Tiết lộ đơn vị gián điệp siêu bí mật của Nhật
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được cho là có một đơn vị bí mật do thám khắp thế giới mà cả thủ tướng nước này cũng không hay biết.
Trung tâm huấn luyện quân sự Kodaira được cho là nơi đào tạo điệp viên bí mật của Nhật Bản – Ảnh: The Japan Times
Kyodo News dẫn lời một số cựu quan chức quốc phòng Nhật cho biết các thành viên của đơn vị nói trên hoạt động tại Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ba Lan cùng nhiều nước khác và đã cài cắm thành công ít nhất một điệp viên vào CHDCND Triều Tiên.
Cũng theo nguồn tin trên, hàng chục điệp viên tham gia thu thập thông tin tình báo ở hải ngoại bằng tên giả đồng thời thiết lập một mạng lưới cộng tác viên ở nhiều nước với kinh phí hàng trăm triệu yen. Hoạt động của cơ quan này bí mật đến mức chính phủ, quốc hội và thậm chí nhiều đời thủ tướng Nhật được cho là hoàn toàn không biết đến sự tồn tại của nó, theo Kyodo News.
Những tiết lộ nói trên khiến dư luận Nhật chấn động và buộc Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera phải tổ chức họp báo để phản hồi. Trước các phóng viên, ông cho hay: “Tôi đã xác minh với Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ mặt đất (GSDF – NV) và được báo rằng không hề tồn tại một đơn vị như vậy trong quá khứ lẫn hiện tại”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo tờ The Japan Times, phát biểu của ông Onodera không thể hạ nhiệt vụ việc khi một số người tự xưng là cựu thành viên của đơn vị nói trên liên tục xuất hiện, tiết lộ với báo giới nhiều chi tiết chưa từng được biết đến.
Một nguồn tin cho biết đơn vị tình báo bí mật được thành lập từ thời Chiến tranh lạnh và có đại bản doanh đặt trong một tầng hầm nằm sâu dưới lòng đất ở trụ sở Bộ Quốc phòng Nhật. Ban đầu, mục tiêu do thám chủ yếu là Liên Xô còn hiện nay là Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.
The Japan Times dẫn lời một cựu điệp viên cho biết những người được tuyển chọn trải qua khóa huấn luyện nghiêm ngặt về tâm lý chiến, theo dõi, thâm nhập và giám sát tại Trung tâm Kodaira, nằm ở một căn cứ phía tây Tokyo.
Theo nguồn tin, lớp của ông này có 8 người, đến từ cả 3 lực lượng phòng vệ mặt đất, trên không và trên biển. Sau khi “tốt nghiệp”, họ được phái ra nước ngoài dưới thân phận nhân viên của các công ty thương mại hoặc những cơ quan “vô thưởng vô phạt” của chính phủ Nhật và phối hợp hoạt động với các đồng nghiệp Mỹ.
Cựu điệp viên kể rõ ông từng dẫn dụ thành công một người Triều Tiên đào tẩu sống tại Nhật và cử người này về nước để làm gián điệp. Trong suốt quá trình hoạt động, các điệp viên bị cấm liên hệ với người thân, không được có những giao du “ngoài nhiệm vụ” và họ thậm chí không biết tên thật của nhau. Cấp trên của họ là một số quan chức cấp cao của cơ quan tình báo và quốc phòng “nhưng không phải là bộ trưởng”. Theo The Japan Times, nhiều người bị khủng hoảng tâm lý và phải xin giải ngũ vì không chịu được áp lực phải hoạt động ngoài vòng pháp luật.
Kyodo News dẫn lời các cựu quan chức quốc phòng Nhật cho biết đơn vị bí mật cho đến nay vẫn duy trì liên hệ chặt chẽ với các cơ quan tình báo Mỹ, với nhiệm vụ chủ yếu là do thám Trung Quốc và Triều Tiên, cũng như thu thập thông tin về những vụ tấn công khủng bố. Hiện nay, để phù hợp với tình hình mới, đơn vị đã được điều chỉnh mô hình hoạt động hiện đại hơn, gần với CIA của Mỹ hay Cơ quan Tình báo đối ngoại MI6 của Anh.
