Tiết lộ gây sốc về những lò đào tạo ’sao’ ở Hàn Quốc
Nền công nghiệp âm nhạc xứ Hàn là mảnh đất màu mỡ giúp các ca sĩ hái ra tiền nhưng cũng là môi trường vô cùng khắc nghiệt.
Một khi có ý định trở thành sao, những tài năng trẻ tuổi đã phải chấp nhận từ bỏ tuổi thơ và sống cuộc sống khổ cực trong các học viện đào tạo ngôi sao, các công ty quản lý trong một thời gian khá dài.
Hai triệu USD cho việc đào tạo một ca sĩ
Ngay từ đầu năm 2011, các ông lớn của làng nhạc xứ kim chi đã cùng ngồi lại bàn bạc kế hoạch phát triển các thần tượng âm nhạc, các ban nhạc thần tượng sao cho thật hiệu quả, thêm nhiều tiếng vang trong khu vực và kiếm được nhiều lợi nhuận. Bởi trong năm 2010, lượng album tiêu thụ được của các nhóm nhạc thần tượng tăng lên 40% so với năm 2009. Việc xuất hiện thêm một loạt các nhóm nhạc mới như như SNSD, KARA, 4Minute hay F.T.Island đã thu hút khá đông lượng người hâm mộ ở lứa tuổi teen. Các thần tượng âm nhạc đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh sự phát triển của thị trường Hallyu tại Nhật Bản và Trung Quốc.
Đằng sau sự thành công của các nhóm nhạc thần tượng, các ngôi sao ca nhạc, phải nhắc đến hệ thống đào tạo chuyên nghiệp của các công ty quản lý. Để “xuất xưởng” được một ca sĩ, một nhóm nhạc toàn diện, công ty quản lý phải chi một khoản kha khá.
Tổng chi phí ban đầu cho một nhóm nhạc 9 thành viên như SNSD
vào khoảng 1,3 triệu USD.
Tại Hàn Quốc, mỗi công ty quản lý sẽ chi tiền đào tạo khoảng 20 tài năng trẻ. Nếu thời gian rèn luyện là 5 năm, thì một tài năng, muốn đi đến được với công chúng, cũng phải được đầu tư ít nhất 150.000 USD. Điều này có nghĩa để đưa được một girlgroup có 9 thành viên lên sân khấu, công ty quản lý phải chi ra tối thiểu 1,3 triêu USD. Con số này không bao gồm phí ăn ở, di chuyển, trang phục, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, lương quản lý, phí sản xuất – quảng bá, giới thiệu album. Nếu tính tổng thì thì công ty quản lý cần bỏ ra khoảng hai triêu USD cho mỗi một người.
Tuy nhiên, một khi các thần tượng âm nhạc này đã thành công ở thị trường nước ngoài thì số tiền đầu tư ban đầu sẽ nhanh chóng được bù lại và sinh lợi vô kể. Số tiền một nhóm nhạc kiếm được có thể lên đến hàng tỷ thông qua việc bán album, làm quảng áo, lấn sân sang điện ảnh và các khác khoản thu khác. Chẳng hạn như KARA và SNSD, sau khi hoạt động mạnh mẽ ở thị trường Nhật Bản, đã thu về hơn 30 triệu USD chỉ riêng tiền bán album trong năm 2010. Trong năm 2009, DBSK từng mang về hơn 130 triệu USD từ việc bán album.
Sau khi có được thành công trên thị trường nước ngoài, số tiền các ban nhạc thu về không phải là nhỏ.
Và với khoản lợi nhuận cao như thế, các công ty quản lý không ngần ngại trong việc chi ra khoản đầu tư ban đầu hai triệu USD cho các tài năng trẻ. Còn về tìm kiếm tài năng, các công ty này cũng không gặp chút khó khăn gì vì đã có khá nhiều các học viện đào tạo ngôi sao ngoài kia chờ họ đến tuyển người.
