Tiết lộ gây sốc về màn tiệc sex trong rừng già
Vào thời Thế chiến 2, quân đội Úc đã đuổi nhiều người lính phạm tội quan hệ tình dục đồng giới với các chiến hữu, vì họ cần được thỏa mãn sinh lý.
Bức tranh “Lính tắm” do Donald Friend vẽ năm 1945, được treo trong Bảo tàng kỷ niệm chiến tranh của Úc.
Mãi cho đến gần đây, các nhà nghiên cứu mới có điều kiện tiếp cận hồ sơ trong Cục Tàng thư quốc gia và biết được những cảnh ngộ éo le ấy.
Lính Úc hành quân ở Borneo
Một đêm nóng bức ở Borneo, 8 người lính Úc ngồi nói chuyện về những ngôi sao điện ảnh họ thích. Khi ấy, cuộc chiến giữa Đồng minh với quân Nhật Bản vừa kết thúc bằng 2 quả bom nguyên tử san bằng Hiroshima và Nagasaki. Nhưng hầu hết các binh sĩ ở châu Á vẫn ở tư thế trực chiến trong môi trường toàn đàn ông mà họ đã quen.
Video đang HOT
Họ thèm khát đàn bà nên sự đam mê các thần tượng màn bạc càng dâng cao. Họ bàn tàn sôi nổi về những bộ ngực “khủng”, những cặp môi gợi tình, rồi bỗng một anh tuyên bố: “Thèm làm tình quá!”. Nhưng khi ai đó bảo: “ Suỵt” thì họ im lặng hẳn. Nhưng vài ngày sau, 8 anh lính này uống nước trái cây lên men đến xỉn, và sau khi so sánh “súng” ai to hơn, họ chộp lấy nhau, chia cặp rồi cùng biến vào màn đêm. Từ sau đó, một âm mưu giữ kín bí mật được họ hứa với nhau…
Đó là một câu chuyện trong cuốn hồi ký Tự do đến cực đoan của Roderic Anderson. Ông cho biết vào những năm 1940, ý tưởng phân biệt về quan hệ đồng tính dục (gay) hãy còn sơ khai nhưng là trái pháp luật ở Úc và trong quân đội, quan hệ tình dục qua đường hậu môn là tội đáng bị tù chung thân. Nên mới có ai đó “Suỵt!” khi những người lính thèm khát sex với các ngôi sao điện ảnh, trước khi họ tìm nhau để thỏa mãn sinh lý. Sự im lặng tuyệt đối về chuyện quan hệ đồng tính dục thời chiến được những người lính giữ kín.
Bị “méc” tội “quan hệ bừa bãi”
Hai nhà nghiên cứu Yorick Smaal và Graham Willett từ lâu đã nghi có nhiều vụ quan hệ đồng tính dục trong quân đội Úc còn hơn con số thừa nhận. Họ được tìm hiểu hồ sơ mật của Cục Tàng thư suốt hai năm qua,với sự tài trợ của Cục Truyền thống của quân đội Úc và của một đại học bang California (Mỹ). Sau đó, họ kết luận đã có nhiều vụ quan hệ tình dục ở New Guinea và Borneo vào cuối năm 1943, liên quan một nhóm tự nhận là “kamp” (đàn ông).
Các tập hồ sơ gồm chuyện đời của 18 người (được giấu tên) trong số lính này. Họ bị một thiếu tá lấy lời khai sau khi một thanh tra quốc phòng Mỹ “méc” là họ “quan hệ tình dục bừa bãi và không được phép“. Chẳng thiếu những “bữa tiệc truy hoan giữa rừng già”, thỏa mãn tình dục với súc vật và với những người lính Mỹ ở khu tắm rửa.
