Tiết lộ chiến lược biển ứng phó Liên Xô của Mỹ

Theo dõi VGT trên

Chiến lược biển ứng phó Liên Xô trước đây của Mỹ được cho là cũng có thể áp dụng cho bối cảnh hiện nay ở châu Á – Thái Bình Dương.

Tiết lộ chiến lược biển ứng phó Liên Xô của Mỹ - Hình 1

Các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trong một cuộc tập trận chung ở Thái Bình Dương – Ảnh: US Navy

Cựu Giám đốc nhóm nghiên cứu chiến lược (SSG) John T.Hanley Jr vừa có bài phân tích chi tiết đăng trên website của Trường Chiến tranh hải quân Mỹ về chiến lược ứng phó Liên Xô trên biển trong thời Chiến tranh lạnh. Theo ông, tuy đã qua nhiều năm nhưng chiến lược này vẫn có tác động sâu rộng đến quá trình phát triển những khái niệm chiến tranh hoặc chính sách mới của Mỹ áp dụng ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi đang chứng kiến những biến chuyển lớn về an ninh biển với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tiền thân của Chiến tranh không – biển

Được thành lập vào tháng 7.1981 và chịu sự chỉ huy trực tiếp của Tham mưu trưởng hải quân, nhiệm vụ chủ đạo ban đầu của SSG là tìm kiếm một chiến lược hữu dụng cho Mỹ và đồng minh đối phó với hải quân Liên Xô trong trường hợp nổ ra chiến tranh. Nhờ thông tin tình báo, SSG phát hiện chiến lược biển tổng thể của Liên Xô chú trọng vào lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo để sẵn sàng cho một cuộc tấn công hạt nhân nếu cần. Hải quân còn có nhiệm vụ bảo vệ Liên Xô và các đồng minh trước tàu ngầm và tàu sân bay của đối phương. Theo SSG, sau khi giành được ưu thế trên biển, Liên Xô sẽ tiến tới cố giành quyền kiểm soát toàn bộ hoặc một phần các vùng biển ở Bắc Băng Dương, phía bắc Na Uy và tây Thái Bình Dương để thực thi chiến lược phong tỏa/chống tiếp cận, đẩy đối phương ra xa khỏi lãnh thổ của mình khoảng 2.000 km.

Trong khi đó, SSG đánh giá Mỹ không có một khái niệm tác chiến biển thống nhất và mang tính toàn cầu. Các đơn vị máy bay tuần tra biển, nhóm tác chiến tàu sân bay, nhóm tàu chiến nổi và tàu ngầm hoạt động một cách riêng rẽ, phân tán ở các vùng biển khác nhau. Mặt khác, các chiến lược gia của SSG cho rằng Mỹ cần tăng cường khả năng tác chiến chống tàu ngầm (ASW) bằng cách phát triển các lực lượng ASW thành một đội hình phối hợp giữa nhiều nhóm tàu khác nhau cũng như giữa không quân và hải quân, kết nối chặt chẽ với hệ thống giám sát trên không và trên biển. Các đồng minh của Mỹ cũng được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phối hợp này.

Theo ông Hanley Jr, nhiều thành viên SSG đã được bổ nhiệm vào các vị trí chỉ huy cấp cao của hải quân và họ cho tiến hành các cuộc tập trận theo chiến lược do nhóm đề xuất. Chuyên gia này khẳng định những cuộc tập trận giữa Mỹ và đồng minh được áp dụng theo chiến lược phối hợp giúp hải quân Mỹ tự tin không chỉ trong tác chiến mà còn trong việc hỗ trợ đồng minh khi xảy ra xung đột. Từ những đặc điểm trên, nhiều chuyên gia đánh giá những ý tưởng của SSG chính là tiền thân của khái niệm Chiến tranh không – biển (ABS) mà Mỹ đang áp dụng ở Thái Bình Dương.

Video đang HOT

Ứng dụng cho tình hình mới

Trong bài viết của mình, cựu Giám đốc Hanley Jr nhận định hải quân Trung Quốc đã thay thế Liên Xô trở thành thách thức lớn nhất cho lực lượng Mỹ trong khu vực. Theo ông, thách thức quân sự từ Trung Quốc tương tự quân đội Liên Xô trong đầu thập niên 1980. Thậm chí, Chiến lược phong tỏa – chống tiếp cận A2/AD của Trung Quốc hiện nay cũng được cho là học tập từ Liên Xô năm xưa. Vì thế, chuyên gia Hanley Jr cho rằng việc nghiên cứu kỹ lưỡng các kết quả của SSG năm xưa cộng thêm cập nhật tình hình địa chiến lược mới sẽ rất có ích trong việc đánh giá ý đồ, khái niệm chiến lược và nhiều vấn đề tác chiến khác của hải quân Trung Quốc. Ông cho biết thêm SSG hiện vẫn đang hoạt động tích cực và báo cáo trực tiếp với đương kim Tham mưu trưởng hải quân Đô đốc Jon Greenert.

