Tiết lộ choáng váng về đệ nhất mỹ nhân Trung Quốc cổ đại
Với tất cả mọi người, khi nhắc đến tứ đại mỹ nhân cổ đại ở Trung Quốc đều nhắc đến Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân và Dương quý phi. Đây được coi là bốn mỹ nhân đẹp nhất, là thước đo chuẩn mực về cái đẹp cho phụ nữ trong thiên hạ. Ảnh minh họa chân dung Tây Thi.
Đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân là Tây Thi, nhưng nếu chỉ dùng tiêu chí về nhan sắc để bình bầu có lẽ danh hiệu đệ nhất mỹ nhân cổ đại phải dành cho Mao Tường. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.
Trong chính sử không tìm thấy những ghi chép cụ thể chỉ biết nàng vốn là ái thiếp của Việt Vương Câu Tiễn cuối thời Xuân Thu. Trên thực tế, Mao Tường mới chính là hiện thân của cái đẹp. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.
Câu thành ngữ “Chim sa cá lặn” vốn dành để miêu tả vẻ đẹp của Mao Tường, Li Cơ nổi tiếng trong “Trang Tử Tề vật luận”, và nàng mới chính là nguyên mẫu của vẻ đẹp ” cá lặn” chứ không phải Tây Thi. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.
Các văn nhân hậu thế khi nhắc đến vẻ đẹp của mỹ nữ đầu tiên đều nhắc đến Mao Tường rồi mới đến Tây Thi. Nhưng vì sao Mao Tường lại không nổi tiếng như Tây Thi? Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.
Thực ra, các mỹ nhân trong tứ đại mỹ nhân hoàn toàn không chỉ đánh giá dựa trên nhan sắc mà còn dựa vào bối cảnh chính trị. Ngoài nhan sắc trời ban hơn người, những mỹ nhân này đều gánh trên vai một trọng trách chính trị của lịch sử, vì thế mà trở nên nổi tiếng với hậu thế. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.
Video đang HOT
Xưa nàng Tây Thi xả thân cứu nước Việt, Vương Chiêu Quân nhẫn nhịn vì đại nghĩa, Điêu Thuyền dùng mình làm mỹ nhân kế ly gián cha con Đổng Trác-Lã Bố, Dương quý phi trở thành tác nhân gây ra “An sử chi loạn”. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.
Mao Tường tuy nhan sắc nổi trội hơn cả, nhưng vốn là một sủng phi chỉ an phận thủ thường với cuộc sống bình yên chốn hậu cung nên ít được hậu thế biết đến và nhắc tới. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.
Còn Tây Thi thân nữ nhi yếu đuối nhưng lập nên “kỳ tích vĩ đại”, xả thân giúp Việt diệt Ngô, đối với hậu thế nàng luôn nhận được sự đồng cảm, ngưỡng mộ và thương cảm, cuộc đời nàng gắn với một giai đoạn lịch sử vì thế luôn được quan tâm, bình luận và trở nên nổi tiếng. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.
Ngoài ra, có một giả thuyết cho rằng, vào cuối thời Xuân Thu, Việt Vương Câu Tiễn chính là một điển hình “anh hùng yêu mỹ nhân”, nếu Tây Thi thực tế mới là mỹ nhân đẹp nhất có lẽ Câu Tiễn đã đổi ý dùng Mao Tường thay Tây Thi đến nước Ngô làm gián điệp và những cái tên trong tứ đại mỹ nhân cổ đại có lẽ đã khác. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.
Theo_Kiến Thức
Sự thật đau đớn về đệ nhất mỹ nhân thời Tam Quốc
Không nổi tiếng như Điều Thuyền, nhưng Chân Lạc mới đích thực là đệ nhất mỹ nhân Tam Quốc đã từng làm điêu đứng trái tim ba cha con Tào Tháo.
Tuy không nổi tiếng như Điêu Thuyền, thậm chí không tìm thấy ghi chép trong chính sử ngoài một cái họ, nhưng Chân Lạc mới xứng là đệ nhất mỹ nhân đích thực của Tam Quốc khi từng làm điên đảo trái tim ba cha con Tào Tháo, và nàng cũng chính là người khiến nhà Tào Ngụy từ hưng thịnh đi đến suy vong. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Lạc.
Chân Lạc là con gái út của Chân Dật, huyện lệnh Thái huyện, từ nhỏ đã nổi tiếng vì dung nhan kiều diễm, thân thể ngọc ngà khiến ai nhìn cũng mê mẩn. Đã thế nàng lại là người thông minh hơn người, hơn 9 tuổi suốt ngày say sưa làm bạn với sách vở. Hơn 10 tuổi đã vượt qua cả 3 anh trai mình, thậm chí hiểu được những chuyện lớn trong thiên hạ. Chẳng mấy chốc mà nhan sắc và tài năng của nàng vang danh thiên hạ. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Lạc.
