Tiết lộ điều kiện Triều Tiên đưa ra để đàm phán với Mỹ
CHDCND Triều Tiên không đòi hỏi phải được công nhận là một cường quốc hạt nhân để bắt đầu các cuộc đàm phán, Nghị sĩ Duma Quốc gia Vitaly Pashin nói với Sputnik sau chuyến thăm Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Vào tháng 10, báo Nodon Synmun xuất bản một bài bình luận trong đó Triều Tiên đề xuất với Mỹ cùng chung sống hòa bình sau khi công nhận tình trạng hạt nhân của nước này.
Theo lời ông Pashin, Bình Nhưỡng đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán nói chung và đối với CHDCND Triều Tiên, tình trạng nào cũng không quan trọng: cường quốc hạt nhân hay “nước sở hữu hạt nhân”.
Ông nói thêm rằng, Triều Tiên đã đưa ra điều kiện của họ “vào sáng sớm lúc 2h30 một tên lửa được phóng ra, vượt 4,5 nghìn km”.
Video đang HOT
Đồng thời, nghị sĩ nói rằng Bình Nhưỡng vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân. Theo Pashin, CHDCND Triều Tiên tin rằng họ ở trong tình thế buộc phải “hung hăng”, còn các biện pháp chế tài chỉ làm cho đất nước trở nên mạnh hơn.
CHDCND Triều Tiên tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng đạt tới bất cứ điểm nào ở Mỹ bằng đầu đạn hạt nhân của mình, khi họ có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (MBE), Pashin thuật lại.
Với việc Triều Tiên tiến hành vụ thử vũ khí được cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tân tiến hơn, Trung Quốc đang chịu sức ép lớn phải áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế làm tê liệt Bình Nhưỡng, trong đó có việc cắt đứt nguồn cung dầu mỏ. Sau nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đối với Triều Tiên, Trung Quốc đã cam kết hạn chế hoạt động xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ cho Bình Nhưỡng.
Tuy vậy, ngày 29.11, đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cho biết, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi người đồng cấp Trung Quốc cắt nguồn cung dầu mỏ cho Triều Tiên. Việc cắt đứt hoàn toàn nguồn cung dầu mỏ sẽ là một bước đi quyết liệt.
Cộng đồng quốc tế không còn nhiều thời gian để đối phó với Triều Tiên. Song đó không phải lý do để hấp tấp đưa ra các biện pháp mà không đưa ra đánh giá toàn diện về tác động tiềm tàng của những biện pháp này. Vấn đề đầu tiên cần cân nhắc là tác động trực tiếp của biện pháp này tới chương trình vũ khí và hạt nhân của Triều Tiên.
Theo Danviet
Lời đe doạ lạ từ Triều Tiên sau lệnh trừng phạt của LHQ
Theo hãng thông tấn Yonhap, Triều Tiên ngày 8.8 đã lên tiếng đe dọa sẽ có những hành động "vật chất" để đáp lại việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa thông qua một nghị quyết trừng phạt mới, đồng thời gọi đây là một hành động khủng bố do Mỹ cầm đầu chống Bình Nhưỡng.
Người dân Hàn Quốc theo dõi thông tin về vụ thử tên lửa của Triều Tiên qua TV.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời một người phát ngôn của Ủy ban Hòa bình châu Á - Thái Bình Dương của Triều Tiên nhấn mạnh: "Kẻ thù không nên quên rằng chúng ta đã sẵn sàng không thương tiếc áp dụng các biện pháp chiến lược bao gồm cả các hành động vật chất bằng cách huy động tất cả sức mạnh của dân tộc".
Ngoài ra, Triều Tiên còn lên án cuộc tập trận bắng đạn thật mới nhất của lực lượng lính thủy đánh bộ Hàn Quốc được tiến hành gần biên giới trên biển phía Tây. Tuyên bố được đăng tải trên KCNA có đoạn nêu rõ: "Hàn Quốc không nên phát điên lên như vậy mà cần phải ghi nhớ rằng chúng ta có thể biến các đảo tiền tiêu ở phía Tây và ngay cả Seoul thành một biển lửa".