Chiến thuật “giấu” tàu sân bay Trong bài viết đăng trên website Navweaps.com, cựu sĩ quan hải quân Mỹ Andy Pico hé lộ cách nước này che giấu tung tích nhóm tác chiến tàu sân bay tránh sự theo dõi chặt chẽ của hải quân Liên Xô. Điểm cốt lõi là nghi binh, phân tán sự chú ý của đối phương, khiến Liên Xô tin rằng nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ chưa tiến vào vùng biển mục tiêu. Theo ông Pico, khi hoạt động gần các khu vực do Liên Xô kiểm soát, nhóm tàu Mỹ phải di chuyển càng êm càng tốt đồng thời triển khai nhiều đội hình nghi binh dàn trải trên một vùng biển rộng lớn. Ngoài ra, hệ thống thám báo – giám sát phải hoạt động hết công suất để ứng phó sớm mọi phát hiện của đối phương bằng cách gây nhiễu hệ thống liên lạc hoặc cài thông tin giả. Vào ban đêm, nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ sử dụng một hệ thống phát sáng đặc biệt khiến người quan sát từ xa dễ nhầm tưởng đó là tàu thương mại hoặc du lịch. Cựu sĩ quan Pico tiết lộ nhờ chiến thuật nói trên mà tàu chiến, máy bay của các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đã nhiều lần hoạt động gần vùng biển Liên Xô mà không bị phát hiện.

Theo TNO

Đừng quên tham vọng nguy hiểm của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương

Bắc Kinh không ngại ngần khi đối đầu với Ấn Độ - nước đông dân thứ 2 thế giới nhằm thực hiện mưu đồ của mình ở Ấn Độ Dương.

Đừng quên tham vọng nguy hiểm của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Hình 1

ảnh minh họa

Trong khi những căng thẳng trên biển Hoa Đông, biển Đông tiếp tục leo thang thì Trung Quốc vẫn không "lơi là" trước "miếng bánh" Ấn Độ Dương. Bắc Kinh không ngại ngần khi đối đầu với Ấn Độ - nước đông dân thứ 2 thế giới nhằm thực hiện mưu đồ của mình.

Hôm nay 20-6, trang Bình luận tin tức của Hồng Kông (http://hk.crntt.com/ ) đã đăng tải bài viết với nhan đề Ấn Độ Dương là trọng tâm của Trung Quốc trong quá trình xây dựng chiến lược biển. Qua bài phân tích có thể thấy, tham vọng và ý đồ muốn làm bá vương hai vùng biển là Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương của Trung Quốc đã thực sự khiến các nước láng giềng của nước này lo ngại sâu sắc.

Trang Bình luận tin tức cho biết, trong thời điểm Mỹ đang tích cực xúc tiến chiến lược "tái cân bằng châu Á", thì việc làm thế nào để đối phó chiến lược này đã trở thành một vấn đề quan trọng đối với dàn lãnh đạo của Trung Quốc. Chiến lược biển của Trung Quốc lấy hai đại dương làm nền tảng, thực hiện song song hai chiến lược Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Và trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc mở rộng xâm lấn ở Thái Bình Dương thì Trung Quốc vẫn ráo riết tiến quân ra Ấn Độ Dương nhằm ngăn việc Mỹ và Ấn Độ liên kết, tận dụng "khu vực Ấn - Thái" (Indo-Pacific) để bao vây Trung Quốc.

Đừng quên tham vọng nguy hiểm của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Hình 2

Lính Trung Quốc trên tàu khu trục Guangzhou ở Ấn Độ Dương, trên đường đến Pakistan tập trận

Ấn Độ Dương có ý nghĩa chiến lược và ý nghĩa kinh tế hết sức quan trọng. Xét trên góc độ địa chính trị, Ấn Độ Dương đã trở thành tuyến đường giao thông trên biển nhộn nhịp nhất trên thế giới, 1/4 hàng hóa của thế giới phải vận chuyển qua con đường này.

