Tiết lộ của cháu trai người thả bom nguyên tử xuống Hiroshima
Tại hành lang nằm ngoài văn phòng mới, Chuẩn tướng Paul W. Tibbets IV thường đi bộ mỗi ngày ngang qua một bức ảnh trắng đen chụp người ông đã quá cố của mình, Paul Tibbets Jr
Ông Paul Tibbets Jr. (trái) và cháu trai Paul Tibbets IV. (Nguồn:kansascity.com)
Đó là nhân vật lái chiếc máy bay ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Nhật Bản cách đây 70 năm, trong ngày 6/8/1945.
Khi đôi mắt họ chạm nhau, người cháu 48 tuổi lại nhớ về câu nói mà ông Paul Tibbets Jr. dành cho mình từ rất lâu, về việc theo đuổi sự nghiệp trong Không lực Mỹ: “Là chính mình. Theo chân đam mê để phục vụ.”
Với Tibbets IV, câu này về cơ bản có nghĩa: “Đừng sống trong cái bóng của ông.”
Tibbets IV đã ghi nhớ lời khuyên ấy. “Ông nội đã giải phóng tôi,” ông chia sẻ.
Tháng Sáu vừa qua, Tibbets IV đã được đưa vào vị trí chỉ huy một đơn vị, với nguồn gốc hình thành từ nhiệm vụ mà thế hệ cha ông đã lãnh đạo thực hiện trên thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong tháng 8/1945. Khi ấy, ông Tibbets Jr. là chỉ huy đầu tiên của Đơn vị hỗn hợp số 509, trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện vụ ném bom nguyên tửHiroshima và 3 ngày sau là Nagasaki, với một người khác ngồi ghế phi công.
Hai quả bom với sức công phá khủng khiếp đã đẩy nhanh tốc độ đầu hàng của Nhật Bản. Kết thúc Thế chiến 2 cũng bắt đầu thời đại chạy đua vũ khí hạt nhân, món “đồ chơi” chết chóc đã không được sử dụng trong chiến tranh thêm một lần nào nữa sau năm 1945.
Tibbets Jr. tin rằng các vụ ném bom khiến Mỹ không phải thực hiện kế hoạch tung quân tấn công vào đất Nhật, vốn có thể gây ra con số thương vong khổng lồ.
Tibbets Jr. qua đời vào năm 2007, ở tuổi 92. Quan ngại rằng phần mộ mình có thể thu hút những người biểu tình phản đối vũ khí hạt nhân, ông để lại di nguyện, yêu cầu gia đình phải hỏa táng thi hài mình và rải tro tại Eo biển Manche.
Tuần này, tại trụ sở Không đoàn máy bay ném bom số 509, nơi bảo dưỡng và hoạt động đội máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit duy nhất của thế giới, Tibbets IV đã dành khoảng 1 giờ để tiếp phóng viên và kể lại về ông nội, cùng nhiệm vụ bí mật đã được giữ kín vài tháng trời trước ngày triển khai.
“Ông tôi là người duy nhất được cho biết về vũ khí hạt nhân,” Tibbets IV nói. “Ông là người duy nhất biết rõ quy mô của những việc mà nhóm sắp làm.”
Trước khi thực hiện nhiệm vụ, Tibbets Jr. đã cho đổi tên chiếc máy bay B-29 Superfortress chịu trách nhiệm thả quả bom nguyên tử đầu tiên mang tên Little Boy thành Enola Gay Tibbets, theo tên mẹ ông.
Bà luôn ủng hộ quyết định theo đuổi con đường quân ngũ của Tibbets Jr. thay vì trở thành bác sỹ, điều đã khiến cha ông rất thất vọng. Bà hiển nhiên đã rất tự hào khi thấy chữ “Enola Gay” được vẽ lên phía ngoài khoang lái.