Chuyện tại các lò đào tạo ngôi sao
Theo một khảo sát mới đây do trang Daum tiến hành, trong hai đứa trẻ được hỏi thì một em cho biết muốn trở thành ngôi sao ca nhạc. Cùng với sự gia tăng không ngừng của các nhóm nhạc, ca sĩ, số lượng người trẻ tuổi ở Hàn Quốc muốn được đào tạo tại các học viện giải trí cũng nhiều như nấm sau mưa. Hiện nay, trên đất nước Hàn Quốc có khoảng 700 học viện đào tạo như thế.
Bae Jin Taek, Giám đốc một học viện đào tạo sao, cho biết: “5 năm trước ở nước này chỉ có khoảng 300 học viện âm nhạc. Tuy nhiên, sau khi bùng nổ các nhóm nhạc thần tượng, số lượng các học viện này ngày càng nhiều”. Học viện của ông mở từ tháng 7 năm ngoái và hiện có 220 sinh viên theo học. “Các sinh viên được đào tạo trong trường từ một đến ba năm. Sau đó họ sẽ tiếp tục quá trình luyện tập tại các công ty quản lý”.
Nhưng thực tế cuộc sống trong các lò đào tạo ngôi sao không như những đứa trẻ vẫn tưởng tượng. 15 tài năng trẻ đang theo đuổi ước mơ trở thành người nổi tiếng khi được hỏi đều cho biết tất cả những quyền lợi cơ bản của con người đều bị lờ đi trong những học viện này. Các học viên phải tuân thủ một thời khóa biểu sắt đá và bỏ hẳn việc học văn hóa để tập trung toàn bộ thời gian cho quá trình tập luyện. Những đứa trẻ đang ở tuổi đi học buộc phải trải qua những kỳ nghỉ trong các trại huấn luyện. Tại đây, các em được yêu cầu rèn luyện kỹ năng biểu diễn từ 9, 10 h ngày hôm trước đến 2, 3h ngày hôm sau. Trong suốt quãng thời gian đó, chúng chỉ có hai hoặc ba tiếng nghỉ trước hoặc sau mỗi bữa ăn.
Video đang HOT
Các tài năng trẻ phải rèn luyện khổ cực tại những lò đào tạo sao.
Các tài năng trẻ được nhận vào trường đào tạo từ khi còn rất nhỏ, thường chỉ khoảng từ 11 tuổi. Các em phải chấp nhận sống xa gia đình suốt thời gian rèn luyện có thể kéo dài từ 6 tháng đến hàng năm. Gia đình học viên phải trả từ 500.000 won đến hai triệu một tháng cho những học viện đào tạo như thế.
Một buổi huấn luyện bao gồm nhảy, hát, học diễn xuất, rèn luyện thể lực để cho cơ thể phát triển cân đối. “Điều khiến tôi đau khổ nhất là chỉ được ngủ chưa được nổi 5 tiếng mỗi ngày. Tôi thấy mình như đang sống trong địa ngục mỗi sáng thức dậy”, một học viên 16 tuổi chia sẻ. Còn quản lý của các ngôi sao cho biết có đào tạo khắc nghiệt thì các học viên mới “nên người”. “Lý do vì sao các học viên hay bị phạt hay quát mắng là vì có như thế họ mới đạt được thành công khi bước chân vào ngành công nghiệp giải trí có tính cạnh tranh cao”, một vị quản lý cho biết.
Môi trường đào tạo khắc nghiệt tại các lò đào tạo sao đã khiến các chuyên gia của Hàn Quốc không khỏi lo ngại, bởi những tài năng chớm nở của làng giải trí xứ kim chi được nuôi dưỡng và phát triển trong những môi trường đi lệch chuẩn xã hội quá nhiều. Ji Jung Soon thuộc trung tâm Bright Youth cho biết: “Những người trẻ muốn trở thành ngôi sao lớn lên trong hình phạt và sự chèn ép. Nếu chúng trở nên nổi tiếng, chúng sẽ là những người bị bó buộc vào quyền lực và sống phụ thuộc, trong khi lòng tự trọng mỗi ngày một ít đi”.