Xét trên góc độ an ninh địa lý, các khu vực lân cận Ấn Độ Dương đa số là các quốc gia khá nhỏ, không hợp thành một thực thể địa chính trị thống nhất nên rất khó hình thành được hợp lực mạnh mẽ đe dọa đến an ninh khu vực, từ đó rất dễ bị các thế lực bên ngoài thao túng. Đã từ lâu, Ấn Độ luôn coi Ấn Độ Dương là vành đai an ninh của mình và luôn kiên quyết phản đối nước ngoài can thiệp vào các sự vụ ở Nam Á và Ấn Độ Dương. Tuy nhiên do vấn đề tiềm lực nên Ấn Độ chưa đủ sức tung hoành ở Ấn Độ Dương.

Ấn Độ Dương là đầu nút giao thông của nhiều tuyến đường thương mại quan trọng của thế giới, đồng thời cũng là con đường ắt phải kinh qua khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động giao thương với các nước Âu, Á, Phi. Vấn đề an ninh của Ấn Độ Dương ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và chiến lược quốc gia phát triển bền vững của Trung Quốc.

Hơn nữa, Ấn Độ Dương là sự lựa chọn lý tưởng để Trung Quốc đột phá chuỗi đảo của Mỹ trên Thái Bình Dương, là khu vực quan trọng để Trung Quốc xây dựng lực lượng hải quân viễn dương. Do đó, Trung Quốc cần tăng cường hoạt động trên khu vực Ấn Độ Dương, tăng cường hợp tác với các quốc gia Ấn Độ Dương, thông qua việc triển khai các cuộc tập trận chung, cuối cùng xây dựng một khung an ninh mới cũng như cơ chế hợp tác và điều hành an ninh đa phương. Chính vì lẽ đó, Trung Quốc đang ráo riết xây dựng chiến lược an ninh Ấn Độ Dương mới với hợp tác Trung Quốc - Ấn Độ là nền tảng.

Xét trên góc độ địa chính trị, Ấn Độ Dương sẽ trở thành cửa đột phá trong chiến lược biển của Trung Quốc. Vì ở phía Đông, Trung Quốc phải đối mặt với sự phong tỏa và bao vây trọng điểm của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản. Hiện tại Trung Quốc rất khó có thể phá vỡ những hạn chế của chuỗi đảo trên Thái Bình Dương. Và việc thực thi chiến lược Ấn Độ Dương sẽ mở rộng với biên độ cực lớn độ ảnh hưởng của Trung Quốc, đẩy nhanh mục tiêu chiến lược xây dựng cường quốc biển của Bắc Kinh.

Đừng quên tham vọng nguy hiểm của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Hình 3

Ấn Độ Dương sẽ trở thành cửa đột phá trong chiến lược biển của Trung Quốc

Qua bài phân tích của trang Bình luận tin tức có thể thấy, Pakistan sẽ là quốc gia điểm tựa chiến lược để Trung Quốc thực hiện âm mưu bành trướng sang Ấn Độ Dương. Còn Bangladesh, Sri Lanka và Myanmar sẽ trở thành điểm tiếp cận giúp Trung Quốc thực hiện tham vọng này.

Bắc Kinh đang tích cực xây dựng cầu đường trên đất Pakistan và Myanmar, nối liền với phần đất liền của Trung Quốc để từ đó có thể dễ dàng tiến thẳng vào Ấn Độ Dương, không còn lệ thuộc vào eo biển Malacca, phá vỡ cục diện bị "chuỗi đảo" phong tỏa, giúp nước này thoát ra khỏi vòng vây chiến lược của Mỹ, Nhật Bản, mở rộng không gian bành trướng cho Trung Quốc, nâng cao năng lực uy hiếp của Trung Quốc, từ đó cải thiện và nâng cao một cách căn bản môi trường chiến lược cho Bắc Kinh.

Eo biển Malacca là một trong những eo biển có lượng tàu thuyền qua lại đông đúc nhất thế giới. Mỗi năm có khoảng 50.000 tàu thuyền đi qua eo biển này, 50% lượng dầu thô và 30% hàng hóa của thế giới được chuyên chở qua đây. Mỗi ngày có gần 140 tàu thuyền thông thương qua eo biển Malacca, trong đó gần 60% là tàu thuyền Trung Quốc, và hầu hết đều là tàu chở dầu, 80% lượng dầu mỏ mà Trung Quốc cần đều được vận chuyển qua con đường này. Đối với Trung Quốc, eo biển Malaca được ví như một "yết hầu" chí mạng. Nếu một quốc gia lớn nào đó kiểm soát được eo biển Malacca, đồng nghĩa với việc "bóp cổ" được Trung Quốc.

