Tiết lộ doanh nghiệp đầu tiên trúng thầu làm cao tốc Bắc – Nam
Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Cam Lộ – La Sơn hiện đã tổ chức đấu thầu và chọn được 2 liên danh nhà thầu xây lắp.
Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2021 đoạn Cam Lộ – La Sơn là 1 trong 3 dự án (cùng với đoạn Cao Bồ – Mai Sơn, cầu Mỹ Thuận 2) được Nhà nước bố trí vốn sẵn nên chỉ tổ chức đấu thầu trong nước, không đấu thầu quốc tế.
Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh được giao làm đại diện chủ đầu tư.
Tư vấn giám sát gồm: Tổng công tư vấn thiết kế GTVT – CTCP, công ty tư vấn thiết kế GTVT 4, công ty CP tư vấn xây dựng giao thông 5, công ty CP Tấn Phát, công ty CP xây dựng VNC, công ty CP tư vấn Trường Sơn.
Tổng mức đầu tư cao tốc Cam Lộ – La Sơn khoảng 7.669 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
Dự án được Bộ GTVT chia làm 11 gói thầu xây lắp, quy mô mỗi gói thầu khoảng 500 – 600 tỷ đồng. Công tác tổ chức đấu thầu theo quy định của luật Đấu thầu và nghị định về đấu thầu của Bộ KH&ĐT.
Video đang HOT
Dựa trên các quy định trên, Bộ GTVT đã tổ chức đấu thầu chọn được 2 liên danh nhà thầu thi công dự án. Gói thầu XL01 (Km0 000 – Km15 000) dài 15km do liên danh công ty CP Đầu tư và xây dựng 703 – tổng công ty Thành An thi công xây lắp. Giá trị gói thầu 510 tỷ đồng, thi công trong 24 tháng.
Gói thầu XL02 (Km15 000 – Km26 500) dài 11,5km. Gói thầu này có thời gian thi công 24 tháng, nhà thầu thi công là liên danh tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, công ty CP Xây dựng dịch vụ và thương mại 68, công ty CP Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu 168 Việt Nam. Tổng giá trị xây lắp của gói thầu là 575 tỷ đồng.
Tổng công ty xây dựng Trường Sơn và tổng công ty Thành An là 2 đơn vị xây lắp lớn của Bộ Quốc phòng có nhiều kinh nghiệm trong thi công các công trình giao thông lớn.
Đại diện Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, đoạn Cam Lộ – La Sơn là đường cao tốc nhưng quy mô giống như đường cấp 3 (2 làn xe, bề rộng nền đường là 12m) nên việc thi công không có gì phức tạp. Tuy nhiên, đây là dự án trọng điểm nên yêu cầu về năng lực, kỹ thuật, tài chính đưa ra đối với các nhà thầu cao hơn so với đường cùng quy mô.
Căn cứ yêu cầu quy mô thiết kế của dự án, Bộ GTVT đưa ra tiêu chí mời thầu. Trên cơ sở mời thầu, nhà thầu nào đạt năng lực thi công (có kinh nghiệm từng thi công các dự án tương tự), đảm bảo thiết bị máy móc, kỹ thuật, con người, đặc biệt là năng lực về tài chính sẽ được lựa chọn.
Bên cạnh 2 gói XL01, XL02 đã chọn được nhà thầu xây lắp, 9 gói còn lại của dự án Cam Lộ – La Sơn sẽ được Bộ GTVT mời thầu vào tháng 10 tới, dự kiến đến đầu năm 2020 sẽ đồng loạt chọn được các nhà thầu thi công trên cả 11 gói thầu.
Theo Vietnamnet
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ được trình Quốc hội vào tháng 5/2020
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Trong cuộc họp ngày 18/9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp chuẩn bị Đề án về chủ trường xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ, cơ quan hữu quan, như Bộ Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an...
Sau khi nghe báo cáo và trình bày ý kiến của các đơn vị tham dự, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận, do vai trò ý nghĩa đặc biệt của hành lang giao thông Bắc-Nam, nên kế hoạch đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được xem là hết sức quan trọng.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ được trình Quốc hội vào tháng 5.2020. (Ảnh minh họa)
Bộ Giao thông vận tải và tổ tư vấn đã hoàn thành "Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam".
Để tăng tính thuyết phục, Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo tư vấn nghiên cứu, chuẩn bị kĩ nội dung của đề án, nhất là làm rõ kinh nghiệm quốc tế, vấn đề nội địa hóa, lựa chọn tốc độ chạy tàu, cơ cấu loại hình vận tải và tác động của dự án.
Bộ Giao thông vận tải và tổ tư vấn sẽ phải tính toán khả năng bố trí vốn đầu tư, lựa chọn giai đoạn đầu tư, dự kiến là trong giai đoạn 2021-2030 hoặc là sau năm 2030.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Hội đồng thẩm định nhà nước, Bộ Kế hoạch và đầu tư tập trung thẩm định, lựa chọn tư vấn đủ năng lực, kinh nghiệm.
Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải sẽ hoàn thiện báo cáo trình Chính phủ, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV vào tháng 5/2020.
Sau khi trình Quốc hội, nếu được thông qua, dự án sẽ được triển khai vào giai đoạn 2021-2030 hoặc sau 2030.
Giai đoạn 2021-2030, một hoặc hai đoạn tuyến đường sắt cao tốc sẽ được đề xuất xây dựng, ưu tiên đoạn TP.HCM đi sân bay Long Thành (Đồng Nai) và một số đoạn ưu tiên khác.
MINH TUẤN
Theo VTC
"Lên dây cót" cho các PMU Cao tốc Bắc - Nam sắp vào kỳ cao điểm. Vì thế, hơn lúc nào hết, Bộ GTVT muốn các Ban quản lý dự án (PMU) - vốn được ví như những "cánh tay nối dài" của Bộ này phải thực sự là những đơn vị thiện chiến trên đại công trường trọng điểm quốc gia. Lãnh đạo Bộ GTVT làm việc với...