Video đang HOT
Khi còn bé, Tibbets IV không liên lạc nhiều với ông nội, vì họ sống tại các bang khác nhau, với Tibbets IV ở Alabama còn Tibbets Jr. ở Ohio. Ông nghỉ hưu và rời Không quân với quân hàm Chuẩn tướng vào thập niên 1960.
Sau khi Tibbets IV chọn con đường gia nhập Không lực, ông mới có cơ hội gần gũi hơn với ông nội. Tibbets Jr. cũng trở nên cởi mở hơn về vai trò của ông trong chiến tranh.
Tibbets Jr. nói rằng vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima đã khiến nhóm thực hiện nhiệm vụ không khỏi bị sốc. Trước đó, ông cùng đồng đội đã rải nhiều truyền đơn cảnh báo về việc sẽ có phá hủy tàn khốc và yêu cầu Nhật Bản đầu hàng. Nhưng sự đầu hàng chỉ diễn ra sau khi những quả bom phát nổ, khiến hơn 100.000 người thiệt mạng.
“Người ta thường hỏi ông tôi rằng liệu ông có thấy chút day dứt nào không,” Tibbets IV nói. “Và ông thường trả lời rằng, ‘tôi đã nhận mệnh lệnh từ Tổng thống Mỹ, để chuẩn bị và thi hành nhiệm vụ này. Tôi không phải là chính trị gia. Tôi thực hiện mệnh lệnh do Tổng thống của mình đưa ra’”
Nhiều thập kỷ sau cuộc chiến, ông Tibbets Jr. đã có không ít bài phát biểu trước công chúng, với sự góp mặt của cháu trai tại những sự kiện ấy./.
Theo Linh Vũ (VIETNAM )
Calais, thành phố nơi mọi người đều muốn rời đi
Tại thành phố cảng Calais xinh đẹp của nước Pháp vào thời điểm này, mỗi người đến đây đều có cảm xúc trái ngược...
... Tài xế xe tải đi ngang qua thì ngán ngẩm, hàng triệu du khách cũng chẳng hồ hởi là bao. Còn những người dân di cư tràn ngập nơi đây lại có đúng một mối quan tâm - đó là đến nước Anh.
Chưa bao giờ lại xảy ra tình trạng hầu hết mọi người đến Calais, phần lãnh thổ nước Pháp có một đầu của đường hầm eo biển Anh (eo biển Manche), đều có chung tâm tưởng duy nhất là được rời khỏi nơi đây để đến "xứ sở sương mù".
Cảnh sát đuổi theo người nhập cư bất hợp pháp đang cố gắng đến đường hầm eo biển Anh.
Người mẹ địu con nhỏ đang chờ đợi thời điểm để vượt biên sang Anh.
Người di cư tìm cách đột nhập vào đường hầm eo biển Anh.
Họ đi dọc con đường dẫn đến đường hầm eo biển Anh trong khi cảnh sát vẫn theo dõi sát sao.
Calais, địa danh từng được nhắc đến trong các tác phẩm của Charles Dickens và Victor Hugo, là trung tâm du lịch gắn liền mới mối quan hệ nhiều cung bậc giữa Anh và Pháp. Nơi đây luôn nồng nhiệt đón chào các du khách tấp nập lui tới bằng phà, tàu hỏa và đường cao tốc nhộn nhịp.
Nhưng những ngày gần đây, du khách dường như đang tìm kiếm điểm đến khác bởi họ cảm thấy không thoải mái khi chuyến tham quan dã ngoại của họ bị ngắt đoạn bởi những người di cư đang tìm mọi cách vượt biên sang Anh.
Lãnh đạo thành phố cáo buộc chính hàng xóm Anh đã chịu trách nhiệm khiến Calais trở thành thỏi nam châm thu hút người di cư. Thị trưởng thành phố cho biết bà sẽ yêu cầu bồi thường hàng trăm triệu euro tổn thất.