Theo 2Sao
Sự thật về sân khấu âm nhạc thần tượng
Hàn Quốc là quốc gia phát triển mạnh về âm nhạc thần tượng với trào lưu Kpop phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên...
... thời gian gần đây, những vụ tranh cãi đến từ phía nghệ sĩ đối với các hãng truyền hình đã nhận được không ít sự quan tâm từ phía người hâm mộ.
Trước đây, đài truyền hình đã từng bị chỉ trích vì muốn giữ chân thần tượng trong các show truyền hình thực tế nên đã lợi dụng các chương trình ca nhạc hàng tuần để phục vụ cho mục đích này.
Và giờ đây, các chương trình âm nhạc hàng tuần đã tiếp tục được đặt lên bàn cân và người hâm mộ đã đặt ra câu hỏi rằng: Liệu các chương trình này thực sự quan trọng?
Thị trường âm nhạc Hàn Quốc hiện nay đang nằm gọn trong tay 3 kênh phát thanh truyền hình nổi tiếng: KBS, MBC, SBS và kênh truyền hình cáp Mnet. Ngoại trừ Music Core, thì 3 chương trình còn lại Music Bank (KBS), Inkigayo (SBS), Mnet Countdown (Mnet) thì đều trao giải thưởng hàng tuần cho các nghệ sĩ được bình chọn nhiều nhất.
Dưới đây là 4 điểm yếu thường gặp tại các chương trình âm nhạc hiện nay:
Các màn trình diễn lặp lại nhiều lần
Trong 4 chương trình âm nhạc hiện nay thì các fan Kpop có thể điểm mặt những ca sĩ xuất hiện đều đặn như: Kan Mi Youn, Song Ji Eun, G. NA, IU, Lee Hyun, và 5dolls. Còn lại những nghệ sĩ chỉ tham gia 2 trong 3 chương trình là: Dalmatian, TVXQ, Kahi, Dal Shabet, Lady Jane, Insooni, Flower, HAM, Hong Kyung Min, and Kim Hyun Jung.
Bên cạnh đó, cũng có những nghệ sĩ chỉ tham gia 1 trong 4 chương trình hàng tuần, điển hình như Big Bang. Trong tổng số 27 màn trình diễn trong những ngày cuối tuần thì có đến 17 ca khúc trùng lặp trong những đêm diễn còn lại.
Người xem đài đã tự hỏi vì sao họ phải theo dõi liên tục 4 ngày chỉ để xem những màn trình diễn lặp đi lặp lại nhiều đến vậy. Nếu yêu cầu người xem đài chỉ ra những điểm khác biệt trong phần biểu diễn của nghệ sĩ thì câu trả lời sẽ là không. Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có chương trình âm nhạc riêng của từng đài truyền hình.
"Tôi không thể tham dự sự kiện đó vì... bận tham gia chạy show"
Vào 4 ngày cuối tuần, các nghệ sĩ thường phải hy sinh cả ngày để thực hiện 3 phút cho màn trình diễn của mình. Các ca sĩ thường phải đi làm tóc và dậy sớm, chuẩn bị trang phục. Đến trưa, họ cần phải đi diễn tập và sau đó dành hầu hết những thời gian còn lại để chờ cho đến màn trình diễn của mình.
Super Junior
Đây chính là "sợi xích " trói chân các nghệ sĩ trong những ngày cuối tuần, họ không thể phân thân để tham gia các chương trình truyền hình thực tế khác. Mặt khác, các nhà đài thường trả cho các nghệ sĩ cao hơn so với các sự kiện ngoài trời và quảng cáo.
Cơ hội duy nhất để các ca sĩ quảng bá album mới của mình đó chính là góp mặt trong các chương trình ca nhạc hàng tuần. Chính vì sự hậu thuẫn khá lớn đến từ phía các nhà đài, mà nhiều nghệ sĩ luôn mong ngóng được tham gia vào các show ca nhạc cuối tuần.
