Tiết lộ đường dây cá độ gây chấn động Premier League: Calciopoli xứ sương mù?
Sự khác biệt giữa Premier League và Serie A chính là sự khốc liệt và tốc độ trong lối chơi nhưng giữa hai nền bóng đá hàng đầu châu Âu này có một điểm chung không thể ngờ tới- scandal bán độ.
Năm 2006, bóng đá Italia rúng động bởi bê bối dàn xếp lớn chưa từng có khiến Juventus bị tước danh hiệu vô địch và đánh tụt hạng, Milan cùng nhiều đội bóng khác bị trừ điểm, một số cầu thủ bị bắt…, đã ảnh hưởng lớn đến uy tín của một giải đấu hoa mỹ như Serie A. Chứng kiến góc tối của bóng đá Ý, FA cảm thấy tự hào khi sự giàu có mà cầu thủ đến chơi bóng ở Anh được hưởng đã biến Premier League thành giải đấu hấp dẫn và trong sạch số 1. Tuy nhiên, tiết lộ mới đây của cựu thủ quân CLB Southampton (1996-2008) Claus Lundekvam đã khiến niềm kiêu hãnh của FA bị giáng một đòn mạnh.
Trong bài phỏng vấn với một tờ báo tại quê nhà Na Uy, Claus Lundekvam đã tiết lộ sự thật gây choáng váng- anh cùng nhiều đồng đội và các thủ quân của những đội bóng đang chơi ở Premier League thời điểm đó đã thường xuyên móc nối với nhau để thực hiện việc cá độ. Theo lời kể của cựu thủ quân Southampton thì họ cá độ hầu như hàng tuần. Cá độ là hành vi được cho phép tại Anh nhưng đưa các trận đấu của chính đội mình ra cá cược thì đã vi phạm luật. Bất chấp quy định, các cầu thủ vẫn đổ hàng nghìn bảng vào trò đỏ đen mà phớt lờ công chúng yêu bóng đá.
Claus Lundekvam (phải) khi còn khoác áo Southampton- Ảnh Internet
Dàn xếp tỷ số trá hình
Hình thức mà Lundekvam và các chiến hữu lựa chọn rất khôn ngoan. Nhằm che mắt được cơ quan chức năng và không để kết quả trận đấu rơi vào vòng nghi vấn, họ thường cá cược những chi tiết nhỏ trong trận như đội giao bóng, ném biên, đá phạt góc nhận thẻ vàng hoặc penalty trước. Cầu thủ từng 40 lần khoác áo tuyển quốc gia Na Uy còn khẳng định không bao giờ tham gia độ kết quả: “Chúng tôi không bao giờ thực hiện việc dàn xếp tỷ số. Đó là điều chúng tôi tránh xa vì chúng tôi là những cầu thủ chuyên nghiệp. Việc cá cược của chúng tôi chỉ mang tính tiêu khiển giải trí chứ không phải là dàn xếp tỷ số.”
Video đang HOT
Tuy nhiên, đây chỉ là lời giải thích mang tính ngụy biện. Theo các chuyên gia bóng đá việc độ ném biên, phạt góc, sút phạt… sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới diễn viến của trận đấu, thậm chí nó còn khiến cho trận cầu diễn ra theo hướng hoàn toàn khác và tác động tới tỷ số cuối cùng. Dù Lundekvam có dùng ngôn từ nào để thuyết phục thì lãnh đạo FA hay hàng triệu fan của Premier League trên toàn thế giới khó mà chấp nhận lời giải thích nói trên.
Kinh hoàng hơn là việc cá độ trên xảy ra một cách có hệ thống ở Premier League. “Tôi biết chuyện cá độ xảy ra ở hầu khắp các đội bóng khác. Những cầu thủ như chúng tôi vẫn sống trong một thế giới như thế. Tham gia những trò cá cược như thế là phong cách sống của chúng tôi, và nó mang lại sự hứng khởi. Cứ dân độ chơi gì thì cầu thủ có thể chơi cái đó.”
Câu nói của Lundekvam khiến người hâm mộ ái ngại cho sự trong sạch của môn túc cầu khi nhân phẩm của cầu thủ bị bào mòn bởi sức hút từ tiền bạc. Điều họ mong mỏi nhất hiện tại là hành động thiết thực của cơ quan chức năng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đức - Hy Lạp: Sao lại cần sự can thiệp của chính trị?
Chỉ riêng khía cạnh chuyên môn thôi, tuyển Đức nếu chơi đúng sức hoàn toàn có thể đánh bại, thậm chí là thắng đậm Hy Lạp, đội bóng bị đánh giá là yếu nhất ở vòng tứ kết. Vậy tại sao phải cần đến sự can thiệp của chính trị?
Đức - Hy Lạp đã trở thành trận đấu được quan tâm ở nhất vòng tứ kết EURO 2012. Không phải vì chuyên môn, mà là vì các vấn đề kinh tế, chính trị. Khi nền kinh tế chìm vào khủng hoảng, Hy Lạp đang được châu Âu bơm tiền để giải cứu. Là nền kinh tế mạnh, Đức có đóng góp lớn cho nhiều gói cứu trợ, bao gồm cả gói của Hy Lạp. Xét về bản chất, Đức chẳng khác gì "chủ nợ" trong khi Hy Lạp đóng vai trò "con nợ". Đã là "con nợ" thì phải biết "nghe lời", muốn được có tiền thì phải biết chấp nhận "hy sinh vài thứ", trong đó có cả bóng đá?
