Tiết lộ gây sốc của tài xế về vụ cảnh sát ‘làm tiền’
Sau khi đăng loạt bài “Điều tra về clip CSTT có dấu hiệu “làm tiền”, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến bạn đọc, chuyên gia.
Có sai phạm, phải xử lý để làm gương
Anh Nguyễn Xuân Văn (30 tuổi, ngụ tại Bình Tân, TP.HCM) bức xúc: “Không ít vụ sai phạm của cán bộ tuần tra giao thông bị “chìm xuồng” mà không ai tìm được nguyên nhân”.
Bạn đọc Nguyễn Văn Trung, ngụ tại quận Bình Chánh (TP.HCM), lại bày tỏ: “Nhiều cán bộ tuần tra giao thông vì vụ lợi cá nhân mà quên đi đạo đức tốt đẹp của hình ảnh cán bộ Nhà nước trong mắt người dân. Là một tài xế lái xe tải bao nhiêu năm, tôi chứng kiến không ít “kịch bản ăn tiền” trong túi người dân của cán bộ tuần tra giao thông. Nhiều cán bộ lợi dụng những sai phạm của tài xế để bắt bẻ và vòi vĩnh. Theo thời gian, việc tài xế buộc phải “xì tiền” cho cán bộ giao thông để được đi tiếp đã trở thành một “thói quen”. Cứ hễ gặp cán bộ giao thông, tài xế biết mình phải làm gì mỗi khi bị “thổi còi”".
Cùng cảnh ngộ, tài xế Phạm Tiến Bình (ngụ tại tỉnh Tiền Giang) cho hay: “Không chỉ “hái tiền” trên xe của người dân như nhiều cách thông thường bấy lâu nay, nhiều cán bộ giao thông còn dính “nghi án” cấu kết với các đường dây bảo kê xe tải trên nhiều tuyến đường lớn. Hình thức “xử lý” ngày càng tinh vi. Như vậy, đến bao giờ thực trạng nhức nhối này mới được chấm dứt thì không ai có thể trả lời được”.
Ngay sau khi khởi đăng kỳ đầu tiên trong loạt bài CSTT có dấu hiệu “làm tiền” khi xử phạt vi phạm giao thông, bạn đọc Nguyễn Văn Xem (50 tuổi, ngụ tại quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết: “Vấn đề sai phạm của lực lượng chuyên trách trong việc tuần tra không phải là một chủ đề mới, nhưng nó là hiểm họa của sự suy thoái đạo đức, lối sống của cả một đội ngũ cán bộ hiện nay. Dấu hiệu sai phạm của cán bộ tuần tra giao thông bị phanh phui trên báo Người đưa tin cũng là một vấn đề tốn không ít giấy mực, công sức của các cơ quan chức năng”.
Đồng quan điểm với ông Xem, anh Lê Xuân Hưng (26 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) bày tỏ: “Phải chăng là vì pháp luật còn quá nhẹ tay và sự quản lý của các cơ quan chức năng còn có kẽ hở. Thực tế đã có trường hợp sai phạm trong tuần tra, xử lý vi phạm giao thông bị người dân phát hiện và tố cáo lên các cơ quan chức năng về hành vi “ăn tiền”, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Video đang HOT
Ai cũng biết những sai phạm của cảnh sát tuần tra giao thông không phải khó phát hiện nhưng rất ít người dám đứng ra tố cáo. Bởi sự sợ hãi, bị trù dập và “xử đẹp” làm mất đi tinh thần dám tố cáo. Để hạn chế sự nhũng nhiễu của cán bộ tuần tra giao thông với nhân dân, thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền và báo chí cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để góp phần sàng lọc và xây dựng một đội ngũ cán bộ hùng mạnh thực sự là của nhân dân.
Ảnh cắt ra từ clip nghi vấn CSTT có dấu hiệu “làm tiền” khi xử phạt vi phạm giao thông.
Thu tiền không đưa biên lai là sai luật
Nhận định về hành vi nhận mãi lộ của lực lượng cảnh sát giao thông tuần tra trên đường, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho biết: “Theo thông tin đưa ra thì mức tiền phạt mà hai đồng chí CSGT nêu là 1 triệu đồng, và anh X. đưa “nộp phạt” là 900.000 đồng nên căn cứ theo Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính thì trong trường hợp này việc xử phạt vi phạm hành chính đối với anh X. phải lập biên bản vi phạm hành chính. Và theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính thì Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và anh X. (người vi phạm) ký; trường hợp anh X. không ký được thì điểm chỉ. Và Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho anh X. 01 bản.”
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, trong trường hợp trên việc hai đồng chí cảnh sát lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không giao biên bản vi phạm hành chính cho anh X. là vi phạm quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, việc hai đồng chí cảnh sát tiến hành nhận tiền xử phạt vi phạm hành chính của anh X. trong khi chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền cũng là hành vi vi phạm pháp luật, không phù hợp với quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính. Hành vi vi phạm của hai chiến sĩ cảnh sát trên sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 41 Luật công an nhân dân năm 2005″.
