Tiết lộ của tiểu thương về rau quả TQ
Khi đi qua xe ô tô chở cải bắp Trung Quốc, tôi thấy mùi kinh lắm. Dưa vàng, súp lơ, nấm kim châm, củ cải… đều là của Trung Quốc cả” – một người bán hoa quả ở Hà Nội tiết lộ.
“Viagra tự nhiên” bỗng thành… sát thủ
Lựu vốn được cho là một loại viagra tự nhiên, có tác dụng cực tốt cho đàn ông trong chuyện chăn gối. Vì thế, nhiều bà vợ chiều chồng đã chịu khó ngày ngày mua lựu về tách lấy hạt để ép nước cho chồng uống, hy vọng chồng được khoẻ mà mình lại được vui.
Thời gian gần đây, quả lựu cũng khiến cho không chỉ người lớn mà cả trẻ con cũng rất thích vì hạt mọng và có vị ngọt ngọt, chua thanh rất dễ chịu.
Tuy nhiên, thông tin cơ quan chức năng vừa phát hiện ra, cùng với mận, nho thì lựu Trung Quốc có chứa chất gây hại cho sức khoẻ đã khiến người tiêu dùng hoang mang.
Chị Thu, làm kế toán ở một công ty trên phố Lê Duẩn cho biết, thời gian gần đây, ngày nào chị cũng mua lựu về ép nước cho chồng uống. Cứ 2 quả lựu to là được một cốc nước lựu ngon lành. “Tôi nghe nói lựu tốt cho sức khoẻ, nhất là đối với đàn ông nên ngày nào cũng ép cho chồng uống. Không ngờ giờ lại trở thành hại người thân thế này. Không biết là mức độ độc hại đến đâu, tôi lo quá”. Nỗi lo của chị Thu không phải không có lý, khi chị mới chỉ có một cô con gái đầu lòng, và gia đình nhà chồng thì rất mong có cháu trai nối dõi tông đường.
Nhiều bà nội trợ khác sau khi biết thông tin cũng giật mình lo lắng và cho biết sẽ dừng ngay việc tiêu dùng các loại sản phẩm như lựu, nho, mận và những loại quả Trung Quốc khác. Nhanh nhạy không kém, những bà buôn hoa quả cũng dừng hoặc chí ít cũng giảm lượng nhập vào những loại quả này.
Tuy nhiên, điều khó khăn nhất cho các bà nội trợ là làm sao biết quả nào là quả có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi trên thực tế, những người bán hàng luôn úp úp mở mở, ít khí nói rõ xuất xứ của các loại quả mà mình bán.
Việc khó nhận biết các loại rau, hoa quả của Trung Quốc khiến người dân lo lắng
Theo anh Hồng, một người bán hoa quả tại chợ Ngọc Khánh thì hiện nay trên thị trường có một số loại quả có xuất xứ từ Trung Quốc đang bày bán khá phổ biến là: Nho xanh quả nhỏ (loại không hạt mà trẻ em rất thích ăn) nho loại quả to có màu hơi xanh nhưng giá chỉ khoảng 100.000/kg (trong khi nho Mỹ có giá đến 200.000đ/kg). Anh Hồng tiết lộ, các thùng nho nhập từ Trung Quốc luôn có một loại giấy đặc biệt tẩm hoá chất đậy ở phía trên cùng.
Video đang HOT
Táo luôn là thứ quả mà nhiều người thích ăn nhưng rất ngại mua phải quả của Trung Quốc. Theo một người bán hoa quả đáng tin cậy, táo Trung Quốc là loại rẻ có giá dưới 100.000đ/kg, có loại chỉ 25-30.000đ/kg, lúc đầu có màu xanh ăn giòn, để lâu sẽ chuyển dần sang màu hồng và bở. Nếu đúng là táo Mỹ hay táo New Zealand thì giá thấp nhất cũng đến 150.000đ/kg.
Ngoài ra, còn có các loại quả như lê mắc coọc (loại vỏ mỏng, bóng đẹp là của Trung Quốc, loại vỏ dày, xấu và hơi chát là của Việt Nam) cam không hạt (loại lúc đầu màu xanh, vỏ dầy dễ bóc, sau chuyển màu vàng) dưa vàng hồng vàng (loại quả to, dẹt, hơi vuông, có 4 khía, vỏ bóng đẹp không có vết xước, thâm như hồng ngâm của Việt Nam).
Mùa này, tại Hà Nội vẫn đang có rất nhiều nhãn được bày bán và người tiêu dùng cũng có tâm lý sợ đây là hàng nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo những người bán hoa quả thì hiện nay, do Việt Nam có loại nhãn cuối mùa nên đây vẫn là loại quả an toàn.