Các lệnh trừng phạt trước đây của LHQ đã khiến Triều Tiên giận dữ và thể hiện tham vọng hạt nhân không thay đổi thông qua các vụ thử tên lửa liên tiếp, và giới phân tích cho rằng điều này sẽ tiếp diễn. Ông Kyle Ferrier, Giám đốc Học vụ và Nghiên cứu tại Viện Kinh tế Hàn Quốc có trụ sở tại Mỹ (KEI), nhận định: "Căn cứ vào các hoạt động thử tên lửa gia tăng trong năm nay và những phản ứng trước đây đối với các lệnh trừng phạt của LHQ, có nhiều khả năng Triều Tiên sẽ triển khai một loạt các vụ thử tên lửa tầm ngắn trong những ngày hoặc tuần tới".
Trong khi đó, chuyên gia Jean Lee đến từ Trung tâm nghiên cứu Wilson nhận xét: "Có những quan ngại về việc Triều Tiên có thể đáp trả với các hành động thách thức hơn: tiến hành thêm các vụ thử công nghệ tên lửa, giúp nước này tiến gần hơn tới mục tiêu gắn đầu đạn hạt nhân lên một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) - hoặc một vụ thử hạt nhân khác".
Một chuyên gia phân tích châu Á cấp cao tới từ Tập đoàn tư vấn Eurasia thì cho rằng: "Bình Nhưỡng không có ý định tuân theo ý chí của cộng đồng quốc tế".
Tuy nhiên, theo chuyên gia Jean Lee, hiện chính quyền Triều Tiên đã đạt được một trong các mục tiêu, đó là một ICBM có khả năng vươn tới lục địa Mỹ, nên có thể mở ra một cánh cửa đối thoại. Chuyên gia Anthony Rinna, nhà phân tích tới từ nhóm nghiên cứu Trung-Triều thì cho rằng: "Triều Tiên vẫn cần cẩn trọng không khiêu khích Mỹ và các đồng minh nước này hơn nữa".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 7.8 cũng mở ngỏ đối thoại với Triều Tiên, nói rằng Washington sẵn sàng nói chuyện với Bình Nhưỡng nếu đối phương ngưng loạt phóng thử nghiệm hạt nhân của họ.
Phát biểu của ông Tillerson tại diễn đàn an ninh khu vực ở Philippines là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm kìm chế chương trình phi đạn và hạt nhân của Bình Nhưỡng sau những lời lẽ cứng rắn của Tổng thống Donald Trump.
Theo chuyên gia Ferrier, Bắc Kinh sẽ chứng tỏ cam kết thực thi các lệnh trừng phạt nhằm duy trì quan hệ tốt đẹp với Washington, khi cân nhắc về việc chính quyền Tổng thống Donald Trump phải dựa vào Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Tuy nhiên, chuyên gia Lee cho rằng: "Giới chức Mỹ chắc chắn hài lòng vì Trung Quốc ủng hộ các lệnh trừng phạt mới, song câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có gây sức ép đối với tất cả các thực thể liên quan hay không". Chuyên gia này cũng cho rằng các diễn biến mới đây của Triều Tiên cũng làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ Trung-Mỹ. Thêm vào đó, một chuyên gia tới từ Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) cho rằng việc loại Triều Tiên khỏi các đối tác thương mại, trong đó có các nền kinh tế châu Phi và Đông Nam Á, sẽ khiến Bình Nhưỡng thiệt hại "hàng trăm triệu USD" và làm tổn hại tới chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo Danviet
Quân đội Hàn Quốc có vũ khí khiến Triều Tiên sợ xanh hồn K2 Black Panther có hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân cùng giáp tổng hợp tuyệt mật có thể chịu đạn 120 mm bắn trực diện là loại tăng mà Triều Tiên sợ nhất hiện nay, theo nhận định của National Interest. K2 Black Panther là loại tăng mà Triều Tiên sợ nhất hiện nay. K2 Black Panther là xe tăng chiến...