Tiết lộ gây sốc về đường đi của gà, cá, tôm bẩn đến quán cơm
Cơm bình dân, cơm bụi vừa rẻ, vừa ngon, lại tiện đủ đường nên luôn hấp dẫn khách hàng. Nhưng ít ai biết rằng giá cơm bình dân rẻ là do chủ kinh doanh có những mối hàng cung cấp thực phẩm “siêu” rẻ từ nguồn gà đông lạnh, cá chết, lợn ốm…
Cá thối từ chợ đến quán ăn
Theo điều tra của báo Khám phá, tại khu vực buôn bán cá tại chợ đầu mối Dịch Vọng (Hà Nội), các tiểu thương bán cá ươn cho người tiêu dùng. Không chỉ dừng lại ở đó, số lượng cá đã bốc mùi cũng được các chủ cửa hàng tận dụng lọc thịt riêng để giao cho các cửa hàng cơm bình dân, bún cá trên địa bàn Hà Nội.
Ngoài việc lọc cá thối, các “con buôn” này còn trực tiếp lọc cá tại trên nền xi măng nhem nhuốc, bẩn thỉu, lẫn lộn cả phân, nước và thịt cá… Sau thời gian khoảng 1 tiếng ngồi lọc cá, các tiểu thương này tiến hành gom phần thịt vào các túi nilon, không hề bỏ phần cá thối hay rửa qua những cặn bẩn bám bên ngoài.
Cá ươn, cá thối được các tiểu thương lọc ngay trên nền bê tông nhơ nhớp, bẩn thỉu.
Sau khi xếp đủ chuyến hàng khoảng 20-30 kg thịt cá đã thành phẩm, các chủ cửa hàng cá này sẽ giao cho một nhân viên trực tiếp đi giao tại các quán bún cá từ bình dân đến sang trọng nhằm phục vụ những “thượng đế” của món: bún cá, cá chiên giòn …
Cá thối được chuyển đến các quán ăn trên địa bàn Hà Nội.
Không chỉ có cá thối, tại các quán ăn này còn sử dụng những loại dầu ăn không đảm bảo nguồn gốc như: mỡ can, tương ớt bẩn …để chế biến những món ăn như cá chiên giòn, bún cá …dành cho thực khách.
Gà đông lạnh, gà chết: Lựa chọn số 1 của quán cơm bụi
VTC News thông tin, tại chợ đầu mối Kim Ngưu – chuyên cung cấp rau, củ, quả, thịt, cá và đặc biệt là thịt gà cho nhiều quận trong thành phố Hà Nội, đồng thời cũng là nơi giao thương của nhiều chủ quán cơm trên địa bàn, những con gà đã chuyển màu tím ngắt được bày trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ hay vất sơ sài trên tấm ny-lông tạm bợ trên nền đất bẩn thỉu, xung quanh đầy rác thải và cạnh đó là rãnh nước bốc mùi hôi thối.
Video đang HOT
Gà đông lạnh được đặt trong những chiếc chậu đen kịt.
Thịt gà đông lạnh được bán với giá siêu rẻ 35.000 đồng/kg. Chủ quán cơm chỉ cần rán xém, cho thêm mật ong, “biến hóa” chúng thành món gà ngon đặt trên suất cơm của thực khách. Với những người bán hàng cơm, thịt gà đông lạnh gần như là lựa chọn số 1 bởi hai yếu tố kinh tế: Rẻ và để được lâu. Còn việc gà được giết mổ từ khi nào, chất lượng thực sự ra sao hầu như họ không cần biết.
Còn tại chợ đêm Sinh viên ở Cầu Giấy, Hà Nội, ở phía cuối góc chợ có một mảnh đất nhỏ, xung quanh rậm rạp cây cối là “địa phận” chỉ dành riêng cho nhóm buôn bán gà. Ở đó, khách hàng cần bất cứ loại gà nào đều được các chủ buôn đáp ứng “nhiệt tình”, cần bao nhiêu cũng có và giá “siêu rẻ” bất ngờ. Trong đó, gà ốm, chết có bao nhiêu hết bấy nhiêu.
“Bí quyết” biến gà rẻ tiền thành gà ngon là chỉ cần rán xém sẽ không còn bở, đồng thời, tẩm thêm một chút mật ong.
Những con gà này thường bị chết trong quá trình di chuyển, chết do bị chẹt trên xe và khi thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá, lượng gà chết sẽ tăng cao hơn. Theo một chủ buôn ở đây, tuy là gà chết nhưng dù sao vẫn là gà tươi, còn hơn gà đông lạnh.
