Tiết lộ gây sốc của nạn nhân thảm kịch rơi máy bay
Một nạn nhân sống sót trong thảm kịch rơi máy bay ở dãy núi Andes vào năm 1972 đã kể lại những giây phút kinh hoàng các nạn nhân phải ăn thi thể đông cứng để chờ ngày được giải cứu. Câu chuyện về họ được đăng trong cuốn sách dự kiến xuất bản vào tháng 3 2016 tới đây.
Bác sĩ Canessa hiện tại và khi gặp tai nạn năm 1972
Ăn thịt tử thi để sinh tồn
Khi đó, Roberto Canessa mới 19 tuổi, là sinh viên y khoa năm thứ hai của trường Cao đẳng Christian Brothers, Uruguay. Chiếc máy bay chở ông cùng những cầu thủ trong đội bóng bầu dục và cũng là những người bạn từ thời thơ ấu, đã bị rơi xuống dãy núi Andes hẻo lánh vào buổi chiều muộn 13-10-1972 sau khi thi đấu từ Chile trở về.
Vào thời điểm gặp nạn, máy bay chở 45 người nhưng chỉ có 27 người sống sót. Canessa và một người khác đi bộ trong 10 ngày để nhờ sự giúp đỡ nhưng trong thời gian chờ được giải cứu, họ phải đối mặt với cơn đói hành hạ trong điều kiện nhiệt độ giảm sâu xuống âm 40 độ C vào ban đêm. Đầu óc và cơ thể họ bắt đầu suy kiệt. Da Canessa tái xanh, ngón chân bắt đầu đen lại vì chứng hạ thân nhiệt.
Đến ngày thứ 17, thêm 8 người thiệt mạng do tuyết lở. Vài tuần sau đó, 3 người khác cũng tử vong do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Lúc này chỉ còn 16 người sống sót, nhưng cơ hội sống với họ vẫn rất mong manh. Khi đó, đội cứu hộ cũng như gia đình các nạn nhân đều cho rằng họ đã thiệt mạng. “Trời lạnh thấu xương. Chúng tôi ở trong môi trường không có sự sống, chỉ có tuyết và sao ở trên cao”, Canessa cho biết.
Kể lại với báo Dailymail của Anh, Canessa cho biết, những người sống sót buộc phải đưa ra quyết định đầy khó khăn và đau đớn là ăn thịt tử thi đông cứng để tồn tại sau khi nhu yếu phẩm mang theo cạn kiệt cũng như hy vọng được giải cứu ngày càng trở nên mong manh.
Video đang HOT
“Chỉ sau vài ngày, chúng tôi có cảm giác cần phải ăn thịt họ để tồn tại. Nếu không, chúng tôi sẽ trở nên quá yếu sau một thời gian dài thiếu ăn. Chúng tôi biết rõ đó là giải pháp, nhưng thực hiện nó thì thật khủng khiếp”, Canessa kể lại, “Thi thể bạn bè và đồng đội vùi trong băng tuyết chứa nguồn protein quan trọng giúp chúng tôi sống sót, nhưng liệu chúng tôi có dám không? Chúng tôi đấu tranh tư tưởng trong thời gian dài. Tôi có cảm giác mình đang đánh cắp linh hồn họ. Nhưng sau đó tôi lại nghĩ, nếu tôi chết, cơ thể tôi cũng có thể được sử dụng để cứu sống những người khác”.
Theo người đàn ông hiện đã 59 tuổi này, đó là một quyết định không ai mong muốn nhưng họ không còn sự lựa chọn nào khác. “Lần lượt từng người một, chúng tôi phá vỡ điều cấm kỵ. Và một khi đã quyết định, mọi việc không thể đảo ngược”, Canessa nói.
May mắn được giải cứu
Sau 72 ngày kể từ chuyến bay định mệnh, 16 người may mắn sống sót đã được giải cứu, trong đó có Canessa, Gustavo Zerbino, Fito Strauch và Daniel Maspons. Đó là những người đã dùng lưỡi dao cạo và mảnh kính để cắt quần áo và xẻ thịt tử thi rồi đặt lên những tấm kim loại. Họ chỉ ăn những miếng thịt đó khi cơn đói hành hạ đến mức không chịu đựng
được nữa.
Mặc dù được ca ngợi là người hùng, nhưng họ cũng không tránh khỏi bị chỉ trích là kẻ ăn thịt người. Tuy nhiên, Canessa khẳng định, ở vào hoàn cảnh khắc nghiệt, họ chỉ còn cách làm vậy để kéo dài sự sống. “Khi bạn an toàn trong xã hội văn minh, bạn không thể tưởng tượng chúng tôi phải sống trong hoàn cảnh như vậy. Chúng tôi sống sót và dần dần, tất cả bản năng của bạn quay trở lại. Bản năng của bạn lúc đó chỉ là để sống sót. Bạn trở thành một chiếc máy. Tất cả những gì bạn có thể nghĩ là ăn gì, ngủ ở đâu để tồn tại”, Canessa giải thích. Sau vụ tai nạn, ông tiếp tục theo học ngành y khoa và trở thành bác sĩ phẫu thuật tim hàng đầu.
Theo_An ninh thủ đô
Tiết lộ việc Ukraine "mất" Crimea và hành động của Nga
Tổng thống Vladimir Putin từng nói rằng Nga lấy lại được Crimea mà "không tốn bất kỳ một viên đạn nào". Vậy thực hư câu chuyện là ra sao?
Tờ Pravda (Nga) mới đây cho công bố tài liệu ghi nội dung cuộc gặp của Hội đồng Quốc phòng An ninh Ukraine (NSDC) hôm 28/2/2014, chỉ một ngày sau khi các tay súng không xác định danh tính chiếm giữ trụ sở chính quyền, quốc hội tại vùng lãnh thổ này.