Cần thẳng thắn nhìn nhận, khắc phục
Dù đã có nhiều vụ lực lượng tuần tra, xử lý vi phạm giao thông nhận mãi lộ, “làm tiền” được đưa ra ánh sáng, tuy nhiên, tình trạng có vẻ chưa thật sự “lắng dịu”. Do đó vẫn xảy ra những hành vi tiêu cực. Trước thực trạng lực lượng tuần tra giao thông có hành vi tiêu cực ngày càng phổ biến, luật sư Nguyễn Đăng Liêm, Hiệu trưởng trường đại học Công nghệ thông tin Gia Định (TP.HCM), thành viên Hội Luật gia châu Á cho rằng: “Tình trạng lực lượng tuần tra giao thông có hành vi tiêu cực hiện nay không phải là hiếm. Nguyên nhân chính khiến hiện tượng “làm luật” này trở nên quen thuộc với cuộc sống của người dân là do các cơ quan chức năng chưa nhìn nhận vấn đề một cách thẳng thắn, và quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi nó. Muốn người dân thực sự có cái nhìn thiện cảm với mình, phía người “cầm cân nẩy mực” cần mạnh tay hơn với những chiến sĩ có hành vi tiêu cực, buộc thôi việc nếu cần thiết. Phía tòa án cần đưa ra xét xử một số vụ điển hình để răn đe, giáo dục. Nếu chỉ đưa ra kiểm điểm như hiện nay là chưa ổn, và khiến người dân ngày càng bức xúc”.
Clip tiêu cực mới chỉ phản ánh bề nổi? Thạc sỹ Phan Thị Kim Huyền, chuyên viên tư vấn Trung tâm tham vấn tâm lý gia đình và trẻ em Tâm lý Việt cho biết: “Nhắc đến chuyện tiêu cực trong lực lượng tuần tra giao thông không còn là chuyện gây ngạc nhiên cho dư luận. Không ít người đã gặp cảnh “làm tiền” thì tỏ ra bức xúc, nhưng cũng không ít người chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Việc quay lén cảnh nhận tiền mãi lộ cũng mới chỉ phản ánh bề nổi của vấn đề của những công dân làm nhiệm vụ “kiểm tra giám sát”. Chính điều này khiến cho một lượng đông đảo tuần tra giao thông mỗi ngày không coi đó là nỗi sợ hãi. Pháp luật nghiêm minh hơn, thì chuyện “làm luật” giữa thanh thiên bạch nhật của lực lượng tuần tra giao thông sẽ không còn đất sống”.
Theo Người đưa tin
Gần 90% phương tiện chạy quá tốc độ 80 km
Theo kết quả kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, số phương tiện vượt quá tốc độ 80 km một giờ chiếm đến 80 - 90%. Có phương tiện trong một tháng phóng quá tôc đô gần 1.000 lân, với vận tốc phổ biến 120 - 130 km một giờ.
Ngày 19/8, tại hội nghị của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải tổ chức tại Đà Nẵng, Phó chánh thanh tra Thạch Như Sỹ cho hay, theo kết quả kiểm tra hệ thống thiết bị giám sát hành trình được Bộ Giao thông thực hiện, số phương tiện chạy quá tốc độ diễn ra khá phổ biến.
"Theo quy định, doanh nghiệp có trên 20% lượt phương tiện vi phạm tốc độ trong một tháng sẽ phải tước giấy phép. Nếu phạt nguội phương tiện vi phạm qua hộp đen thì e rằng cả nước sẽ không còn doanh nghiệp vận tải", ông Sỹ nói.
Kiểm tra 30 doanh nghiệp lắp hộp đen, Bộ Giao thông phải ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh của 8 đơn vị, yêu cầu hàng loạt doanh nghiệp khác khắc phục "khuyết tật" hộp đen. "Việc cần làm trước mắt là tuyên truyền cho các doanh nghiệp, tài xế tuân thủ luật giao thông", ông Sỹ nói thêm.
Thanh tra giao thông kiểm tra, nhắc nhở tài xế về thiết bị giám sát hành trình. Ảnh: N.Đ
Hiện có thực trạng các doanh nghiệp vận tải tìm cách đối phó với các quy định đảm bảo an toàn giao thông. Cụ thể, gần 84% doanh nghiệp lập bộ phận theo dõi an toàn giao thông nhưng không hoạt động. Ngoài ra, 11/49 doanh nghiệp được kiểm tra không quản lý, điều hành phương tiện kinh doanh vận tải đúng quy định cùng hơn 16% doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động...
Công tác quản lý, cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng container vẫn bỏ trống ở nhiều địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạt hơn 6%, TP HCM hơn 12%. "Các cuộc thanh tra ở địa phương phát hiện rất ít vi phạm. Chỉ khi đoàn từ Bộ vào mới phát hiện vi phạm. Nguyên nhân có thể do chuyên môn nghiệp vụ của thanh tra viên hoặc còn tâm lý nể nang, thiếu quyết liệt", ông Sỹ nói.
Chánh thanh tra Bộ Giao thông Nguyễn Văn Huyện cho biết, Tổng cục Đường bộ đang xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình. Bộ cũng giao Vụ An toàn Giao thông nghiên cứu bổ sung hành vi vi phạm, tăng mức phạt đối với một số vi phạm về hoạt động vận tải khách, bến xe trong dự thảo xử phạt vi phạm hành chính.
Theo Nguyễn Đông
Chống đối Cảnh sát giao thông sẽ bị phạt 20 triệu đồng Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sắt của Bộ giao thông vận tải, tới đây hành vi chống lại người thi hành công vụ sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng. Bộ Giao thông vận tải vừa hoàn thành Dự thảo Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sắt...