc Nga sát nhập bán đảo Crimea đã khiến các quốc gia NATO đưa ra các giả thuyết chiến lược và nghiên cứu về nguy cơ diễn ra các cuộc chiển tranh truyền thống và hạt nhân.

Video đang HOT

Các điểm nóng có nguy cơ xung đột

Vào cuối tháng 3, hầu hết các quốc gia NATO - trừ các thành viên phía đông như các quốc gia Baltic từ lâu lo ngại về Moscow - vẫn cho rằng châu Âu không gặp mối đe dọa lớn nào.

Mặc dù rất ít nhà phân tích cho rằng Nga sẽ tấn công thành viên của NATO, tuy nhiên các quan chức phương Tây cho rằng để phòng ngừa, họ cần nghiên cứu và lên kế hoạch cho tình huống đó.

Mối đe dọa đối với các đồng minh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương từ một Trung Quốc lớn mạnh hơn cũng khiến các nhà hoạch định quân sự suy nghĩ về cách kiềm chế các rủi ro nhằm đảo bảomột cuộc xung đột cấp khu vực không lan tràn ra qui mô toàn cầu.

Cuộc chiến lớn có thể nổ ra do Nga, Trung quá tự tin? - Hình 1

Mỹ gửi quân đến tập trận ở Ba Lan do căng thẳng ở Ukraine tăng cao.

Trong một bài phát biểu về chính sách ngoại giao tại học viện quân sự West Point, New York ngày 28/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ yếu nói về mục tiêu chống khủng bố và tình hình Afghanistan sau khi quân Mỹ rút lui. Tuy nhiên, ông Obama nhấn mạnh rằng mặc dù rủi ro từ các quốc gia khác đang không nghiêm trọng như khi thời kỳ trước khi bức tường Berlin sụp đổ (Chiến tranh lạnh) nhưng chúng vẫn tồn tại.

"Sự hiếu chiến trong khu vực diễn ra mà không có bị kiềm chế, bất kể ở nam Ukraine hay trên Biển Đông hay ở bất kỳ đâu trên thế giới sẽ tác động tới các đồng minh của Mỹ và có thể quân đội Mỹ bị lôi kéo tham gia", ông nói với các học viên tốt nghiệp của học viện này.

Căng thẳng với Moscow và Bắc Kinh đã gia tăng nhanh hơn bất kỳ ai ở Washington có thể tưởng tượng.

Tại Đối thoại Shangri-La 13, Washington và Bắc Kinh cho thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa hai bên về các vấn đề từ tranh chấp hàng hải cho tới an ninh mạng.

Trong những tuần vừa qua, chính quyền Obama đã trấn an các đồng minh và đưa ra tín hiệu cho các đối thủ của nước này về các "ranh giới đỏ" đối với Washington.

Washington có thể không can thiệp quân sự vào Ukraine, tuy nhiên nếu quốc gia nào tấn công thành viên NATO hay đồng minh của Mỹ ở châu Á như Nhật Bản, Philippines hay Australia, quân đội Mỹ có thể sẽ phải can thiệp, Những nghĩa vụ mà Mỹ phải tuân thủ theo hiệp ước không phải là điều mới mẻ, tuy nhiên các quan chức nước này nói rằng điều quan trọng là phải làm rõ rằng các nghĩa vụ được Mỹ rất coi trọng.

Các quan chức này cho biết họ hi vọng hiệp ước sẽ giúp làm giảm nguy cơ xảy ra 1 cuộc chiến tranh ngoài ý muốn khi một quốc gia có các hành động sai trái và cho rằng các cường quốc khác sẽ không đáp trả.

"Giới lãnh đạo Nga và Trung Quốc không muốn chiến tranh và Mỹ lại càng không muốn", cựu Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks nhận xét.

"Mối lo ngại thực sự là sự tính toán sai lầm", ông cho biết.

Một cuộc chiến lớn

100 năm sau khi Chiến tranh thế giới I bắt đầu, các cuốn sách về giai đoạn lịch sử này đang ngày càng trở nên phổ biến ở Washington, Nhà Trắng và trụ sở NATO và nguyên nhân không phải là niềm yêu thích đối về lịch sử.

Vào tháng 6/1914, việc Thái tử Áo Archduke Franz Ferdinand bị một người Serbia có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ám sát đã khơi mào Chiến tranh thế giới I chỉ trong vòng 1 tháng.

Cuộc chiến lớn có thể nổ ra do Nga, Trung quá tự tin? - Hình 2

100 năm sau Thế chiến I, Mỹ và đồng minh đang rút kinh nghiệm từ cuộc chiến này để tránh xảy ra các cuộc chiến khác cùng tầm cỡ.