Nấm kim châm, súp lơ xanh… đều của Trung Quốc
Không chỉ có các loại quả mà hiện nay, khá nhiều loại rau được người nội trợ ưa dùng cũng có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trên hiện trường hiện đang cung cấp một loại rau có giá khá cao là súp lơ xanh. Đây là loại rau được cho là có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ và cả sắc đẹp (có nhiều chất collagen) nên được nhiều bà nội trợ ưu tiên trong thực đơn.
Tuy nhiên, theo một người bán rau tại chợ Ngọc Khánh, hiện nay do không phải mùa của loại súp lơ (cả xanh và trắng) nên hàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Không biết loại rau này có tẩm ướp gì không, nhưng theo nhiều người tiết lộ thì những người bán buôn loại rau này luôn đeo khẩu trang, còn những người bán lẻ thì không bao giờ ăn súp lơ mùa này. “Ngay cả chỉ mua về làm cỗ tôi cũng không dám, vì sợ độc hại. Vả lại, mình không dám ăn thì cũng không nên thắp hương hay mời người khác” – chị bán rau thành thật chia sẻ.
Chỉ nên mua những loại rau củ quả đúng mùa để tránh mua phải hàng Trung Quốc
Bắp cải trái mùa mà nhiều người bán ngoài chợ nói với khách là bắp cải Đà Lạt, thực chất đa số có xuất xứ từ Trung Quốc. “Khi đi lấy hàng ở chợ đầu mối, đi qua xe chở bắp cải là tôi phải bịt mũi vì mùi xộc ra rất kinh khủng. Tôi đoán chắc đó là mùi hoá chất” – chị này cho biết.
Những năm gần đây, nấm kim châm là một loại thực phẩm được nhiều người ưa dùng, nhất là trong các bữa lẩu. Tuy nhiên, một số người cũng cho biết, khi ăn loại nấm này thường thấy có mùi hắc, nồng rất khó chịu. Thực tế, nấm kim châm của Việt Nam không được bày bán nhiều mà chủ yếu là của Trung Quốc. Nấm của Việt Nam hình thức xấu hơn, hơi thâm, còn nấm của Trung Quốc thì lại trắng đẹp hơn.
Ngoài ra, mùa này còn có rất nhiều loại rau khác có nguồn gốc từ Trung Quốc vì chưa đến mùa của Việt Nam như củ cải trắng (loại củ to, đẹp là của Trung Quốc, loại nhỏ xấu là của Việt Nam) cải thảo, cải chip (loại cây to, bóng đẹp hơn loại của Việt Nam) khoai tây, cà chua (loại quả nhỏ, dài, vỏ mỏng và đỏ sậm) và cà rốt.
Hầu hết những người bán rau, củ quả đều có một lời khuyên dành cho người nội trợ, đó là nên ăn “mùa nào thức nấy”, không nên cố mua những loại rau quả trái mùa, vừa chịu giá đắt mà lại dễ mua phải hàng nhập kém chất lượng.
Theo 24h
Phát hiện hàng loạt hoa quả TQ có "độc"
Một loạt hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, Cục BVTV cũng đã khuyến cáo người dân nên hạn chế sử dụng giá đỗ ngoài chợ vì mất ATTP nghiêm trọng.
Hóa chất độc có thể làm hỏng gan, thận
Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau khi phát hiện nho, táo, lê Trung Quốc có dư lượng thuốc BVTV, đơn vị này đã nâng tần suất giám sát các lô hàng hoa quả nhập khẩu từ thị trường này.
Theo đó, trong khoảng thời gian từ ngày 10/8 đến 10/9, cơ quan chức năng đã phát hiện thêm một mẫu mận tươi nhập từ Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn có chứa dư lượng carbendazim và một mẫu lựu có chứa hoạt chất tubeconazole cùng carbendazim. Bên cạnh đó phát hiện thêm 2 mẫu nho tươi nhập khẩu có chứa dư lượng difenoconazole, đều cùng nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai.
Nho, mận, lê, cam Trung Quốc là những mặt hàng có nguy cơ cao nhất
Ông Hào nhận định, đến nay, nho tươi nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn đang được coi là mặt hàng có nguy cơ cao về chứa hóa chất nguy hiểm, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết thêm, kết quả kiểm nghiệm phát hiện các mẫu hoa quả kể trên đều có mức dư lượng hóa chất vượt mức cho phép từ 1,5-5 lần.
"Mặc dù các hóa chất vừa phát hiện không tới mức gây ung thư, nhưng khi sử dụng quá liều lượng cho phép sẽ gây các triệu chứng ngộ độc, có liên quan tới đường ruột, tiêu hóa và về lâu dài sẽ tích tụ trong cơ thể người, ảnh hưởng tới gan, thận" - ông Hồng nói.