Ngoài tuyên bố nói trên của Bộ trưởng Onodera, chính phủ Nhật chưa có phản ứng gì thêm. Đáng chú ý là những thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe vừa vận động thành công để Hạ viện thông qua dự luật siết chặt bảo vệ an ninh quốc gia và trừng phạt nặng những người rò rỉ thông tin nhạy cảm.
Theo TNO
Kyodo: Tình báo Nhật qua mặt cả Thủ tướng
Các tổ tình báo quân sự ở nước ngoài của Nhật Bản hoạt động độc lập mà Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng đều không hay biết.
Ngày 27/11, tờ Kyodo News của Nhật Bản cho hay Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện đang điều hành nhiều tổ tình báo bí mật hoạt động ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác mà Thủ tướng Shinzo Abe và các cơ quan chính phủ khác không hề hay biết.
Kyodo dẫn lời một cựu chỉ huy tình báo quân sự cao cấp Nhật Bản cho hay các tổ tình báo quân sự này hoạt động độc lập mà không phải báo cáo với Thủ tướng hay Bộ trưởng Quốc phòng, phớt lờ nguyên tắc kiểm soát dân sự đối với lực lượng vũ trang.
Thủ tướng Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Onodera tham dự một buổi duyệt binh
Theo nguyên tắc kiểm soát dân sự đối với lực lượng vũ trang, tất cả các hoạt động của lực lượng vũ trang Nhật Bản đều phải được đặt dưới sự kiểm soát của người lãnh đạo không xuất thân từ quân đội, mà trong trường hợp này là Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera.
Theo Kyodo, từ lâu Phòng Tham mưu Bộ binh của quân đội Nhật Bản đã thành lập một đơn vị gián điệp chuyên xây dựng căn cứ bí mật ở nước ngoài để thu thập tin tức tình báo. Tất cả các thành viên của đơn vị tuyệt mật này đều phải trải qua các khóa huấn luyện đặc biệt về gián điệp và phản gián.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đơn vị tình báo quân sự này chủ yếu thu thập thông tin về Trung Quốc, Triều Tiên và Liên Xô, đồng thời liên tục di chuyển căn cứ từ nơi này qua nơi khác. Gần đây nhất, đơn vị này đã thiết lập 3 căn cứ bí mật ở Ba Lan, Hàn Quốc và Nga.
Kyodo cho hay tất cả các loại hồ sơ trong quân đội của các điệp viên này đều bị xóa sạch và tiêu hủy trước khi họ được cử đi làm nhiệm vụ ở nước ngoài dưới vỏ bọc nhân viên các cơ quan chính phủ khác của Nhật Bản. Một số điệp viên đóng vai là nhân viên chi nhánh ở nước ngoài của các công ty lớn tại Nhật Bản.
Trong quá trình hoạt động ở nước ngoài, các điệp viên này thu thập thông tin tình báo về tình hình chính trị và an ninh cũng như quân sự trên khắp thế giới và báo cáo các thông tin thu thập được với Phòng Tham mưu Bộ binh mà không phải nêu rõ nguồn tin.
Sau khi thông tin này được Kyodo công bố, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết ông "không hề biết gì" về sự tồn tại cũng như hoạt động của đơn vị tình báo quân sự này. Hiện vẫn chưa rõ đơn vị này được cấp ngân sách như thế nào khi các hoạt động của họ không được báo cáo trước chính phủ.
Theo Chosun
Trung Quốc rất "ngán" Hải quân Nhật Sức mạnh hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc đang nổi lên là một thách thức lớn nhất đối với quân đội Nhật Bản kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Chính vì thế, năm nay, Tokyo đã chính thức đặt dấu chấm hết cho một thập kỷ cắt giảm chi tiêu quân sự bằng một mức tăng 0,8%, đưa ngân...