Tiết lộ chuyện viên ngọc quý bóng đá Triều Tiên bị giám sát nghiêm ngặt
Tài năng 21 tuổi của bóng đá Triều Tiên Han Kwang-song được cho bị chính quyền Kim Jong-un giám sát nghiêm ngặt trong thời gian chơi bóng ở Ý.
Sao trẻ bóng đá Triều Tiên bị giám sát chặt sẽ khi ra nước ngoài thi đấu
Han Kwang-song là một trong những mũi nhọn trong kế hoạch của chính quyền Kim Jong-un hòng hiện thực hoá giấc mơ biến Triều Tiên thành một thế lực của bóng đá thế giới. Tuy nhiên anh đã gia nhập CLB Al-Duhail của Qatar hồi tháng 1 khi không được trọng dụng tại Juventus.
Han Kwang-son thời chơi bóng tại Ý
Năm ngoái, tiền đạo Han Kwang-song gia nhập Juventus với bản hợp đồng trị giá 4,25 triệu bảng, nhưng anh chưa bao giờ được chơi cho đội 1 và chỉ xuất hiện trên băng ghế dự bị 2 lần. Phần lớn thời gian thi đấu của anh là giải hạng ba Serie C trong màu áo U.23 Juventus, nơi anh không thể ghi bàn dù ra sân tới 17 trận.
Kim Jong-un được cho cử người giám sát Han Kwang-son chặt chẽ khi ra nước ngoài thi đấu
Sinh ra ở Bình Nhưỡng, Han Kwang-song được đào tạo tại một học viện bóng đá ở Barcelona trước khi trở về quê hương để gia nhập FC Chobyong. Anh gây ấn tượng mạnh mẽ tại World Cup U.17 năm 2015 ở Chile đến nổi thượng nghị sĩ Ý, ông Antonio Razzi vốn là bạn thân với Kim Jong-un, đã mời Han Kwang-song tham gia Học viện ISM ở Ý.
Video đang HOT
Han Kwang-song hiện thi đấu tại Qatar cho CLB Al-Duhail
Thời đầu tiên tại Ý, Han Kwang-song chơi đầu quân cho Cagliari rồi được CLB này cho Perugia mượn. Đó là thời gian Han Kwang-song thi đấu ấn tượng, được mời tham gia vào chương trình thể thao La Domenica Sportiva.
Báo chí Ý tiết lộ trong lúc đang chờ trong khách sạn để được đưa đến trường quay thì chính quyền Bình Nhưỡng gọi điện cấm siêu sao trẻ này xuất hiện công khai. Chủ tịch Perugia, Massimiliano Santopadre nói: “Một cuộc gọi đến từ một nhân vật không rõ ràng đã chặn đứng cuộc hẹn lên sóng của Han Kwang-song. Chúng tôi không thể can thiệp vì Bình Nhưỡng chỉ muốn nói chuyện riêng với cầu thủ này. Các cầu thủ bóng đá Triều Tiên bị cấm xuất hiện trên truyền hình, nếu không họ sẽ phải hồi hương. Lúc đó Han Kwang-song rất sợ hãi”.
Viên ngọc quý Han Kwang-song mất cơ hội thi đấu ở ngoại hạng Anh
Tờ Mundo Deportivo (Tây Ban Nha) tuyên bố rằng Kim Jong-un đóng vai trò như người cha của Han Kwang-son, luôn muốn kiểm soát mọi thứ, kể cả sự nghiệp của cầu thủ trẻ. Chính quyền Kim Jong-un thậm chí còn được cho đã phái người theo dõi tình hình của Han Kwang-song tại Serie A.
Han Kwang-song là kỳ vọng của bóng đá Triều Tiên ở World Cup 2022
Arsenal, Everton và Liverpool từng được cho là đã hứng thú với việc được tiền đạo châu Á này sang giải ngoại hạng Anh nhưng tử bỏ vì lo ngại những rắc rối đi kèm.
Han Kwang-song được kỳ vọng dẫn dắt tuyển Triều Tiên tham dự World Cup tại Qatar năm 2022. Trước Han Kwang-son, Triều Tiên cũng có một vài cầu thủ chơi bóng ở nước ngoài như Jong Tae-se tại J.League (Nhật Bản), Choe Song-hyok ở Serie C (Ý). Điểm chung của họ đều khi ra nước ngoài đều kín tiếng và đầy bí ẩn như đất nước Triều Tiên.