Đến tuổi cập kê, nàng được gả cho con trai thứ hai của Viên Thiệu là Viên Hy. Nhưng không ngờ hạnh phúc ngắn ngủi, Viên gia thất thế, Tào Thực đã nhanh chân hơn Tào Tháo cướp được đệ nhất mỹ nhân Tam Quốc về làm vợ. Trên thực tế, nàng lớn hơn Tào Phi nàng 5 tuổi nhưng tuổi tác cũng không ngăn cản được mối si tình của Tào Phi dành cho mỹ nhân. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Lạc.
Những tưởng cuộc đời sang ngã rẽ mới ai ngờ sóng gió bất hạnh bắt đầu ập đến. Về nhà Tào gia chưa lâu thì Chân Lạc sinh con trai Tào Tam, chính đứa con này cũng là nguyên nhân khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt bởi Tào Phi nghi ngờ đó là huyết thống Viên gia. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Lạc.
Khi cha con Tào Tháo và Tào Thực đang ngày đêm mải miết chinh chiến nơi tiền tuyến, tâm hồn văn chương của bậc kỳ nữ lại cô đơn mòn mỏi ở nhà chờ chồng, gặp được tâm hồn văn chương kỳ tài của Tào Thực, hai tâm hồn đồng điệu gặp nhau họ đã nảy sinh mối tình chị dâu em chồng đầy ngang trái. Chuyện này đã bị Tào Phi nghi ngờ và vô cùng căm hận, nhưng vì cuộc đua thừa kế nên đành ngậm ngùi chờ cơ hội rửa hận. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Lạc.
Chính quyền Tào Ngụy dưới thời Tào Phi bắt đầu sa sút, giấc mơ thống nhất thiên hạ còn dang dở của Tào Tháo nay lại càng trở nên xa vời. Tào Thực giờ đã đi xa nên nỗi hận thù của Tào Phi chỉ có thể trút lên đầu Chân Lạc. Lấy cớ Chân Lạc dám làm thơ đả kích hoàng thượng, Tào Vương đã tống nàng vào lãnh cung và cuối cùng bị ban cho chén rượu độc. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Lạc.
Tào Thực hay tin mỹ nhân trong mộng của mình đã chết trong bi thương, về gặp lại Tào Phi thì được nhận lại kỷ vật của người xưa. Tuy lòng đau như cắt nhưng cũng không thể làm gì hơn, trong đêm thanh vắng qua bến sông xưa, tức cảnh sinh tình đã dùng ngòi bút thay tâm sự chất chứa trong lòng viết lên bài " Lạc thần phú" nổi danh thiên cổ. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Lạc.
Tào Phi tuy rất hận nàng và đã giết hại nàng nhưng tình yêu dành cho nàng không có cách nào khỏa lấp được. Trước lúc lâm chung ông ra đã chọn Tào Tam con của Chân Lạc làm người kế vị. Có lẽ đây chính là sự chuộc lỗi tốt nhất mà ông ta dành cho người đàn bà mà mình hết mực yêu thương. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Lạc.
Còn về Tào Tam thực sự là con ruột của Viên Hy hay của Tào Phi mãi mãi vẫn là bí mật lịch sử. Sau khi Tào Tam đăng cơ việc đầu tiên làm là truy tôn cho mẹ đẻ Chân Lạc là Văn Chiêu hoàng hậu. Tào Tam tuy cũng là người có năng lực nhưng nếu so với cha chú của mình thì không thể so sánh. Chính vì thế thiên hạ nhà Tào Ngụy dưới tay Tào Tam đã đi đến hồi lụi tàn. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Lạc.
Tào Tam chỉ sinh được 1 hoàng tử nhưng bất hạnh lên 3 thì chết yểu. Tào Tam tại vị đến năm 36 tuổi thì băng hà, truyền ngôi lại cho con nuôi là Tào Phương. Cũng kể từ đây giang sơn nhà họ Tào coi như đã tuyệt bởi Tào Phương không phải là huyết thống nhà họ Tào. Tào Phương kế vị trọng gian thần, ghét hiền thần cuối cùng bị giết chết. Thiên hạ nhà Tào cuối cùng bị gia tộc Tư Mã cướp quy về Tấn. Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Lạc.
Nếu Tào Thào có linh thiêng trên trời cao cũng thấy ân hận bởi khi Tào gia đang thời kỳ hùng vượng nhưng bắt đầu từ khi gặp nàng Chân Lạc mà dần dần suy yếu. Nếu có gặp lại Viên Thiệu ở thế giới bên kia chắc Tào Tháo cũng không nuốt nổi cục hận khi thấy Viên Thiệu cười ngạo nghễ vào mặt Tào Tháo và nói rằng: "Ngươi đã hại ta mà không thể ngờ rằng thiên hạ của ông lại bại trước một đứa con dâu yếu đuối". Ảnh minh họa chân dung nàng Chân Lạc.
Theo Danviet
Tiết lộ chấn động về cha đẻ của thủ phạm thảm sát Orlando Sau vụ thảm sát chết chóc nhất trong lịch sử nước Mỹ tại hộp đêm đồng tính ở Orlando (bang Florida), truyền thông nước này đã tập trung vào đoạn video được phát lên mạng chỉ 1 ngày trước vụ xả súng của cha đẻ thủ phạm Omar Mateen. Trong đoạn video trên, Seddique Mateen, một người gốc Afghanistan làm nghề bán bảo...