Tiết lộ của tay buôn đá quý tại khu chợ triệu đô giữa lòng Hà Nội
Tay buôn đá tiết lộ, đá được bày bán trong chợ phiên này không phải loại nào cũng là đá thật mà còn có cả đá nhân tạo sản xuất ở Trung Quốc.
Đá quý trăm triệu được bán như mớ rau
Khoảng 6 năm nay, cứ vào Chủ nhật hàng tuần, các tay buôn đá quý từ Yên Bái và các tỉnh thành lại tụ tập về địa chỉ số 456 Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) họp chợ. Đây là chợ phiên đá quý duy nhất, mở mỗi tuần 1 lần tại Hà Nội cho đến thời điểm này.
Chợ được giới kim hoàn và người sưu tầm đá quý gọi là ‘Khu chợ triệu đô’. Nhiều viên đá quý tưng được bày bán ở đây có giá trị lên tới cả trăm triệu đồng.
8 giờ sáng, người viết có mặt tại chợ. Qua quan sát, có hơn 20 sạp hàng ở chợ. Môi tiêu thương chi xach môt chiêc tui du lịch nho. Nếu gặp họ ngoài đường, chẳng ai nghĩ bên trong chiếc túi đó là cả một ‘gia tài’.
Ho bày biện những viên đá quý hình thù đa dạng, từ thô đến chế tác tinh xảo, đủ màu sắc có giá trị hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng lên chiếc bàn gỗ.
Từng tốp khách thăm quan khắp các sạp hàng, chăm chú dùng đèn pin mini soi đường vân đá, độ trong của ngọc.
Những viên đá quý từ dạng thô đến chế tác tinh xảo có giá trị được bày bán la liệt.
Bà Thiết (SN 1964, Yên Bái) – một dân buôn đá quý lâu năm cho hay: ‘Chợ họp mang tính chất kích cầu mua bán, giới thiệu hàng hóa, vừa là câu lạc bộ để gặp gỡ các đồng nghiệp trong nghề, trao đổi kinh nghiệm. Khách đến, dù mua hay không, cũng không bị chủ hàng khó chịu, kể cả vào ngày mùng Một. Người bán chủ yếu đến từ Yên Bái, Hà Nội và Nghệ An’.
Ngươi phu nư nay cho biết, gia cua nhưng viên đa quy tuy thuôc vao chât lương, mau săc va tuôi đơi cua đa.
Nhiêu viên đa chi be băng đâu ngon tay cai nhưng co gia vai chuc triêu đông, trong khi nhiều viên to chỉ có giá vài trăm nghìn là chuyện bình thường. Đê chưng minh, ba Thiết chi vao viên ngoc trên măt ban noi: ‘Viên đá thô nay 16 triêu, chưa mai giua’.
Theo lời người phụ nữ sinh năm 1964, những viên đá được giao dịch ở đây cao nhất chỉ dao động từ vài chục triệu đến trăm triệu. Viên đá có giá trị tiền tỷ thường được giao dịch miệng. Khách ưng, người bán mời đến nhà hoặc địa điểm an toàn nào đó giao dịch, vì sợ bị cướp.
‘Tôi vừa bán hàng thô, vừa bán mặt hàng chế tác sẵn. Khách phần lớn là người Việt Nam, du khách nước ngoài cũng đến nhưng họ chủ yếu thăm quan, chụp ảnh là chính’, bà Thiết nói.
Bà Thiết rỉ tai, khách đến đây, có nhiều ông chủ buôn giàu có nhưng trông lại rất tuềnh toàng. Đôi khi họ ăn mặc sơ sài, xách chiếc túi bình dân nhưng khi gặp được hàng đẹp, quý hiếm, họ sẵn sàng rút tiền đặt cọc, bất kể viên đá đó có mức giá ra sao.
Ba chia sẻ thêm, khach ưng thi giao tiên, lây đa vê. Moi thủ tục nhanh gon, mua ban như mơ rau, không cân phai giây tơ.
Video đang HOT
Thú săn đồ của tay buôn đá quý
Ngồi nép trong góc chợ là sạp hàng của người đàn ông có nước da bánh mật, người gầy gò. Anh tên Triệu Khải (SN 1980, người Nam Định), từng làm rất nhiều công việc nhưng sẵn đam mê săn lùng đá quý nên anh ‘chung thủy’ với nghề này ngót nghét hơn chục năm.
‘Làm nghề đá quý đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhìn đá, phân loại đá. Tôi thường lên Lục Yên (Yên Bái), sang Mianma, Srilanka… lùng đá quý. Thái Lan tôi cũng hay sang nhưng đất nước này hiện không có mỏ, chỉ là nơi trung chuyển hàng sang các nước Campuchia, Lào, Việt Nam.
Ở đâu người ta mách có nguồn hàng đẹp là tôi xách balô lên đường. Tôi đã đi gần hết các nước châu Á’, anh Khải khẳng định.