N.Long Vũ
Tưởng nhớ Gaucci, vị chủ tịch dị thường của Perugia
Hôm 1/2, Luciano Gaucci, vị chủ tịch dị thường của Perugia đã qua đời ở tuổi 83. Ông là một trong những nhà tài phiệt đã làm nên tên tuổi Serie A ở giai đoạn 30 năm trước, với tính cách dị thường và một cuộc đời nhiều màu sắc.
Sa thải Ahn Jung-Hwan, nuôi bóng đá bằng ngựa đua
Nhắc đến tên tuổi của Gaucci, câu chuyện mà người ta nhớ đến nhất là việc sa thải tiền đạo Ahn Jung-Hwan vào năm 2002. Ngay sau khi chân sút này ghi bàn thắng vàng giúp Hàn Quốc loại Italia ở vòng 16 đội World Cup 2002, Gaucci đã kí lệnh đuổi cổ cầu thủ này khỏi biên chế Perugia. "Tôi không có ý định trả lương cho một kẻ đã hủy hoại bóng đá Italia", tuyên bố của Gaucci vào thời điểm đó.
Đương nhiên, đây là một quyết định lập dị. Nhưng người yêu bóng đá Italia lại rất hả hê với sự lập dị này của Gaucci. Hàn Quốc năm 2002 đã thắng Ý ở một trận cầu đầy tranh cãi, mà ông trọng tài chính điều khiển trận đấu đó là Byron Moreno người Ecuador, sau này đã bị bắt vì tội buôn ma túy.
Thế giới Calcio khi ấy là cuộc chơi của những nhà tài phiệt. Những Luciano Moggi, Massimo Moratti và chính Gaucci xây dựng đội bóng của mình bằng những đồng lire bám đầy những hạt bụi từ đường phố. Họ là triệu phú, nhưng đôi khi, cũng là những tay anh chị. Họ thét ra lửa, cấu kết với mafia và những con buôn chính trị, để thao túng việc kinh doanh và tạo ra ảnh hưởng trên sân cỏ.
Gaucci mua Perugia vào những năm 1980, khi đội bóng đang đá ở Serie C, và dính vào bê bối dàn xếp tỉ số Totonero. Ông đổ tiền vào Perugia bằng doanh thu từ trại huấn luyện ngựa đua Allevanmento While Star nổi tiếng với con Tony Bin từng 6 lần vô địch Group One, và đăng quang cả giải đua danh giá nhất nước Pháp Prix de l'Arc de Triomphe. Quy trình rất đơn giản: Nuôi ngựa, đua để giành giải, bán ngựa kiếm lời rồi đổ tiền vào bóng đá.
Chính vì một con ngựa đua mà Perugia bị cấm thăng hạng Serie B vào năm 1993. Một thương vụ bán ngựa cho vị khách hàng có tên Emanuel Senzacqua khiến Perugia bị điều tra, vì "chẳng may" Senzacqua lại là một... trọng tài của Serie C. Trận hòa 1-1 giữa Perugia với Siracusa xảy ra chỉ 3 ngày sau thương vụ bán ngựa này, và LĐBĐ Italia đã điều tra nhiều quyết định đáng ngờ của Senzacqua. Kết quả là, Perugia bị cáo buộc hối lộ trọng tài, mất quyền thăng hạng Serie B. Khi nghe tin này, CĐV đội bóng đã biểu tình dữ dội, thậm chí bắn một quả... tên lửa tự chế vào cảnh sát.
Luciano Gaucci đã sa thải Ahn Jung-Hwan sau khi anh này ghi bàn loại Italia tại World Cup 2002
Thế giới chỉ có 1 Gaucci
Chuyện Gaucci dính vào cáo buộc hối lộ và phải lẩn trốn suốt 4 năm ở nước Cộng hòa Dominica sau khi Perugia phá sản vào năm 2005, thật ra cũng... bình thường. Bóng đá Ý trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề ở giai đoạn này, khi những nhà tài phiệt làm ăn thua lỗ vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nói đến Gaucci, thì chuyện đi tù này vẫn chẳng thấm vào đâu so với những quyết định của ông trong giai đoạn làm chủ tịch Perugia.