Các chuyên gia cho rằng hiện nay, xung đột có thể bắt nguồn từ các điểm nóng như Biển Đông, từ mâu thuẫn sắc tộc tại các quốc gia thuộc Liên Xô cũ ở sát Nga hay từ một vụ tấn công mạng.

Ngay cả khi Washington trấn an các đồng minh, Moscow và Bắc Kinh vẫn dùng sức mạnh để "bắt nạt" các quốc gia không phải đồng minh hiệp ước với Mỹ như Ukraine và Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng rủi ro bắt nguồn từ việc hai quốc gia trên có thể sẽ trở nên quá tự tin và tính toán sai lầm.

"Chắc chắn sẽ là nói quá nếu chúng ta cho rằng tình hình hiện nay giống năm 1914. Tuy nhiên, giai đoạn lịch sử đó là bằng chứng cho thấy chiến tranh có thể bắt đầu từ những tình huống vô tình và ngay cả sự lệ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước cũng chưa chắc đã ngăn cản chiến tranh xảy ra", giáo sư Nikolas Gvosdev của Đại học Hải quân Mỹ nhận xét.

Cũng như vào năm 1914, không ai thực sự biết một cuộc chiến tranh hiện đại qui mô lớn sẽ như thế nào. Mặc dù giới hoạch định chiến lược quân sự giả định rằng nếu chiến tranh xảy ra, đó sẽ là một cuộc chiến thông thường; tuy vậy, các cường quốc hạt nhân vẫn giữ kịch bản cho một cuộc chiến tranh hạt nhân, vẫn có danh sách các mục tiêu sao cho cả hai bên đều bị phá hủy bởi vũ khí hạt nhân.

Một số chuyên gia cho rằng các cuộc chiến tranh mạng cũng có thể có mức độ phá hủy không thua kém và có thể gây ra những hậu quả lớn đối với thương mại toàn cầu do các quốc gia có mối liên hệ kinh tế chặt chẽ nhất từ trước tới nay.

Như vậy, một cuộc chiến lớn có thể hoàn toàn nổ ra do một tính toán sai lầm. Để phòng ngừa các tính toán sai lầm có thể làm leo thang căng thẳng, việc duy trì các kênh thông tin giữa các cường quốc là điều cần thiết. Trong khi đó, một số hệ thống giúp phòng ngừa xung đột có vẻ đang bắt đầu suy yếu.

Sự liên kết yếu ớt giữa các cường quốc

Các quan chức Mỹ đã bắt đầu một chiến dịch xây dựng các kênh thông tin chính thức và không chính thức với Bắc Kinh, lập đường dây nóng và xây dựng các quy trình hành động với Nga.

Trong thời gian qua, Moscow và Washington đã sử dụng các hệ thống đó để thông báo cho nhau về các vụ thử tên lửa hay các chuyến bay do thám của nước này vào lãnh thổ của nước kia.

Tuy nhiên, trong năm 2014, các kênh thông tin liên lạc giữa phương Tây và Nga đã suy yếu sau khi các quốc gia NATO hủy các cuộc hội đàm và trao đổi quân sự với Moscow để phản đối việc Nga sát nhập bán đảo Crimea.

Cuộc chiến lớn có thể nổ ra do Nga, Trung quá tự tin? - Hình 3

Tàu chiến USS Cowpens của Mỹ từng suýt va chạm với tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông.

Các kênh kết nối của Mỹ với Trung Quốc cũng suy giảm, đặc biệt sau khi Washington truy tố 5 quan chức Trung Quốc vì đánh cắp bí mật thương mại, một tội danh Bắc Kinh phủ nhận.

Hồi tháng 1/2014, tàu chiến Mỹ và Trung Quốc suýt đâm phải nhau, Nga tập trận giả định tấn công một tàu khu trục Mỹ trên Biển Đen hồi tháng 4 và các cuộc đối đầu giữa máy bay ném bom tầm xa và các loại máy bay quân sự khác. Các chuyên gia cho rằng những vụ việc trên cho thấy nguy cơ xung đột.

Cuối tháng 5, Nhật Bản và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau có các hành động "nguy hiểm" hay "đi quá giới hạn" sau khi máy bay chiến đấu của hai nước cách nhau chỉ vài chục mét.

Thách thức đối với phương Tây là cả Nga và Trung Quốc đều biết rằng Washington muốn tránh để nhiều cuộc xung đột xảy ra cùng một lúc.

