Tiết lộ chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ tới Brussels (Bỉ) để tham dự cuộc họp của NATO vào tháng 5 tới trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Theo thông cáo báo chí của Nhà Trắng phát đi hôm nay, Tổng thống Trump sẽ có cuộc họp với lãnh đạo từ 28 quốc gia thành viên khác của NATO vào ngày 25/5 tới.
“Tổng thống sẽ có cuộc hội đàm với các lãnh đạo NATO để khẳng định cam kết mạnh mẽ của chúng tôi với NATO, và để thảo luận các vấn đề quan trọng với liên minh, đặc biệt là vấn đề chia sẻ trách nhiệm cũng như vai trò của NATO trong cuộc chiến chống khủng bố”, thông cáo cho biết.
Trước khi diễn ra cuộc họp của NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg dự kiến có cuộc hội đàm riêng với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào ngày 12/4 tới. Hai nhà lãnh đạo được cho là sẽ thảo luận biện pháp nhằm củng cố liên minh, đối phó với các thách thức an ninh quốc gia và quốc tế”.
Thông tin trên đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bị chỉ trích vì ý định bỏ họp NATO vào ngày 5-6/4 tới để tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Trump ngay từ chiến dịch tranh cử đã bày tỏ quan điểm cứng nhắc hơn trong quan hệ với NATO. Ông từng dọa sẽ rút Mỹ khỏi NATO nếu Mỹ tiếp tục phải gánh phần lớn chi phí của liên minh. Ông nói rằng, các thành viên khác của NATO, trong đó có Đức, cần chia sẻ gánh nặng chi phí này và các nước được Mỹ đảm bảo an ninh cần phải trả tiền cho Mỹ.
Video đang HOT
Minh Phương
Theo Washington Examiner
Ông Trump từ chối bắt tay Thủ tướng Đức trong cuộc gặp đầu tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ như đã từ chối bắt tay Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc hội đàm đầu tiên vào hôm qua 17/3 tại Nhà Trắng, Independent cho biết.
Tổng thống Trump dường như "làm ngơ" với đề nghị bắt tay của Thủ tướng Merkel. (Ảnh: Reuters)
Từ chối bắt tay
Theo Independent, cuộc hội đàm được cho là có thể quyết định tương lai mối quan hệ đồng minh ở hai bờ Đại Tây Dương này diễn ra khá ngượng ngịu.
Mặc dù Tổng thống Trump chào đón nhà lãnh đạo Đức bằng một cái bắt tay thân mật khi bà đặt chân tới Nhà Trắng thì dường như ông đã "làm ngơ" lời đề nghị bắt tay khi họ hội đàm với nhau trước ống kính máy quay truyền thông.
Các phóng viên có mặt tại căn phòng đã hối thúc hai nhà lãnh đạo bắt tay, Thủ tướng Merkel được cho là đã nói với Tổng thống Trump rằng: "Ngài có muốn bắt tay không". Ông Trump khi đó quay sang phía bà Merkel trong chớp nhoáng, nhưng vẫn ngồi yên, hai tay đan vào nhau. Thủ tướng Merkel đành hướng về phía máy quay và mỉm cười có vẻ rất gượng gạo.
Các nhà quan sát nhận định, trong cuộc hội đàm đầu tiên này, Thủ tướng Merkel tỏ ra khá thoải mái, nhưng các cử chỉ giữa hai nhà lãnh đạo có vẻ không thể hiện nhiều sự thân thiện. Tổng thống Trump chỉ bắt tay lại Thủ tướng Merkel khi họ kết thúc cuộc họp báo chung sau đó.
Cử chỉ bắt tay của ông Trump vốn gây sự chú ý đặc biệt của truyền thông trong các cuộc hội đàm với nguyên thủ quốc tế kể từ khi ông nhậm chức. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm 10/2, Tổng thống Trump đã quay sang bắt tay Thủ tướng Abe một cách thân mật liên tục trong 19 giây và Tổng thống Trump được nhìn thấy ít nhất 2 lần vỗ lên tay của nhà lãnh đạo Nhật Bản rồi kéo mạnh về phía ông.
Một cuộc hội đàm hiệu quả dù còn nhiều bất đồng
Hai nhà lãnh đạo họp báo chung sau hội đàm. (Ảnh: AFP)
Mặc dù được cho là diễn ra khá ngượng nghịu với sự thể hiện ở ngôn ngữ cơ thể, nhưng cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Đức được mô tả là khá tích cực.
Tại cuộc họp báo chung diễn ra ở Phòng Bầu dục sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Merkel nói: "Chúng tôi đã có cuộc hội đàm, cố gắng giải quyết những vấn đề mà chúng tôi vẫn còn bất đồng, tìm ra một sự thỏa hiệp tốt cho cả hai bên".
Tổng thống Trump và Thủ tướng Đức họp báo sau cuộc hội đàm đầu tiên
Ở phần đầu cuộc họp báo, Tổng thống Trump cũng hối thúc Thủ tướng Merkel đảm bảo rằng Đức sẽ đáp ứng mục tiêu chi tiêu quân sự của NATO. "Tôi nhấn mạnh với Thủ tướng Merkel rằng tôi ủng hộ mạnh mẽ NATO cũng như việc đòi hỏi các đồng minh NATO phải chia sẻ chi phí quân sự của liên minh. Nhiều nước đá phải gánh phần lớn chi phí những năm qua, điều này là không công bằng với Mỹ. Các nước phải chi trả phần mà họ còn nợ", ông Trump nói sau đó. Thủ tướng Merkel đã nhất trí Đức sẽ tuân thủ mục tiêu trang trải 2% chi phí quân sự của NATO.
Ông Trump đề cập đến "điểm chung" với nhà lãnh đạo Đức khi đề cập đến cáo buộc bị nghe lén. Năm 2013, chính phủ Đức nói họ có thông tin rằng chính phủ Mỹ đã nghe lén điện thoại của Thủ tướng Merkel, ngay lập tức bà Merkel đã đề nghị Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama làm rõ. Hiện ông Trump cũng cáo buộc chính quyền của người tiền nhiệm Obama nghe lén điện thoại tại Tháp Trump của ông trong suốt chiến dịch tranh cử năm ngoái.
Liên quan đến kết quả hội đàm, Independent cho biết, hai nhà lãnh đạo cũng có những quan điểm trái chiều về các vấn đề thương mại, nhập cư hay vấn đề về Nga. Về vấn đề nhập cư, Tổng thống Trump một lần nữa nhấn mạnh quan điểm "nhập cư là một đặc ân, chứ không phải là quyền và sự an toàn của người dân luôn luôn phải đặt lên trên hết". Ông cũng chỉ trích Thủ tướng Merkel đã "phá hoại nước Đức bằng chính sách mở cửa đón người tị nạn" thời gian qua. Trong khi đó, bà Merkel nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề nhập cư trái phép.
Đây là cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Merkel kể từ khi ông Trump nhậm chức hồi cuối tháng 1. Trước đó, bà Merkel được coi là chỉ trích khá gay gắt chính sách nhập cư của nhà lãnh đạo Mỹ.
Minh Phương
Theo Dantri
Máy bay gây nhiều tranh cãi F-35 chuẩn bị cất cánh tại Israel Với việc Mỹ và Israel chuân bị đi đên ký kêt một thỏa thuận vê một gói hô trợ quân sự mới, tập đoàn Lockheed Martin đã công bô chiêc máy bay chiên đâu F-35 đâu tiên được bàn giao cho không quân Israel. Hôm 21-6, một chiếc máy bay chiến đấu F-35A "ADIR" đã được bàn giao cho Israel. "Nhà nước Israel...