Năm 2003, Perugia chiêu mộ Al-Saadi Gaddafi, con trai của Muammar Gaddafi, nhà lãnh đạo của Libya khi ấy. Al-Saadi chỉ được đá 2 trận trong 5 năm tại Serie A, trong đó có 1 trận cho Perugia. Quyết định của Gaucci chủ yếu là để làm vừa lòng Silvio Berlusconi, khi ấy làm Thủ tướng Italia, người muốn thông qua bóng đá để kết thân với chính phủ Libya trong giai đoạn nước Ý cần nguồn lợi từ dầu mỏ.
Gaucci có lẽ là người duy nhất nêu ý tưởng để một cầu thủ nữ được đăng kí thi đấu trong đội bóng đá nam. Ông từng muốn chiêu mộ nữ tiền đạo người Đức Birgit Prinz cho Perugia trước khi bị LĐBĐ Italia phủ quyết. Lý do là thế này: "Cô ấy rất xinh, có cá tính mạnh mẽ, và tôi cam đoan với các anh đây là một người rất thú vị", Gaucci nói. "Cô ấy có trình độ đủ sức đá ở giải bóng đá cho nam, vì khả năng của cô ấy thật sự rất tốt".
Bên cạnh những quyết định lập dị kiểu này, Gaucci cũng được các tifosi tri ân, vì đã ươm mầm cho Italia nhiều tài năng lớn. Gennaro Gattuso, Marco Materazzi và Fabio Grosso đã thi đấu cho Perugia trước khi đạt đến những cột mốc quan trọng sau này. Chính Gaucci đã mua Hidetoshi Nakata từ Nhật Bản cho Perugia, một lý do để sau đó Nakata gia nhập Roma, và trở thành cầu thủ người Nhật đầu tiên giành Scudetto vào năm 2001.
Đây đều không phải những quyết định cho thấy tầm nhìn dài hạn của một nhà quản lý. Nó mang tính ngẫu nhiên nhiều hơn. Nhưng ít nhất, Gaucci đã để lại cho đời sống bóng đá những câu chuyện bất tử về lịch sử của nền bóng đá đầy chất đời, nơi bóng đá là tôn giáo, và người ta điên rồ vì nó.
Hối hận vì... sa thải Ahn Jung-Hwan
Người ta thường nhắc đến chuyện Gaucci sa thải Ahn Jung-Hwan mà bỏ qua thông tin là ít lâu sau quyết định này, ông đã... hối hận và muốn mua lại chân sút người Hàn Quốc. Nhưng Ahn đã từ chối, thề không bao giờ đá cho Perugia nữa. Người dân Hàn Quốc đã rất điên tiết với Gaucci vì khi ấy, Ahn là người hùng dân tộc của họ.
Người duy nhất dùng HLV nữ
Luciano Gaucci từng sở hữu đội hạng Ba Viterbo trong giai đoạn 1997-2000. Tháng 7/1999, Gaucci làm một việc vô tiền khoáng hậu là mời HLV nữ Carolina Morace về dẫn dắt Viterbo. Dù vậy, cựu tiền đạo ĐT bóng đá nữ Italia chỉ tại vị trong vòng 2 tháng vì thành tích kém cỏi. Cho đến bây giờ, Gaucci vẫn là chủ tịch duy nhất sử dụng một HLV trưởng nữ trong làng bóng đá nam chuyên nghiệp của Italia.
Theo Bongdaplus.vn
Văn Hậu và những sự vắng mặt đáng tiếc nhất tại VCK U23 châu Á 2020: Gần 2000 tỷ đồng "bốc hơi" trên đất Thái 21 tài năng trong đó có Đoàn Văn Hậu với tổng giá trị khoảng gần 2000 tỷ đồng đã không thể cùng đội tuyển U23 quốc gia tham dự VCK U23 châu Á 2020. Lý do của những trường hợp này chủ yếu nằm ở việc CLB chủ quản không nhả quân do VCK U23 châu Á 2020 không thuộc "FIFA day". Ngoài...