Nhà sử học Smaal cho biết: 18 người lính Úc thường “thỏa thuận” với các “kamp” người Mỹ từ quán bar của Hội Chữ thập đỏ. Ông bảo “Người Mỹ thường sướng”, do họ cứ việc chọn vài “em gái” Úc lên xe jeep tìm bụi rậm để “làm việc”, hoặc leo lên xe tải. Thường ở các “bữa tiệc” này có 15 lính Mỹ và 6 “em” Úc, và chuyện phổ biến là các lính Úc mỗi đêm phải có nhiều người tình để tất cả các “anh” đều sướng.
Ông nói vai “em” Úc ở New Guinea là do quan niệm thời đó về giới tính. Theo tay thanh tra Mỹ “méc” các quan chức quốc phòng Úc, “em” dùng để chỉ những tay lính “diễn vai nữ trong mối quan hệ đồng tính”. Nhưng ông cũng nói nhiều tay lính Úc cũng “bụp” được các “em” Mỹ. Còn Gore Vidal – một cựu binh hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương và là một cây bút – từng nói “lính Úc nổi tiếng ngoan ngoãn để bụng thỏng đất cho các “kamp” thỏa mãn cái sự sung sướng”.
Hai nhà sử học Smaal và Willett đã ráp nối các câu chuyện từ những tiểu thuyết, nhật ký, hồi ký, truyện truyền miệng cùng các báo cáo chính thức, để kết luận đã có những cuộc giải quyết sinh lý giữa các “kamp” với nhau vì họ bị thiếu đàn bà, và người có nam tính nhiều hơn có thể quan hệ sex với các “em” mà không mất phẩm chất đàn ông. Nhưng các câu chuyện trong hồ sơ của Cục Tàng thư không chỉ kể về cuộc sống của người đồng tính ở chiến trường, mà còn kể chi tiết lần đầu “quan hệ”, các mối quan hệ và tình bạn, cuộc sống tình dục, trải nghiệm đời lính, quan hệ giữa đồng đội với nhau và với lính Mỹ đóng trại gần họ.
Lý do “yếu sức khỏe”
Đó là các chứng cứ lần đầu tiên quân đội Úc phải xử lý vấn đề người lính quan hệ đồng tính dục ở chiến trường tức vi phạm quân lệnh. Willett đang là giảng viên cấp cao của Đại học Melbourne, ngờ rằng những người lính chịu kể chi tiết cuộc sống của họ để được xuất ngũ với lý do “yếu sức khỏe”, thay vì mang tiếng bị kỷ luật đuổi khỏi quân đội (mức kỷ luật này là một sự sỉ nhục).
Cuốn sách mới in Cuộc sống tình dục của người Úc: một lịch sử của nhà sử học Frank Bongiorno nêu: “Có rất nhiều vụ quan hệ đồng tính dục trong quân đội, hơn là trong báo cáo chính thức, vì khi bị phát hiện, thường vụ việc được xử lý êm”. Ông Smaal nói vụ thanh tra Mỹ phát hiện những “cuộc tiệc truy hoan” này là trò săn phù thủy. Khi ấy, chỉ huy quân Úc ở New Guinea phải báo cáo về Melbourne, đề nghị hướng xử lý. Các quan chức Bộ Quốc phòng Úc (ADF) mất hàng tháng trời bàn cách giải quyết, không biết nên vận dụng luật cấm hay là chọn lý do “sức khỏe yếu”. Cuối cùng họ chọn lý do này.
Mãi đến năm 1992, Thủ tướng Úc lúc đó là ông Paul Keating hủy lệnh cấm người đồng tính trong ADF. Tướng David Hurley vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày hủy lệnh cấm đã nói đó là một quyết định thể hiện tính đa bản sắc của quân đội, tạo điều kiện cho mọi quân nhân thụ hưởng các điều kiện ưu tiên mà không xét giới tính và cuộc sống tính dục của họ, hoàn toàn khác với Mỹ, vốn từ năm 1993 cho phép người đồng tính dục đi lính nhưng buộc họ phải giữ kín (chính sách “không hỏi, không kể” này chỉ bị hủy từ năm 2010).