Đặc biệt, anh Khải giao tiếp bằng tiếng Anh khá tốt. Anh cho biết, lăn lộn sang các nước khác, nếu không có ngoại ngữ, sẽ gặp nhiều trở ngại.
Tay buôn đá tiết lộ, đá được bày bán trong chợ phiên này không phải loại nào cũng là đá thật mà còn có cả đá nhân tạo sản xuất ở Trung Quốc. Tất nhiên, giá thành của những loại đá nhân tạo rẻ, giá chỉ vài trăm nghìn đến vài triệu.
‘Nếu tôi muốn kiếm được nhiều tiền, giàu nhanh, tôi lấy hàng đó về bán, vừa lãi, giá thành rẻ, phù hợp túi tiền người mua. Khách không biết, chắc chắn sẽ chọn hàng rẻ, chẳng ai bỏ ra tiền triệu mua viên đá bé xíu về đeo. Đá quý thì không rẻ mà đá rẻ không phải đá quý’, người đàn ông quê Nam Định nhấn mạnh.
Anh chia sẻ, đá thật thường có tì vết, đá nhân tạo bóng và hoàn hảo từng đường nét.
‘Tôi ít buôn đá nhân tạo mà ’say’ đá thật hơn. Số hàng tôi mang theo người là phần nhỏ, ở nhà trữ số lượng nhiều hơn.
Lúc thị trường bị chững, lượng hàng không lưu thông được, mất vài năm tôi mới bán hết số hàng tồn. Tuy nhiên, mặt hàng này để 10 năm, 20 năm, càng lâu càng có giá. Tiền lãi tích vào, tôi lại lên đường mua hàng mới nên đến giờ tôi vẫn chưa giàu được’, anh Khải mỉm cười nói.
Theo anh Khải, không phải ai buôn ngọc, đá cũng trở nên giàu có. ‘Việc mua đá phụ thuộc vào may rủi. Nhiều người đen đủi, có khi vỡ nợ do buôn đá quý.
Anh Khải tiết lộ, mua được viên đá to nhưng muốn biết giá trị hay không phải xẻ ra mới biết. ‘Anh bạn tôi, vào tận rừng, mua được khối đá to, người ta định giá 3 tỷ, vội gom hết tiền lấy. Thực tế khối đá chỉ đáng giá vài chục triệu. Đến giờ anh bạn tôi vẫn cay đắng ôm khoản nợ lớn.
Chưa kể nhiều trường hợp, bị cướp hàng trong rừng, chuyến đó coi như mất trắng’, anh Khải nhớ lại.
Những kỹ thuật chế tác làm nên giá trị trang sức
Mỗi một sản phẩm trang sức được coi là hoàn hảo phải là sự kết hợp giữa chất liệu và kỹ thuật chế tác từ bàn tay tài hoa của những nghệ nhân kim hoàn.
Trải qua mỗi thời kỳ của lịch sử ngành kim hoàn thế giới, những nghệ nhân đã sáng tạo nên những kỹ thuật chế tác từ đơn giản đến phức tạp, là kết tinh của sự đam mê, bàn tay khéo léo và khối óc kỳ diệu của con người. Chính những kỹ thuật chế tác đó đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của ngành trang sức thế giới.
Dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân, kết hợp với sự tinh xảo, tỉ mỉ của các kỹ thuật chế tác, những viên đá quý với vẻ đẹp riêng đã được tôn vinh trên những sản phẩm trang sức, tạo giá trị và tính thẩm mỹ vượt trội.
Hãy cùng tìm hiểu một số kỹ thuật chế tác gắn đá, yếu tố quan trọng để làm nên giá trị của một sản phẩm trang sức.
Những kỹ thuật gắn đá cơ bản
Prong setting
Đây là kiều kỹ thuật gắn đá cơ bản nhất để giữ viên đá ở vị tri cố định, bằng cách giữ viên đá với ổ đá có 4 hoặc 6 chấu. Kiểu chế tác này tạo ấn tượng mẫu trang sức nhẹ nhàng, tinh tế và viên kim cương phản chiếu được ánh sáng một cách tối đa.
Pave setting
Là sự sắp xếp những viên đá nhỏ gần nhau sao cho giữa chúng trông không có khoảng cách nào mà giống như nằm trên cùng một bề mặt. Trong kỹ thuật pave, các nghệ nhân thường sử dụng các chấu kim loại siêu nhỏ để giữ cố định các viên đá.
Tension setting
Điều đặc biệt của thiết kế này là không hề sử dụng chấu để cố định viên đá, thay vào đó, viên đá hoàn toàn "tự do". Có tên Tension là bởi viên đá được cố định bằng lực ép của phần khung. Tại điểm giao tiếp giữa viên đá và kim loại, nghệ nhân kim hoàn sẽ cắt một rãnh nhỏ để viên đá có thể nằm vững chắc ở giữa. Và kiểu chế tác này được đánh giá là có khả năng giữ cố định viên đá tốt nhất.
