Tiết lộ chuyến đi bí mật của các quan chức Mỹ tới Triều Tiên
Một tờ báo Hàn Quốc hôm nay tiết lộ, 2 quan chức cấp cao của Mỹ từng có chuyến thăm bí mật tới Triều Tiên hồi tháng trước trong một nỗ lực dường như là nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng huỷ kế hoạch phóng tên lửa tầm xa.
Một binh sĩ Triều Tiên làm nhiệm gần biên giới với Trung Quốc.
Một chiếc máy bay Boeing 737 của không quân Mỹ chở các quan chức đã bay từ đảo Guam ở Thái Bình Dương tới Triều Tiên hôm 7/4, chỉ 6 ngày trước khi vụ phóng tên lửa diễn ra, tờ Chosun Ilbo đưa tin, trích dẫn một nguồn tin ngoại giao tại Hàn Quốc.
Các chuyên gia phỏng đoán rằng chiếc máy bay đã chở ông Sydney Seiler, cố vấn Hội đồng an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama, và ông Joseph DeTrani, giám đốc Trung tâm chống phổ biến vũ khí hạt nhân quốc gia.
Mặc dù một số tờ báo tại Hàn Quốc đã đăng tải thông tin trên, nhưng giới chức chính phủ và Bộ ngoại giao Mỹ từ chối bình luận.
Theo hãng tin Yonhap, máy bay chở ông DeTrani, người từng tổ chức chuyến thăm của cựu Tổng thống Bill Clinton tới Bình Nhưỡng hồi tháng 8/2009 nhằm tìm kiếm việc phóng thích 2 nhà báo Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ.
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hôm 13/4 và thắt chặt các lệnh trừng phạt chống lại nước này.
Video đang HOT
Triều Tiên khẳng định mục đích của họ là đưa một vệ tinh thời tiết vào quỹ đạo. Bình Nhưỡng cho rằng vụ phóng không vi phạm một thoả thuận với Mỹ hồi tháng 2, trong đó Triều Tiên đồng ý ngừng làm giàu urani cũng như các vụ thử tên lửa và hạt nhân để đổi lại 240.000 tấn lương thực của Mỹ.
Nhưng Mỹ đã huỷ kế hoạch vận chuyển lương thực Triều Tiên sau khi kế hoạch phóng được thông báo. Đáp lại, Bình Nhưỡng cũng tuyên bố rút khỏi thỏa thuận với Mỹ.
“Triều Tiên nên chi tiền cho lương thực thay vì tên lửa”
Phát biểu tại Tokyo hôm nay trong chặng dừng chân cuối cùng của chuyến công du châu Á, đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Glyn Davies cho rằng Triều Tiên nên chi tiền cho lương thực và giáo dục thay vì phung phí vào các tên lửa.
Ông Davies đã có cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản Shinsuke Sugiyama, sau các cuộc thảo luận tại Seoul hôm 22/5 và với giới chức cấp cao Bắc Kinh hôm 23/5.
“Chúng tôi hi vọng rằng thay vì tập trung nguồn lực cho các dự án lớn như phóng tên lửa, họ nên dành tiền để hỗ trợ lương thực và giáo dục cho người dân”, ông Davies nói
Nhà ngoại giao Mỹ nói thêm rằng ông không biết chắc liệu Triều Tiên có tiến hành một vụ thử tên lửa hay hạt nhân khác hay không.
Những lo ngại về một vụ thử hạt nhân thứ 3 của Bình Nhưỡng đã gia tăng sau khi Hội đồng bảo an Liên hợp lên án vụ phóng tên lửa và thắt chặt lệnh trừng phạt.
Ông Davies sẽ có cuộc gặp với các công dân Nhật Bản từng bị Triều Tiên bắt cóc vào những năm 1970 và 80 trước khi trở về Washington vào ngày mai.
Theo Dân Trí
Nga đưa các quan chức Mỹ vào danh sách đen
Nga đã lập danh sách đen các quan chức Mỹ bị cấm nhập cảnh vào Nga, 3 tháng sau khi Washington có một động thái tương tự nhằm các quan chức Nga bị cáo cáo buộc có liên quan tới cái chết của một luật sư nổi tiếng.
Luật sư Sergei Magnitsky chết trong tù hồi năm 2009.
Hồi tháng 7, Mỹ đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với 60 quan chức Nga bị cáo buộc tội đồng loã trong cái chết của luật sư Sergei Magnitsky.
Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Nga cho hay Mátxcơva coi động thái của Mỹ là "một sức ép trực tiếp nhằm vào các thể chế nhà nước Nga" và một hành động "khiêu khích chính trị".
Cuộc tranh cãi đe doạ làm tổn hại "việc khởi động lại" mối quan hệ Nga-Mỹ được Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev ủng hộ.
Tên các công dân Mỹ trong danh sách đen của Nga không được công bố, nhưng một phát ngôn viên từ Bộ Ngoại giao Nga cho hay họ bao gồm các viên chức cấp cao của Washington "liên quan tới các tội ác nhân quyền".
Theo phát ngôn viên trên, các quan chức Mỹ trong danh sách đen có liên quan tới "các vụ giam giữ không rõ ràng các tù nhân tại Vịnh Guantanamo và cái chết chưa được điều tra của những người vô tội ở Iraq và Afghanistan".
Nhiều khả năng danh sách cũng bao gồm các quan chức Mỹ có liên quan tới đường dây chìm trong đó công dân Nga Victor Bout bị dẫn độ sang Mỹ hồi năm ngoái với các cáo buộc âm mưu bán vũ khí cho lực lượng nổi dậy Farc của Colombia.
Phản ứng của Mátxcơva là nhằm trả đũa việc Washington công bố lệnh giới hạn đi lại và phong toả tại sản tại Mỹ của 60 quan chức Nga với cáo buộc liên quan tới cái chết của luật sư Sergei Magnitsky.
Magnitsky, 37 tuổi, người từng làm việc cho ông dy đầu tư Hermitage của Mỹ, đã cáo buộc các quan chức Bộ Nội vụ Nga sử dụng các tài liệu bị đánh cắp từ công ty của ông để trốn thuế 230 triệu USD.
Magnitsky bị bắt giữ hồi năm 2008 về tội trốn thuế và chết do bị bệnh nặng trong nhà tù 11 tháng sau đó. Cái chết của Magnitsky gây nhiều tranh cãi và khiến giới chức Nga phải vào cuộc để điều tra.
Theo Dân Trí
Pakistan "đuổi" 250 quan chức Mỹ Chính phủ Pakistan đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ ở Islamabad đưa 250 quan chức Mỹ rời khỏi Pakistan trong vòng 30-40 ngày - tờ The Nation của Pakistan đưa tin ngày 25.8. Raymond David của CIA (giữa), người bị kết tội giết hai người ở Lahore, được trả tự do hôm 16.3.2011 sau khi đền bù cho gia đình hai nạn...