Thịt lợn chết “lết” từ lò mổ tới bàn ăn
Theo điều tra của PV báo Lao động, lợn đang ốm, đã chết, nhiều con chết từ 3 – 4 ngày thậm chí cả tuần vẫn được mổ lấy thịt để bán ra thị trường là những sự thật kinh hoàng đang diễn ra tại thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Hà (Thường Tín, Hà Nội).
Một con lợn chết đang chờ để mổ.
Tại thôn Đan Nhiễm có khoảng chục lò mổ lợn ốm chết tồn tại từ nhiều năm nay, việc thu gom, giết mổ diễn ra rầm rộ cả ngày. Tiểu thương các nơi cũng tấp nập về các lò mổ lợn chết của “trùm” Căn, Chanh “sề, ốm chết”, Cường “lợn con ốm chết”, Côn “lợn chết”, Trúc “lợn sề”… ở thôn Đan Nhiễm để lấy thịt mang đi tiêu thụ.
Thịt lợn chết này bán rất chạy ở các chợ vì giá rẻ, ngoài ra còn đổ cho các quán cơm bình dân. Nếu oại nào chết lâu quá rồi phải xay ra để bán cho các quán làm bún nem, bún chả…
Mổ lợn chết tại nhà.
Nhiều cửa hàng bún, quán cơm bình dân tại các khu vực tập trung đông sinh viên, người lao động nghèo như khu chợ Long Biên, khu vực gần cầu Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam… đều lấy thịt lợn ốm chết được bày bán tại chợ đầu mối Đền Lừ. Khi về các quán cơm, quán bún, hầu hết thịt lợn ốm chết đều được tẩy rửa qua bằng hoá chất, chủ yếu là hàn the, nhiều phần thịt lợn, nội tạng như lòng bị nhợt nhạt, bốc mùi hôi còn được nhiều chủ quán cơm tẩy rửa bằng thuốc tẩy. Những miếng thịt ba chỉ nhợt nhạt bốc mùi được kho với trứng vịt thơm lừng, chân giò lợn chết trở thành món giả cầy nhìn rất bắt mắt. Toàn bộ số thịt xay được làm thành món chả quấn lá lốt…
Tôm chết bơm tạp chất thành tôm màu tươi sống
Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa bắt quả tang 2 cơ sở kinh doanh bơm tạp chất vào tôm sú đã chết rồi bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới. Tang vật thu giữ là 150kg tôm sú chết, 202 kg tạp chất cùng 80 mũi tiêm. Trước đó, nhiều vụ bơm nước, bơm tạp chất, bơm glixerin… vào tôm nhằm thu lợi bất chính cũng bị phát hiện. Việc bơm tạp chất Agar (bột thạch rau câu) để biến tôm chết thành tôm có màu tươi sống.
Tình trạng bơm tạp chất vào tôm khiến dư luận bất bình
Một người chuyên bỏ mối thủy sản cho các chợ đầu mối ở Hà Nội cho biết trên báo VietQ: ngay từ giai đoạn con giống, tôm cá đã được “tắm” cơ man các loại hóa chất vượt mức cho phép, từ thức ăn đến thuốc chữa bệnh. Trong quá trình nuôi, chúng tiếp tục được “bồi bổ” bằng thuốc tăng trọng giúp lớn nhanh như thổi. Con tôm sau khi được bơm tạp chất có thành phần chủ yếu là bột agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn.
Thậm chí, có giai đoạn, các nhà chế biến tôm xuất khẩu còn phát hiện cả đinh sắt lẫn trong tôm do người bán găm vào nhằm tăng trọng lượng. Ngay cả hàng xuất khẩu kiểm soát chặt chẽ vẫn để lọt những lô hàng chứa tôm tạp chất, dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng.
Những con tôm bị bơm tạp chất này có thể sẽ trở thành những món ăn hấp dẫn trong bàn tiệc cưới, quán cơm bình dân, thậm chí trong mâm cơm của mỗi gia đình.
Theo Vietnamnet
Tôm, cá Việt chinh phục "ông lớn"
Trải qua gần 20 năm kể từ những ngày đầu "lò dò" đặt chân đến thị trường Mỹ, tôm cá Việt Nam hiện đã giành được thị phần khá ổn định, lọt vào danh sách những sản phẩm thủy sản được ưa thích tại Mỹ.
Chinh phục "ông lớn" Mỹ
Năm 1994, những lô hàng thủy sản đầu tiên của Việt Nam xuất hiện tại thị trường Mỹ. Dù giá trị kim ngạch trong những năm đầu tiên còn rất khiêm tốn, chỉ khoảng 6 triệu USD, tuy nhiên, theo đánh giá, việc đặt chân được đến thị trường rộng lớn này đã mở ra cơ hội mới cho ngành thủy sản Việt Nam.