Mới đây, một tờ báo của Đức đã in một hình biếm họa, mà nội dung của nó mô tả một phát ngôn viên của chính phủ đưa ra thông điệp rằng: "Quan điểm của chúng ta về Hy Lạp liên quan tới vấn đề cứu trợ sẽ phụ thuộc vào trận tứ kết". Tất nhiên, đây không phải là quan điểm của chính phủ Đức, mà chỉ là lời khiêu khích của một tờ báo. Quả thực bóng đá đóng vai trò quan trọng đối với nước Đức, trong đó có cả vấn đề hình ảnh, thể diện. Nhưng khi sự chênh lệch giữa tuyển Đức và Hy Lạp quá lớn, về truyền thống, lịch sử lẫn sức mạnh hiện tại, người Đức không cần phải gây sức ép.
Có hay không sự can thiệp chính trị sẽ tác động đến kết quả trận Đức - Hy Lạp - Ảnh Getty
Dù 8 năm về trước Hy Lạp đã vô địch EURO (2004) trong khi lần gần nhất Đức bước lên đỉnh cao châu Âu đã cách đây 16 năm (1996), giữa hai nền bóng đá tồn tại khoảng cách khủng khiếp.
Đức đã 3 lần vô địch thế giới, 12 lần lọt vào bán kết World Cup, nhiều hơn cả Brazil và Italia. Ở EURO, họ cũng đã 3 lần bước lên đỉnh cao và 3 lần là Á quân. Trong 3 giải lớn gần đây, gồm 2 VCK World Cup và 1 EURO, Đức đều lọt vào bán kết, và họ hiện là đương kim Á quân EURO.
Hy Lạp đã viết nên câu chuyện thần kỳ 8 năm về trước. Nhưng đó là tất cả đối với bóng đá Hy Lạp. Họ chỉ mới 2 lần lọt vào VCK World Cup. Từ sau đỉnh cao 2004, bóng đá Hy Lạp cứ thế xuống dốc.
Bayern Munich của Đức đã 4 lần vô địch C1/Champions League, chỉ kém Real Madrid (9), AC Milan (7) và Liverpool (5). Cộng thêm thành tích của Hamburg và Borussia Dortmund, bóng đá Đức đã 6 lần bước lên đỉnh cao châu Âu cấp CLB. Trong khi đó, xuyên suốt lịch sử, các CLB Hy Lạp chỉ 1 lần lọt vào trận chung kết Cúp C1, đó là trường hợp của Panathinaikos năm 1971 (thua Ajax 1-2).
Lợi nhuận mà Bundesliga (171 triệu euro mùa 2010-11), giải đấu cao nhất của Đức, thu về thậm chí còn gấp đôi so với Premier League (75 triệu). Thêm vào đó, số khán giả trung bình đến các sân ở Đức là 42.100 người, nhiều nhất trên toàn châu Âu.
Giải Super League của Hy Lạp là một bức tranh hoàn toàn đối lập với các vụ bê bối dàn xếp tỉ số, khán giả lèo tèo và tình trạng bạo lực như cơm bữa. Bản quyền truyền hình cả năm của Super League vỏn vẹn 44,35 triệu euro, chỉ cao hơn một chút so với giá của Mario Gomez khi anh chuyển đến Bayern Munich.
Tại EURO 2012, Hy Lạp bị đánh giá là một trong những đội yếu nhất giải. Họ đã gặp rất nhiều may mắn, đặc biệt ở trận cuối gặp Nga, để vượt qua vòng bảng và giành vé vào tứ kết. Nên nhớ rằng, bảng A của Hy Lạp bị xem là bảng đấu kém chất lượng nhất. Đức là đội duy nhất toàn thắng 3 trận, trận nào cũng thắng ấn tượng, và nên nhớ rằng bảng B là bảng đấu tử thần.
Khi Karagounis vắng mặt đêm nay vì án treo giò, ngôi sao lớn nhất của Hy Lạp là Georgios Samaras. Tiền đạo này từng khoác áo Man City từ năm 2006 đến năm 2008, khi giới chủ Ả rập chưa mua lại Man Xanh. Vì không thể hiện được mình, Samaras phải chạy sang Scotland, đá cho Celtic, ở giải đấu có chất lượng khá thấp của châu Âu.
Tuyển Đức hiện tại tràn ngập ngôi sao, đang khoác áo của Bayern Munich, Real Madrid hay Arsenal. Lứa cầu thủ hiện tại của họ được hứa hẹn sẽ tạo nên một thế hệ vàng mới cho bóng Đức.
Tóm lại, chỉ riêng trong lĩnh vực bóng đá, Đức đã bỏ xa Hy Lạp về mọi mặt. Vậy tại sao phải cần đến sự can thiệp của chính trị?
Nếu không thể vượt qua được Hy Lạp, bằng chính năng lực của mình, thì Đức quả thực không xứng đáng với vị thế ứng viên hàng đầu cho chức vô địch EURO 2012.
Theo Bưu Điện Việt Nam
UEFA nhẹ tay với Jack Wishere, Arsenal thở phào Ngôi sao của Arsenal Jack Wilshere đã bị LĐBĐ châu Âu (UEFA) tuyên án phạt vì đã vi phạm quy định, cá cược chính trận đấu của đội bóng mình đầu quân. Tiền vệ Jack Wilshere- Ảnh Getty Trước khi trận đấu giữa Arsenal và Olympiakos diễn ra mùa giải năm ngoái, Jack Wilshere đã lên trang cá nhân Twitter của mình cá...