Tiết lộ hậu trường đàm phán CPTPP và yếu tố “ngôi sao” Chile
Nhiều người tưởng rằng lễ ký kết CPTPP sẽ diễn ra ở Nhật Bản – “đầu tàu” của tiến trình đám phán TPP-11 sau khi Mỹ rút lui. Thế nhưng vinh dự này lại dành cho Chile.
Nhật là nước đứng ra gồng gánh để Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có một hình hài mới sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định này năm ngoái.
Nếu lễ ký kết hiệp định mới mang tên CPTPP diễn ra ở Tokyo cũng không có gì bất ngờ, tuy nhiên sự kiện quan trọng này đã diễn ra ở Chile.
Các thành viên TPP-11 chụp hình tập thể sau lễ ký kết CPTPP. Ảnh: Reuters
Nói như trang Nikkei, Tokyo đã dành vị trí ngôi sao cho Chile khi sự kiện ký kết CPTPP của 11 thành viên còn lại của TPP diễn ra tại thủ đô Santiago – Chile hôm 8-3 (theo giờ địa phương).
Theo tiết lộ của tờ báo của Nhật Bản này, đổi lại cho vinh dự đó, Chile đã giúp thuyết phục Canada, thành viên còn nhiều do dự trong việc đặt bút ký vào hiệp định và gây không ít kịch tính trong quá trình đàm phán cuối cùng.
Tokyo không có nhiều thời gian bởi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe muốn đệ trình TPP lên phiên họp Quốc hội lần này để có thể sớm thông qua. Với bối cảnh như vậy, các nhà đàm phán của Nhật hi vọng có thể thúc đẩy các nước khác cũng hành động gấp rút nhằm tiến tới mục tiêu TPP-11 có thể đi vào hiệu lực trong năm 2019.
Các thành viên TPP-11 chụp hình tập thể sau lễ ký kết CPTPP. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Tuy nhiên, khẳng định rằng họ không vội, Canada đã kéo chân tiến trình đám phán và hối thúc các thành viên khác cũng không nên vội vàng. Thủ tướng Canada Justin Trudeau được cho là còn do dự trong việc chốt lại hiệp định một phần bởi ông không muốn công trạng rơi hết vào tay người tiền nhiệm Stephen Harper.
Thế nên, Nhật Bản đã tranh thủ Chile với hi vọng chấm dứt những tranh luận về việc trì hoãn ký hiệp định do Canada dẫn đầu, theo một nguồn tin chính phủ Nhật.
Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh tại lễ ký kết CPTPP ở Chile. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Chile Heraldo Munoz nói chuyện với Tổng thống Chile Michelle Bachelet tại lễ ký kết CPTPP tại Santiago – Chile hôm 8-3. Ảnh: Reuters
Phía Chile tỏ ra hăng hái với ý tưởng tổ chức lễ ký kết tại “nhà mình”, từ đó có thể khiến chính phủ đương thời của Tổng thống Michelle Bachelet, người sẽ hết nhiệm kỳ vào cuối tuần này, nở mày nở mặt.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Kinh tế Nhật Toshimitsu Motegi hôm 23-2, Ngoại trưởng Chile Heraldo Munoz đã bày tỏ sự biết ơn vì được tổ chức lễ ký kết và việc Chile sẽ nhận được sự chú ý của thế giới. Trong khi đó, ông Motegi cảm ơn Chile vì giữ vững những cam kết của mình. Tokyo đã công nhận công lao của Chile trong việc thuyết phục Canada.
Theo Nikkei, Nhật Bản cũng tìm kiếm sự giúp đỡ của Mexico nhằm cô lập Canada. Trong cuộc họp với Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo hồi đầu tháng 1, ông Motegi đã đề nghị Mexico ủng hộ Nhật Bản để Canada khó lòng tiếp tục cản trở tiến trình đám phán.
Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo Villarreal nói chuyện với Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi tại lễ ký kết CPTPP ở Chile hôm 8-3. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo Villarreal và Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi tại lễ ký kết CPTPP ở Chile hôm 8-3. Ảnh: Reuters
Mexico vốn sát cánh với Canada trong việc đối đầu với Mỹ trong đàm phán NAFTA nhưng ông Guajardo đã đồng ý hợp tác với Tokyo để gây sức ép với Ottawa vì CPTPP.
Khi Canada tỏ ra vẫn còn do dự tại cuộc họp của 11 thành viên bắt đầu tại Tokyo hôm 22-1. Nhật Bản đã gây áp lực bằng cách đề xuất quyết định ngày ký kế hiệp định vào ngày hôm sau mà không cần ý kiến của “kẻ trì hoãn”.
Mexico đã giữ lời hứa sát cánh với Nhật, để ngỏ khả năng tiến hành TPP mà không có Canada. Bị dồn ép phải đưa ra quyết định, Ottawa cuối cùng đã nhượng bộ.
Theo Đỗ Quyên
Người Lao Động
11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ký kết CPTPP
11 nước trong đó có Nhật Bản, Canada, ngày 8/3 đã ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile. Đây được coi là một bước đột phá của các nước thành viên sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp định ban đầu.
11 quốc gia thành viên ký kết CPTPP ngày 8/3. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, lễ ký kết diễn ra tại thủ đô Santiago de Chile của Chile dưới dự chủ trì của Tổng thống Michelle Bachelet.
Phát biểu tại sự kiện này, Tổng thống Chile Michelle Bachelet cho biết: "Hôm nay, chúng tôi có thể tự hào hoàn tất quá trình này, phát đi một thông điệp mạnh mẽ tới cộng động quốc tế rằng mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế và hợp tác quốc tế là những công cụ tốt nhất để tạo ra những cơ hội và thịnh vượng kinh tế".
Ngoại trưởng Chile Heraldo Munoz cũng khẳng định: "CPTPP là một tín hiệu mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa bảo hộ, hướng tới một thế giới mở cửa thương mại và không còn các biện pháp trừng phạt đơn phương hay nguy cơ chiến tranh thương mại,
CPTPP cho phép giảm thuế quan giữa 11 nước thành viên chiếm hơn 13% GDP toàn cầu, tương đương 10.000 tỷ USD.
Ngay cả khi Mỹ rút khỏi hiệp định, CPTPP vẫn có quy mô thị trường gần 500 triệu người và do đó CPTPP được coi là một trong những hiệp định thương mại lớn nhất thế giới. Hiệp định này sẽ bắt đầu có hiệu lực khi ít nhất 6 thành viên hoàn tất các thủ tục trong nước để phê chuẩn hiệp định và có thể là vào cuối năm nay.
"Chúng tôi cũng như các nước thành viên khác đều hy vọng rằng CPTPP sẽ có hiệu lực vào khoảng cuối năm nay hoặc không lâu sau đó", Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo nói.
CPTPP là hiệp định thương mại tự do giữa 11 quốc gia gồm Nhật Bản, Canada, Việt Nam, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Australia.
Với CPTPP, các nước thành viên sẽ có lộ trình đưa thuế xuất nhập khẩu về 0% đối với các hàng hóa và dịch vụ giữa các nước trong khối khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực.
Tiền thân của CPTPP là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 thành viên. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump không lâu sau khi lên nhậm chức hồi năm ngoái đã tuyên bố rút Mỹ khỏi hiệp định này. Tuy nhiên, gần đây nhà lãnh đạo Mỹ đã phát đi tín hiệu sẵn sàng tái gia nhập hiệp định.
Minh Phương
Theo Dantri
Deutsche Bank: Nhà đầu tư cá nhân Nhật Bản đứng sau đà tăng giá chóng mặt của bitcoin Một bài báo mới đây của Nikkei cũng cho biết khoảng 40% giao dịch tiền số trên toàn cầu trong tháng 10 và tháng 11 đều được định giá bằng đồng yên do thời điểm đó Trung Quốc bắt đầu đóng cửa một loạt sàn giao dịch tiền số. Họ không phải là dân buôn thuốc phiện hay những người trốn thuế, họ...