Tất cả những toan tính trên đã thôi thúc Trung Quốc tích cực thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương nhằm bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích và an ninh của mình trên Ấn Độ Dương, cải thiện bố cục kinh tế vùng Tây Bắc và Tây Nam của Trung Quốc, từ đó thúc đẩy chiến lược "phát triển miền Tây" của Bắc Kinh, đặt nền móng chiến lược quan trọng cho "vòi bạch tuộc" vươn sang châu Phi và châu Đại Dương rồi vươn ra toàn cầu.

Tiến trình chiến lược vươn ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc đang được triển khai rất rầm rộ, điều này đã khiến cho sức ép chiến lược mà Bắc Kinh đang phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng. Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, thậm chí cả Australia đều đang liên kết với nhau để ngăn chặn Trung Quốc.

Do nhu cầu lợi ích chiến lược quốc gia, Ấn Độ cũng phải tìm mọi cách để hạn chế Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương, ví dụ như việc nhiều công ty Trung Quốc không được cấp phép vào Ấn Độ đầu tư vì lý do an ninh. Trong bối cảnh Trung Quốc đang bị một số nước Đông Nam Á cảnh giác vì các ý đồ xâm lấn chủ quyền trên biển ngày càng trắng trợn của nước này, thì việc Ấn Độ tích cực tăng cương các hoạt động quân sự, ngoại giao của mình ở khu vực sẽ tạo thành sức ép chiến lược mới cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
    20:03:45 14/11/2024
    Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
    21:20:22 14/11/2024
    Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
    06:38:21 14/11/2024
    Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
    19:08:44 14/11/2024
    Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
    07:11:31 14/11/2024
    Bitcoin gần chạm 92.000 USD
    13:32:59 14/11/2024
    Liệu tỷ phú Musk có thể 'xây cầu' kết nối Mỹ - Trung Quốc?
    19:46:53 13/11/2024
    Thẩm phán New York hoãn ra phán quyết về vụ án chi tiền mua chuộc của ông Trump
    20:04:10 13/11/2024

    Tin đang nóng

    Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên liên tục "tung chiêu" diễn bikini nhưng gây thất vọng
    13:56:44 15/11/2024
    Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên diễn dạ hội gây ngỡ ngàng, netizen chê sến sẩm chìm nghỉm giữa sân khấu
    14:15:26 15/11/2024
    Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt
    14:21:25 15/11/2024
    Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"
    14:44:55 15/11/2024
    Cuộc sống của Quang Minh và vợ kém 37 tuổi sau khi sinh con trai
    14:09:25 15/11/2024
    Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
    14:27:49 15/11/2024
    Trồng những cây này, nếu ra hoa là tài lộc ùn ùn kéo đến
    15:41:44 15/11/2024
    Bức ảnh khiến Lisa bị chỉ trích "hư hỏng", cổ xuý phong cách phản cảm
    16:27:43 15/11/2024

    Tin mới nhất

    Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi

    17:19:54 15/11/2024
    Tiến sĩ Natasha Crowcroft, cố vấn cấp cao về bệnh sởi và rubella tại WHO, cho biết: "Sự gia tăng đáng kể số ca bệnh là hệ quả của việc trẻ em trên toàn cầu không được tiêm vaccine đầy đủ. Trong khi đó, loại vaccine sởi có sẵn ở mọi quốc...

    Triều Tiên sẽ sản xuất hàng loạt máy bay không người lái

    16:28:27 15/11/2024
    Các máy bay không người lái có phạm vi tấn công khác nhau là để thực hiện nhiệm vụ tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào của kẻ thù trên mặt đất và trên biển , cơ quan này cho biết.

    Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ tổ chức tập trận chung

    16:26:58 15/11/2024
    Jeffrey Hornung, chuyên gia về chính sách an ninh Nhật Bản tại Rand Corporation, cho rằng chủ nghĩa ba bên, một thành tựu của Tổng thống Joe Biden, cần được Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục phát triển thay vì chỉ bảo lưu.

    Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'

    16:24:09 15/11/2024
    Kế hoạch là xây dựng một hệ thống phòng không và chống máy bay không người lái đa lớp , nguồn tin chia sẻ sau cuộc họp kín với Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikos Dendias.

    Israel không kích Damascus, 15 người thiệt mạng

    15:54:53 15/11/2024
    Cơ quan truyền thông SANA cho biết các tòa nhà bị không kích nằm tại khu ngoại ô Mazzeh và Qudsaya, hai khu ngoại ô phía Tây thủ đô Damascus của Syria, trích một nguồn tin quân đội Syria.

    Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?