Tại phiên họp, những quan chức Ukraine vừa mới lên nắm quyền sau "Cách mạng nhân phẩm" (tức chính biến Maidan) đau đầu với câu hỏi làm sau để ngăn cản Crimea sáp nhập vào Nga. Quyết định cuối cùng là đành chấp nhận kịch bản này, vì mọi lựa chọn khác đều đưa tới hệ quả xấu hơn.
Oleksandr Turchynov, người lúc đó là quyền Tổng thống kiêm Chủ tịch Quốc hội, có nêu khả năng chiến tranh để giữ Crimea, nhưng Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk phản bác luận điểm này.
Các tay súng không rõ danh tính phong tỏa đường vào sân bay trong căn cứ Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol, Crimea.
"Chúng ta đang nói đến việc tuyên chiến với Nga. Ngay sau hành động này, người Nga sẽ ra tuyên bố với nội dung &'Bảo vệ công dân và những người nói tiếng Nga có quan hệ sắc tộc'... Kịch bản đó đã được Nga soạn sẵn và hành động của chúng ta chỉ đưa tới việc kích hoạt trên thực tế", tài liệu giải mật cuộc gặp ghi.
Ông Yatsenyuk chỉ ra rằng, tại thời điểm đó, ngân khố quốc gia trống rỗng và Ukraine không có nguồn lực quân sự để bảo vệ Kiev trước khả năng Nga đưa quân tham chiến. Thủ tướng Ukraine đề xuất kêu gọi đàm phán chính trị qua kênh trung gian nước ngoài theo hướng trao quyền tự trị nhiều hơn cho Crimea, trong khoảng thời gian đó xây dựng lại quân đội.
Những người phản đối ông Turchynov tại cuộc gặp còn có Chủ tịch Ngân hàng Nhà nước Stepan Kubiv và cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko - "Nữ hoàng tóc tết" mới ra tù trước đó ít lâu. Bà Tymoshenko nhìn nhận, ông Putin muốn áp dụng lại kịch bản năm 2008 với cuộc chiến tranh hạn chế nhằm vào Gruzia.
"Ông ta (Putin) chỉ đợi chúng ta hành động để có cớ can thiệp. Hãy nhớ (Tổng thống Gruzia) Saakashvili đã mắc lỗi thế nào để rồi thất bại thảm hại ra sao. Tôi đề nghị các vị suy nghĩ 7 lần trước khi hành động", bà Tymoshenko nói.
Ông Turchynov sau đó nhận được cuộc điện thoại từ Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Sergei Naryshkin. Quyền Tổng thống Ukraine thông báo lại với các thành viên tham dự cuộc họp, nội dung như sau: "Ông Naryshkin chuyển lời của Tổng thống Putin.
Ông ấy nói là Moskva sẵn sàng đưa ra những quyết định cứng rắn về Ukraine một khi công dân Nga và những người nói tiếng Nga (ở Ukraine) bị xâm hại. Có lẽ họ muốn nói tới khả năng điều quân, mà không chỉ tới mỗi Crimea.
Ông Naryshkin truyền đạt thông điệp của ông Putin là, nếu có một người mang quốc tịch Nga thiệt mạng, Nga sẽ tuyên bố chúng ta là tội phạm chiến tranh và truy lùng trên phạm vi toàn thế giới".
Tiếp đó, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (SBU) Valentin Nalivaichenko thông báo, quân Nga đã triển khai binh sĩ cùng vũ khí hạng nặng trên toàn tuyến biên giới; Mỹ vả Đức yêu cầu Ukraine không có hành động gì, bởi nếu không ông Putin sẽ có cớ để phát động một cuộc chiến tranh quy mô lớn. NSDC sau đó tiến hành bỏ phiếu.
Ở đó chỉ có mỗi ông Turchynov ủng hộ kế hoạch tuyên bố tình trạng chiến tranh. Mọi việc sau đó thì ai cũng biết: Crimea sáp nhập vào Nga thông qua tiến trình pháp lý về trưng cầu dân ý, còn Kiev thì chấp nhận ngồi nhìn, vì lo sợ sẽ mất toàn bộ đất nước.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Nga chỉ dừng ở Crimea mà không tiến thêm? Điện Kremlin luôn tuyên bố, chính biến Maidan là cuộc đảo chính vi hiến. Tức là về mặt kỹ thuật, Nga hoàn toàn có cớ để can thiệp, vì chỉ cần có lời đề nghị chính thức từ ông Viktor Yanukovych, Tổng thống Ukraine mới chạy sang Nga và được Mosvka coi là người nắm quyền hợp pháp.
Nga không làm tới, không muốn xâm lấn các vùng đất khác ở Ukraine để rồi phải đối mặt với hệ quả to lớn từ cộng đồng quốc tế. Moskva chỉ muốn Crimea, nơi Nga đặt căn cứ hạm đội Biển Đen, nơi có đông cộng đồng người Nga sinh sống. Những diễn biến sau đó ở miền Đông Ukraine cho thấy, Moskva không có ý tạo xung đột và can thiệp quy mô lớn.
Theo TTXVN
Tiết lộ bằng chứng việc lính Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác với IS Tờ báo Cumhuriyet vừa công bố nội dung cuộc điện thoại giao dịch giữa binh lính Thổ Nhĩ Kỳ và các tay súng IS đang hoạt động tại biên giới Syria. Các phần tử IS vẫy tay chào binh lính Thổ Nhĩ Kỳ bên kia biên giới. Tờ báo Cumhuriyet vừa qua đã công bố bằng chứng mới nhất về sự hợp tác...