Các lực lượng Mỹ trải rộng ở khắp nơi trên thế giới trong khi Moscow và Bắc Kinh dù với năng lực quân sự tổng thể yếu hơn nhưng lại chỉ tập trung sức mạnh vào khu vực xung quanh biên giới.

Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Luân Đôn, kể từ năm 2008, Nga và Trung Quốc đã tăng chi tiêu quân sự lên 30 - 40%.

Chiến lược "Trục châu Á" của Mỹ với nội dung dịch chuyển phần lớn các lực lượng Hải quân Mỹ tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương được thực hiện với mục đích giúp Mỹ đối đầu khủng hoảng dễ dàng hơn.

Ngược lại, ở châu Âu, NATO không tỏ ra quan tâm tới một cuộc chiến tranh toàn cầu mà chỉ tập trung vào chiến lược "hậu Crimea". Theo chiến lược này, một lượng nhỏ binh sĩ và máy bay chiến đấu Mỹ được điều động tới các quốc gia NATO phía đông do lo ngại các quốc gia này sẽ là mục tiêu tiếp theo của Moscow.

Trước khi biến cố Ukraine diễn ra, các quốc gia châu Âu vẫn coi mục tiêu quân sự hàng đầu của các nước này là tiến hành các hoạt động can thiệp, gìn giữ hòa bình và chống bạo loạn ở Trung Đông và châu Phi. Tuy nhiên có vẻ biến cố Ukraine đã khiến châu Âu thay đổi quan điểm.

Mới đây, một quan chức châu Âu cấp cao thừa nhận rằng: "Chúng ta như đang ở trên một vùng đất bí ẩn. Điều đó có nghĩa phải khôi phục lại các kĩ năng chiến đấu tầm cao và tư duy đúng đắn để phòng ngừa cả chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân".

Theo Kiến Thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
Bitcoin gần chạm 92.000 USD
13:32:59 14/11/2024

Tin đang nóng

Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc
06:41:29 15/11/2024
Khám phá cách làm kim chi cải thìa lạ miệng, đưa cơm
05:55:41 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024
9 cách cà phê ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn
05:23:17 15/11/2024
Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump
06:04:51 15/11/2024

Tin mới nhất

Nga sắp tấn công lớn vào mặt trận mới, buộc Ukraine lộ điểm yếu chí mạng?

07:13:03 15/11/2024
Giới phân tích Ukraine cho rằng Nga có thể coi việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng là một bước ngoặt và sẽ leo thang tấn công ở Zaporizhia để gây áp lực.

Mỹ dọa "đáp trả cứng rắn" lính Triều Tiên tham chiến cùng Nga

06:57:36 15/11/2024
Đầu tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cảnh báo lính Triều Tiên sẽ trở thành mục tiêu quân sự nếu tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine.

Hàn Quốc có thể tăng viện trợ cho Ukraine

06:37:07 15/11/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 14/11 tuyên bố đang cân nhắc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine để ứng phó việc Triều Tiên củng cố quan hệ quân sự với Nga.

Nga khoe "bóng ma bầu trời" Su-57 tung hoành tại chiến trường Ukraine

06:19:52 15/11/2024
Vào ngày 12/9, trang Defence Blog dẫn lời một quan chức Không quân Ukraine giấu tên cho biết, Su-57 có thể được Nga sử dụng nhiều trong những tháng gần đây, để tiến hành hơn 40 cuộc không kích , nhằm vào các mục tiêu bên trong Ukraine.

Điều kiện tiên quyết của Ukraine để hòa đàm với Nga

06:17:55 15/11/2024
Ưu tiên hàng đầu của Ukraine để đàm phán Nga được cho là đã có sự thay đổi sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.

Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo

06:14:22 15/11/2024
Cú đặt cược thành công của Elon Musk vào Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh sa sút của mạng xã hội X, nhiều thương hiệu quay trở lại X để tìm kiếm sự ủng hộ từ chính quyền mới.

Liệu Ukraine có thể phát triển vũ khí hạt nhân?

05:09:19 15/11/2024
Các chuyên gia cho biết Ukraine có khả năng sản xuất ít nhất một vũ khí hạt nhân thô sơ trong vòng vài năm, mặc dù điều này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể và nhiều thách thức.

Phá mạng lưới gian lận thuế VAT xuyên quốc gia ở châu Âu

05:07:27 15/11/2024
Khoảng 400 công ty và 200 nghi phạm dính lứu đến gian lận thuế trong hoạt động buôn bán sản phẩm công nghệ thông tin và thiết bị điện tử trên thị trường các nước nói trên, song hoạt động mạnh nhất là ở Italy.