Theo đó, sau khi phát hiện các mẫu trái cây nhiễm "độc", Cục BVTV đã chỉ đạo các đơn vị xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo đúng quy định về ATTP. Đồng thời, chi cục kiểm dịch tại các cửa khẩu tăng cường kiểm tra chặt chẽ và tăng tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm đối với những sản phẩm đã "dính vết" như nho tươi, lê, mận, lựu, khoai tây...
Ông Hồng cho biết, bình thường, các lô hàng nông sản khi nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ được các trạm kiểm dịch kiểm tra 10% tổng lô hàng. Song đối với những mặt hàng và doanh nghiệp đã bị phát hiện có dư lượng thì lần thứ hai phải kiểm tra 30% lô hàng.
Nếu tiếp tục có vi phạm thì sẽ kiểm tra toàn bộ 100% lô hàng. Sau ba lần kiểm tra mà vẫn phát hiện trái cây, nông sản có "độc" sẽ bắt buộc phải đình chỉ cho tới khi nào chứng minh được hàng nhập khẩu là sạch mới cho nhập trở lại.
40% giá đỗ, rau mầm nhiễm E.coli
Trong khi chất lượng nông sản nhập khẩu ngày càng nguy hiểm thì Cục BVTV lại đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của giá đỗ và các loại rau mầm dùng để ăn sống hiện nay.
Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng bày tỏ: "Cục BVTV đã lấy 50 mẫu giá đỗ và rau mầm tại Hà Nội để phân tích. Qua kiểm nghiệm, mặc dù các chỉ tiêu về thuốc điều hòa sinh trưởng, hóa chất cấm và asen vẫn nằm trong ngưỡng cho phép, không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng vi phạm về chỉ tiêu vi sinh vật lại rất đáng báo động".
Cụ thể, qua kiểm tra đã phát hiện 40% rau sống, rau mầm, giá đỗ bị nhiễm E.coli, Samonella, Listeria là những thủ phạm gây bệnh đường ruột. Theo ông Hồng, ăn rau sống, giá đỗ hiện nay có nguy cơ về nhiễm các bệnh đường ruột, chiếm tỷ lệ cao trong các vụ ngộ độc.
Từ năm 1996 tới nay, trên thế giới đã có 46 vụ ngộ độc liên quan tới rau sống, giá đỗ. Riêng ở Nhật Bản đã từng xảy ra trường hợp hơn 10.000 người bị ngộ độc do ăn rau sống. Do vậy, ông Hồng khuyến cáo người dân không nên sử dụng các loại rau mầm, giá đỗ không rõ nguồn gốc, nếu dùng thì phải làm chín.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, nếu phải làm chín mới được sử dụng sẽ không còn là rau mầm, rau sống. Bởi vậy, ông Phát yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm như Cục Trồng trọt, Cục BVTV phải tổ chức kiểm tra, ngăn chặn từ nơi sản xuất để có rau xanh, nông sản thật sự sạch. "Cục BVTV nhanh chóng xây dựng "bản đồ" những khu vực trồng rau "bẩn", có nguy cơ cao để chỉ đạo các địa phương kiểm tra, ngăn chặn ngay trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán", Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu.
Bên cạnh đó, trong tháng 9, ông Phát yêu cầu Cục BVTV lấy mẫu kiểm tra chất lượng các loại măng tươi, măng khô bán trên thị trường hiện nay. Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản kiểm tra chất lượng của thịt bò khô và cá biển xem có hay không việc sử dụng urê để bảo quản.
Kỷ luật người ra quyết định "vẽ voi"Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu, cuối tháng 9, đầu tháng 10, các đơn vị liên quan cần kiểm điểm và chịu trách nhiệm với việc ban hành Thông tư 33, 34 về quy định bán thịt lợn trong vòng 8 tiếng đồng hồ và kinh doanh trứng gia cầm phải có những tiêu chuẩn như buồng lạnh, đóng gói, khử trùng... gây phản ứng tiêu cực trong dư luận. Tùy theo cấp độ sẽ có hình thức kỷ luật đối với các cá nhân liên quan.Theo 24h
Bí ẩn đằng sau... cam giá "bèo" Giá cam sành Sài Gòn xịn khoảng 40.000 đồng/kg, song trên thị trường đang xuất hiện loại cam giá siêu rẻ chỉ 5.000-15.000 đồng. Vậy loại cam này có xuất xứ như thế nào, vì sao có giá "bèo" như vậy? Trong nhà hàng, quán cà phê, mỗi cốc nước cam ép có giá không dưới 30.000 đồng. Giá mỗi cân cam sành...