Đến năm 2001, Mỹ lọt vào danh sách các nước nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam với tổng giá trị khoảng 500 triệu USD, chiếm khoảng 28,4% thị phần. Hiện tại, Mỹ là thị trường lớn nhất của thủy sản xuất khẩu Việt Nam ở 4 mặt hàng, gồm tôm, cá tra, cá ngừ và cua ghẹ.
Là sản phẩm xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam, mặt hàng tôm đông lạnh cũng đã có mặt tại thị trường Mỹ từ đầu những năm 2000. Đặc biệt, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng mạnh trong năm 2013 với giá trị kim ngạch đạt khoảng 831 triệu USD, tăng 82,5% so với năm 2012.
Bên cạnh tôm, cá tra cũng được xem là "con cá vàng" của thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ. Năm 2009, lần đầu tiên cá tra, cá basa Việt Nam lọt vào danh sách thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ, xếp ở vị trí thứ 10, với mức tiêu thụ bình quân 0,356 pound/người (1pound = 0,45kg). Kể từ đó đến nay, loài cá này đã không ngừng "thăng hạng" tại Mỹ. Năm 2011, với mức tiêu thụ bình quân đạt 0,628 pound/người, tăng thêm 0,223 pound so với 0,405 pound trong năm 2010, cá tra Việt Nam lần đầu tiên vượt qua cả cá da trơn Mỹ nhảy từ vị trí số 9 lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 10 loại thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ, tức tăng thêm 3 bậc so với năm trước đó.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến, Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sự gia tăng nhanh chóng của xuất khẩu cá tra vào Mỹ đã khẳng định vị trí loại thủy sản này trong lòng người tiêu dùng Mỹ. Hiện tại, Mỹ là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 22% thị phần trong năm 2014.
Biển to, sóng lớn
Cũng theo ông Trương Đình Hòe, thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhưng cũng là thị trường phức tạp nhất và khó khăn nhất bởi các tranh chấp thương mại hay các yêu cầu kỹ thuật khắt khe trong xuất nhập khẩu hàng hóa...
Theo đó, những vụ kiện chống bán phá giá, vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm đông lạnh... đã khiến nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Mỹ gặp nhiều khó khăn.
Ông Trần Văn Lĩnh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Thủy sản Thuận Phước (Đà Nẵng), cho rằng, cùng với sự tăng trưởng của xuất khẩu tôm cá Việt Nam vào Mỹ, hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản nội địa nước này ngày càng teo tóp. Do đó, hàng rào thuế quan và các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng là cách để Chính phủ nước này bảo vệ người tiêu dùng và ngành sản xuất trong nước.
Việc áp thuế chống bán phá giá lên tôm, cá nhiều lần khiến doanh nghiệp Việt gần như phải buông bỏ thị trường Mỹ, lượng xuất khẩu giảm rõ rệt. Cụ thể, sau khi lần đầu tiên đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá vào cuối năm 2002, lượng cá tra Việt Nam tại thị trường Mỹ đã giảm từ 5.000 tấn năm 2003 xuống còn 274 tấn năm 2005. Mới đây nhất, trong quý I.2015, xuất khẩu thủy sản vào Mỹ đã giảm đến 44% so với cùng kỳ năm trước do bị áp thuế cao.
Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam liên tục bị cảnh báo về tình trạng nhiễm khuẩn, kháng sinh... khi Mỹ thắt chặt kiểm tra, kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu. Năm 2014, số lô hàng bị cảnh báo nhiễm kháng sinh tại Mỹ cũng tăng 1,6 lần, lên 58 lô. Mặt hàng thủy sản bị cảnh báo nhiều nhất là tôm và cá tra, một số ít là cá rô, lươn, ếch. Hay như gần đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương đi Mỹ gặp khó khăn, bị trả hàng liên tục vì cá nhiễm vi sinh như khuẩn E.Coli, Salmonella...
Năm 2011, Mỹ lọt vào danh sách các nước nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam với tổng giá trị khoảng 500 triệu USD, chiếm khoảng 28,4% thị phần. Hiện tại, Mỹ là thị trường lớn nhất của thủy sản xuất khẩu Việt Nam ở 4 mặt hàng, gồm tôm, cá tra, cá ngừ và cua ghẹ.
Theo_Dân việt
Tết Việt mênh mang trên Biển Hồ Trong cuộc đời đi sứ của mình, tôi đã đón nhiều cái tết ở nước ngoài, nhưng tôi vẫn không thể quên được cái tết đến với bà con người Việt trên Biển Hồ mênh mông xa xứ... Một đời kiều Ngày 23.1.2006, nhân dịp Tết Bính Tuất, tôi đi thăm một xóm Việt kiều trong đó có nhà bà Võ Thị Lền,...