Campuchia tưng bừng khai hội đua thuyền

05:05:15 15/11/2024
Trong đó, có màn trình diễn đèn nước độc đáo với 36 thuyền hoa đăng của Hoàng gia Campuchia, cơ quan bộ, ngành trung ương và các đơn vị, tổ chức đoàn thể.

Gây quỹ kỷ lục, tại sao chiến dịch tranh cử của bà Harris vẫn nợ 20 triệu USD?

05:02:34 15/11/2024
Ngay sau khi ông Biden rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống sau một cuộc tranh luận thất bại với ông Trump, đảng Dân chủ đã tập hợp xung quanh bà Harris và chiến dịch của bà.

Meta bị phạt hơn 800 triệu USD vì vi phạm quy định chống độc quyền của EU

05:01:11 15/11/2024
Mức phạt này là một trong những mức phạt lớn nhất mà EC đã áp đặt đối với các tập đoàn công nghệ quy mô lớn trong những năm gần đây, đồng thời nằm trong 10 mức phạt nặng nhất của EU liên quan đến các quy định chống độc quyền.

Tỷ lệ người Ukraine ủng hộ gia nhập EU và NATO suy giảm

04:58:34 15/11/2024
Về phân bố địa lý, ủng hộ gia nhập EU có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền. Khu vực phía Tây Ukraine ghi nhận tỷ lệ ủng hộ cao nhất, trong khi người dân ở phía Nam và phía Đông thể hiện mức độ ủng hộ thấp hơn.

Có thể bạn quan tâm

Black Myth: Wukong phiên bản "fan made" miễn phí 100% cập nhật nội dung mới, bổ sung thêm nhiều boss

Mọt game

08:18:25 15/11/2024
Black Myth: Wukong rõ ràng là một tựa game cực kỳ chất lượng, thế nhưng chắc chắn không phải 100% game thủ ưa thích nó đều có cơ hội trải nghiệm.

Bé trai nhập viện chỉ vì một vết loét tròn nhỏ

Sức khỏe

08:17:41 15/11/2024
Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có thể gây ra các biến chứng: viêm phổi, viêm não màng não, viêm cơ tim... hoặc suy đa phủ tạng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Kỳ Duyên công bố 2 chiếc đầm dạ hội mang tính quyết định ở Miss Universe, thiết kế ra sao mà fan tranh cãi?

Sao việt

08:11:58 15/11/2024
Tối 14/11, Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên chính thức hé lộ 2 bộ trang phục dạ hội cuối cùng cô mang đến đấu trường Miss Universe 2024.

Chiêm ngưỡng biệt điện Bảo Đại ở hồ Lắk

Du lịch

08:04:30 15/11/2024
Trong thời gian tại vị, vua Bảo Đại đã xây dựng nhiều biệt điện trên mảnh đất Tây nguyên để nghỉ ngơi, săn bắn. Trong đó, biệt điện nằm trên ngọn đồi cao hướng về hồ Lắk (thị trấn Liên Sơn, H.Lắk, Đắk Lắk) có vẻ đẹp lạ mắt.

Đây là cách kết hợp để nấu ức gà ngon nhất: Nước dùng vị chua ngọt thơm ngon, thịt mềm đậm đà, ai cũng thích

Ẩm thực

07:45:25 15/11/2024
Món ăn này kết hợp hoàn hảo giữa vị chua thanh của cà chua và độ mềm mịn của thịt ức gà, tạo nên một bữa ăn hấp dẫn cho cả gia đình.

Mỗi ngày chồng đi về đưa cho vợ cả cọc tiền, tôi ném xuống đất không nhận chỉ vì một điều này

Góc tâm tình

07:37:55 15/11/2024
Tôi đã không còn cảm thấy vui mừng khi chồng mang về số tiền lớn. Tôi năm nay 35 tuổi, kết hôn được 8 năm. Trước khi cưới, tôi và anh ấy đã có khoảng thời gian yêu nhau 2 năm thật đẹp.

Cái giá của những kẻ "rút ruột" công ty

Pháp luật

07:35:05 15/11/2024
Các bị can trong vụ án bị truy tố về tội Tham ô tài sản . Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 7/11 và dự kiến nghị án sẽ kéo dài trong nhiều ngày.

Dàn người mẫu quái vật Labubu gây sốt trên sàn diễn thời trang

Thời trang

06:46:10 15/11/2024
Khán giả bất ngờ khi thấy sự xuất hiện của Labubu. Món đồ chơi nghệ thuật hình quái vật thỏ đã được diễn giải bằng sự tài hoa và khéo léo của thời trang.