Kevin Westhead, tài xế lái xe tải người Anh thường có các chuyến đi qua đường hầm eo biển Anh nói hành trình của ông thường xuyên bị gián đoạn do xe phải đứng im tại chỗ và không thể nhúc nhích khi lực lượng chức năng kiểm tra những người di cư "đi nhờ xe" trái phép để sang Anh.
Dưới đây là video một tài xế đã phát hiện người di cư trốn vào xe tải để vượt biên sang Anh.
Đối với hàng nghìn người di cư, Calais là trạm dừng chân cuối cùng trước khi đến Anh của hành trình đầy hiểm nguy mà họ đã phải vượt qua trước đó là Libya đầy hỗn loạn và cuộc hải trình với rủi ro luôn rình rập trên Biển Địa Trung Hải để đặt chân đến "lục địa già".
Tại Calais có các trại dành cho người tị nạn và khu vực này ngày càng bành trướng sau sự kiện năm 2002 khi địa điểm tập trung của hàng ngàn người di cư ở khu vực Sangatte gần đó bị đóng cửa.
Người di cư tại trại tị nạn ở Calais đang chờ sạc điện thoại.
Khu vực được người di cư tạo dựng làm nơi cầu nguyện cho người theo đạo Hồi.
Hiện có khoảng hơn 3.000 người di cư tại trại tị nạn ở Calais. Trong ảnh là người di cư thu thập củi để đốt lửa sưởi ấm.
Người di cư đều có tư tưởng rời Calais đến "xứ sở sương mù" với niềm tin rằng ở đó có nhiều cơ hội và dễ hòa nhập hơn bởi họ đều biết tiếng Anh.
Natacha Bouchart, thị trưởng của Calais đã yêu cầu chính phủ Pháp lập một trung tâm cứu viện ở ngoại ô thành phố để giảm bớt quá tải trong nội thành. Phó thị trưởng Emmanuel Agius thì cho biết: "Tình hình này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kinh tế của Calais, đặc biệt là du lịch".
Calais, thành phố với 75.000 dân có rất nhiều yếu tố trở thành điểm thu hút du lịch, đó là bãi biển Ngọc mắt mèo hay tòa thị chính tường đỏ với tháp đồng hồ đã trở thành di sản của UNESCO và bức tượng "người dân Calais" nổi tiếng của nhà điêu khắc Auguste Rodin ở quảng trường trung tâm.
Thị trưởng Bouchart đang kêu gọi tổ chức cuộc gặp giữa bà cùng Thủ tướng Anh và Pháp vào cuối mùa hè với hy vọng nhận được đền bù cho những thiệt hại của thành phố. Trả lời phỏng vấn truyền thông địa phương, bà dự tính thành phố cảng sẽ được đền bù 50 triệu euro.
Calais có một lịch sử với nhiều biến động, thành phố đã từng rơi vào tay nước Anh trong suốt hai thế kỷ kể từ năm 1347 trong cuộc chiến 100 năm. Thành phố Calais của thế kỷ 21 là nơi thu hút khách du lịch người Anh, chiếm từ 20-25% du khách tại đây. Tuy nhiên lượng khách du lịch đã đột ngột giảm mạnh xuống chỉ còn 8% trong tháng 6 vừa qua.
Người di cư tự dựng lều để tạm trú.
Xếp hàng chờ nhận thức ăn miễn phí.
Nơi tạm trú đơn sơ.
Người di cư vệ sinh cá nhân trong khu vực tập trung.
Theo Hà Linh/AP, Guardian
baotintuc.vn
Hiroshima và Nagasaki 70 năm sau ngày bị ném bom nguyên tử Sau 70 năm, diện mạo hiện đại và phát triển đã thế chỗ cho hình ảnh hoang tàn của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) sau khi bị hai quả bom nguyên tử Mỹ hủy diệt những ngày đầu tháng 8.1945. Ngày 6.8.1945, Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản - Ảnh:...