Mặt khác, đối với những công ty có tài năng trong việc quản lí, các nghệ sĩ vẫn có thể tham gia các chương trình thực tế điều này cho thấy tầm quan trọng của các nhà quản lí.
Chương trình âm nhạc đã trở vật cản cho sự phát triển của truyền hình
Trước này, các chương trình âm nhạc tại Kpop đều có những quy định riêng của mình, điều này đã khiến các nghệ sĩ phải khó chịu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, thì tại Hàn Quốc vẫn chưa tìm ra hệ thống quảng bá hữu hiệu nhất đối với các nghệ sĩ có nhu cầu quảng bá album mới của mình.
2NE1
Các chương trình âm nhạc thường không có tỉ lệ người xem cao, mức độ người xem cao nhất là 5%. Tuần trước, KBS - MBC - SBS chỉ dừng lại mức 4,3% - 4,7% và 7,4% - con số thấp nhất trong các chương trình truyền hình khác.
Lee Hyori
Lí do đài truyền hình không tạm dừng phát sóng các chương trình âm nhạc bởi thỏa thuận "giao dịch trọn gói" - điều này có nghĩa rằng, khi các nghệ sĩ tham gia biểu diễn tại các sân khấu của hãng truyền hình thì họ sẽ đảm bảo một suất cho sự xuất hiện của mình trong nhiều chương trình truyền hình khác.
Big Bang
Đối với những nghệ sĩ nổi tiếng và có mối quan hệ tối với các nhà đài, thì có thể kéo dài thời gian biểu diễn và mức độ phủ sóng trong cách show truyền hình và điều này đã được Big Bang chứng minh rất rõ ràng trong lần trở lại của nhóm vào năm nay.
Vậy những concert thì sao?
Các chương trình âm nhạc đã được chứng minh rằng có ảnh hưởng nhất định trong ngành công nghiệp Hàn Quốc và làn sóng Hallyu. Phần lớn sự thành công của các thần tượng Kpop đều nhờ vào những màn trình diễn hàng tuần.
f(x)
Tuy nhiên, điều này cũng gây trở ngại đối với các concert, thị trường âm nhạc Hàn thường tập trung vào việc bán đĩa nhiều hơn so với việc tổ chức concert. Đây chính là điểm yếu của ngành âm nhạc xứ Hàn khi Kpop đang tụt hậu so với thế giới trong việc tổ chức concert.
Kara
Chuyện ca sĩ mới ra mắt tổ chức concert là điều hiếm thấy và thậm chí họ sẽ không nhận được sự phản hồi tốt từ phía người hâm mộ. Trong khi đó, thị phần âm nhạc Nhật Bản lại đi theo hướng ngược lại, các nghệ sĩ mới ra mắt đều rất dễ dàng tổ chức concert ngay từ buổi đầu ra mắt. Thậm chí, họ còn có thể mở cuộc xâm lăng sang những nước láng giềng, điều mà nền âm nhạc Kpop cần nên học tập.
BEAST
Nhìn nhận cách thực tế thì các show âm nhạc cuối tuần tại Hàn Quốc vẫn là sân khấu tốt nhất để giúp các ca sĩ trở nên nổi tiếng hơn. Và có lẽ trong tương lai, những chương trình quen thuộc như Music Bank, Inkigayo hay Music Core sẽ vẫn trở thành món ăn chủ yếu cho các fan Kpop trên toàn thế giới.
Theo 2Sao
Thành viên F.T.Island nhận bằng tốt nghiệp trung học Vừa qua, hai thành viên nhỏ tuổi nhất của nhóm nhạc xứ Hàn là Song Seung Hyun và Choi Min Hwan đã tốt nghiệp trường Trung học nghệ thuật biểu diễn Seoul. Min Hwan (sinh ngày 11/11/1992) gia nhập F.T.Island ngay từ đầu năm 2007 với album đầu tay của nhóm Cheerful Sensibility, còn Seung Hyun (21/8/1992) gia nhập nhóm năm 2009, bắt...