Bar setting
Kỹ thuật chế tác kết các viên đá thành một dải, trong đó mỗi viên đá được giữ cố bởi hệ thống ổ và các thanh vàng xen kẽ. Kiểu chế tác này thường được sử dụng với các thiết kế nhẫn dạng band, tạo ấn tượng thanh mảnh, nhẹ nhàng.
Một số kỹ thuật gắn đá đặc biệt
Từ những kỹ thuật gắn đá cơ bản trên, những nghệ nhân kim hoàn thế giới không ngừng tìm tòi, sáng tạo, nâng tầm thành những kỹ thuật chế tác độc đáo và hiện đại.
Kỳ ảo và khác biệt với Twinkle setting
Với trang sức gắn đá, thông thường viên đá được đặt trong các ổ cố định. Còn sản phẩm trang sức sử dụng công nghệ Twinkle setting, ổ đá sẽ chuyển động linh hoạt bởi các khớp đặc biệt. Khi người đeo trang sức di chuyển, chuyển động khiến viên đá dao động liên tục và phản chiếu ánh sáng lấp lánh. Những thiết kế ứng dụng công nghệ Twinkle Setting được gọi là "viên đá khiêu vũ" bởi viên đá sẽ chuyển động và tỏa sáng theo từng nhịp chuyển động của người đeo. Sự khác biệt này đã biến Twinkle setting trở thành công nghệ chế tác được đánh giá cao nhất hiện nay.
Chất lượng hoàn hảo với công nghệ Twinkle setting cùng các mẫu thiết kế tuyệt đẹp, biến những sản phẩm trang sức thành những vũ công "khiêu vũ" tỏa sáng lấp lánh và đầy phấn khích. Vũ điệu lấp lánh của những viên đá mang đến sức sống, sự uyển chuyển, nét tươi vui, chắc chắn là điểm nhấn đầy ấn tượng cho mọi quý cô thời thượng.
Twinkle setting chính là cách mà thương hiệu trang sức DOJI đã tạo nên bộ sưu tập "ngọt lịm tim" mang tên Melody of love cho ngày Lễ Tình nhân 2020.
Bộ sưu tập sử dụng đá Swarovski - có sự lấp lánh, hoàn hảo tựa kim cương với vẻ đẹp đã chinh phục ngành thời trang trong suốt một thế kỷ. Với kỹ thuật gắn đá độc đáo, các viên đá của Melody of love phản chiếu ánh sáng lý tưởng, tạo nên những vệt sáng tuyệt đẹp như ánh sáng của các ngôi sao băng.
Kết hợp khéo léo giữa Twinkle setting và chất liệu đá Swarovki hoàn hảo đã mang đến những giai điệu "Melody of Love" lãng mạn và bay bổng. Từng viên đá như "khiêu vũ" trong một bản nhạc tình yêu bằng những khoảnh khắc lấp lánh và rực rỡ. Khi nhìn chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế của viên đá chủ, nhiều người như nhìn thấy những rung động tình yêu của chính bản thân. Có thể nói, "Melody of Love" là lựa chọn thay lời yêu thương, tỏ tình hoàn hảo nhất trong dịp Valentine năm nay.
Độc đáo với Invisible setting
Invisible setting hay công nghệ gắn đá không chấu - là một kỹ thuật đặc biệt mà các viên đá được cố định và kết lại với nhau bởi các rãnh kim loại mà không cần chấu giữ. Đây được xem là một trong những công nghệ chế tác hiện đại nhất hiện nay. Vì mức độ phức tạp và kỳ công của kỹ thuật nên chỉ một số lượng giới hạn những món trang sức gắn đá quý và kim cương được các hãng chế tác theo công nghệ này.
Rực rỡ Cluster setting
Cluster là kỹ thuật ghép nhiều viên đá nhỏ tạo thành một viên đá có kích thước lớn hơn, giúp món trang sức trở nên lấp lánh, thu hút sự chú ý của người đối diện.
Trước đây, những sản phẩm trang sức sử dụng kĩ thuật cluster thường ở dạng ghép nhiều viên đá tròn với nhau. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà sản xuất trang sức đã nâng cấp kỹ thuật này, ghép nhiều viên đá có hình dạng khác nhau tạo ra các sản phẩm mang tính thời trang hơn. Những thiết kế mới cũng đòi hỏi các nghệ nhân chế tác sự sáng tạo, tính toán chính xác và tỉ mẩn hơn.
Ưu điểm của kỹ thuật này là cho phép nghệ nhân tạo hình độc đáo cho trang sức, đáp ứng được những yêu cầu khác nhau của người mang.
Theo news.zing.vn
Khánh Hòa được bình chọn là 10 điểm lặn biển đẹp nhất thế giới Mới đây, Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa cho biết, tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách 10 điểm lặn đẹp nhất thế giới năm 2020, trong đó có Khánh Hòa. Du khách lặn biển ở Khánh Hòa. Theo đó, tạp chí Forbes (Mỹ) đã đề cập đến Hòn Ông là vùng biển có nhiệt độ trung bình...