Theo xahoi
'Địa ngục trần gian' ở Afghanistan
Gần 1/3 số tù nhân được chuyển cho các nhà chức trách Afghanistan quản lý bị tra tấn dã man trong các cơ sở bí mật nhằm qua mắt sự giám sát của quốc tế.
Hai tù nhân bị xích chân ở Afghanistan.
Đó là kết luận trong một báo cáo mà Liên Hợp Quốc công bố hôm 20/1. Thực tế này có thể làm phức tạp thêm vấn đề vốn đã nhức nhối về cách thức kiểm soát sự chuyển giao an ninh trước khi NATO rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm tới. Hàng trăm tù nhân dưới sự kiểm soát của NATO đang được trao cho phía Afghanistan như một phần của tiến trình chuyển giao.
Qua phỏng vấn hàng trăm tù nhân từ tháng 10/2011 tới tháng 10/2012, báo cáo 139 trang phát hiện "bằng chứng chắc chắn và tin cậy" rằng hơn một nửa những người trả lời đã phải chịu đựng nạn tra tấn hoặc lạm dụng. Trong số 79 tù nhân mà NATO chuyển cho Afghanistan trong 12 tháng này được hỏi, có 25 người bị tra tấn, tăng thêm 7% so với báo cáo của năm trước đó.
"Các nỗ lực của chính phủ Afghanistan và của ISAF (Lực lượng Hỗ trợ An ninh quốc tế của NATO) nhằm giải quyết tình trạng ngược đãi tù nhân, mặc dù khá lớn, vẫn không mang lại sự cải thiện đáng kể trong việc giảm bớt tệ nạn này", báo cáo nhấn mạnh. "Điều đó làm dấy lên lo ngại giữa một thời điểm mà chính phủ đang tiếp nhận từ tay liên quân gần như toàn bộ trách nhiệm đối với các tù nhân liên quan tới xung đột".
Liên minh châu Âu cho biết trong một thông điệp rằng khối này "thực sự lo ngại" trước bản báo cáo và kêu gọi chính phủ Afghanistan "đưa những kẻ vi phạm ra trước công lý".
Một phát ngôn viên của Tổng thống Hamid Karzai cho biết thông cáo từ văn phòng Tổng thống sẽ được đưa ra trong hôm nay (21/1).
Trước đó, Mỹ và các quốc gia khác thuộc ISAF đã ngừng chuyển tù nhân tới 9 cơ sở do người Afghanistan điều hành sau khi báo cáo hồi tháng 10/2011 của Phái bộ Hỗ trợ Liên Hợp Quốc ở Afghanistan (UNAMA) kết luận hàng trăm tù nhân - trong đó có trẻ em - nằm trong tay các lực lượng an ninh nước sở tại bị tra tấn hoặc lạm dụng.
Báo cáo mới nêu ra một danh sách các biện pháp tra tấn mạnh tay, bao gồm dùng ống dẫn và gậy gỗ đánh đập, rút móng tay, sốc điện, dọa hành quyết hoặc cưỡng hiếp... Một quan chức giấu tên cũng được dẫn lời xác nhận về sự tồn tại của các cơ sở giam giữ bí mật cùng với nạn tra tấn và ngược đãi nhằm vào tù nhân.
Theo xahoi
Kết thúc vụ khủng bố: 23 con tin chết, 32 kẻ khủng bố bị tiêu diệt Theo con số sơ bộ chính thức của bộ Nội vụ Algeria, trong chiến dịch giải cứu con tin, toàn bộ 32 tên khủng bố đã bị tiêu diệt và có 23 con tin thiệt mạng. Lực lượng đặc nhiệm Algeria trong chiến dịch giải cứu con tin từ 14-19.1. Ảnh: TL VN Tuy nhiên, thông cáo không nói rõ có bao nhiêu...