    15:52:13 15/11/2024
    Chính quyền sắp tiếp quản của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch loại bỏ khoản tín dụng thuế 7.500 USD cho người mua xe điện, một phần trong chương trình cải cách thuế mạnh tay của ông Trump.

    Nigeria ghi nhận ít nhất 15.000 ca tử vong liên quan đến HIV/AIDS mỗi năm

    15:49:11 15/11/2024
    Đề cập đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ở quốc gia này, bà Ilori lưu ý khoảng 140.000 trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 14 đang sống chung với HIV.

    Seoul từ bỏ ý định cung cấp vũ khí cho Kyiv vì e ngại Tổng thống Trump?

    15:46:01 15/11/2024
    Một nguồn tin thân cận với chính phủ Hàn Quốc cho hay, nội các của Tổng thống Yoon Seok-yeol hiện buộc phải tính đến quan điểm của nhà lãnh đạo Mỹ để đưa ra quyết định về việc cung cấp đạn dược và các loại vũ khí khác cho Ukraine.

    Tàu ngầm Mỹ vô tình mắc lưới của ngư dân Na Uy

    15:42:43 15/11/2024
    Theo kênh truyền hình, tàu ngầm USS Virginia chạy bằng năng lượng hạt nhân lúc bấy giờ đang trên đường rời cảng Troms thì gặp phải sự cố. Một tàu Cảnh sát biển Na Uy hộ tống nó đã phải hỗ trợ cắt lưới đánh cá.

    Liên minh châu Âu phân bổ quỹ cho các dự án mua sắm quốc phòng

    15:04:42 15/11/2024
    Các dự án này liên quan đến 20 quốc gia, trong đó một số nước sẽ lần đầu tiên tham gia các dự án mua sắm quốc phòng chung của khối.

    COP29: Azerbaijan bảo vệ quyền khai thác dầu khí trước áp lực quốc tế

    15:02:50 15/11/2024
    Là một quốc gia gắn bó lâu đời với ngành công nghiệp dầu mỏ, Azerbaijan đang nỗ lực đa dạng hóa sản xuất năng lượng đồng thời củng cố vị thế của mình trên thị trường khí đốt tự nhiên.

    Tác nhân gây chia rẽ chính trị giữa cử tri nam và nữ trẻ tuổi trên toàn cầu

    14:01:38 15/11/2024
    Hai năm sau, tại cuộc tổng tuyển cử của Anh, có đến 23% cử tri nữ trẻ tuổi bỏ phiếu cho đảng Xanh, trong khi cử tri nam trẻ tuổi chỉ là 12%. Cử tri nam trẻ tuổi ưu ái bỏ phiếu cho đảng Cải cách Anh.

    Có thể bạn quan tâm

    Vì sao bức ảnh cụ ông đứng trong nhà tắm nhìn sững vào gương gây hốt hoảng cho hàng trăm nghìn người?

    Netizen

    18:21:20 15/11/2024
    Những sự cố khi đi làm tóc, nhuộm tóc vẫn khiến cư dân mạng dở khóc dở cười. Nhưng sự việc đang được dân tình chia sẻ mới đây lại không xảy ra với người chơi hệ đổi màu mà ngời mẫu là một cụ ông do pha nghịch dại của cô cháu gái.

    Sốc: Sao nam đình đám bị con nghiện ma túy tống tiền 15 tỷ đồng

    Sao châu á

    18:09:25 15/11/2024
    Vào ngày 15/11, Munhwa Ilbo đưa tin 1 nữ BJ (streamer) của Afreeca TV đang bị điều tra vì hành vi tống tiền ca sĩ Kim Junsu (JYJ).

    Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

    Tin nổi bật

    17:58:17 15/11/2024
    Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

    Quang Hùng MasterD: Lúc chạnh lòng nhất, mẹ an ủi tôi "dù con ghẻ hay con cưng của ai, Hùng vẫn là con ruột của mẹ"

    Sao việt

    17:50:03 15/11/2024
    Nhìn lại hành trình vừa đặc biệt vừa thử thách của mình, Quang Hùng MasterD cảm thấy may mắn khi lúc nào cũng có gia đình ở cạnh.

    Brad Pitt và Angelina Jolie chuẩn bị cuộc chiến tại toà án

    Sao âu mỹ

    17:46:56 15/11/2024
    Trận chiến pháp lý liên quan tới nhà máy rượu vang của Brad Pitt và Angelina Jolie sẽ được tiếp tục và có thể kéo dài đến năm 2026.

    Hôm nay nấu gì: Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối

    Ẩm thực

    16:37:33 15/11/2024
    Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối. Món ăn đều gần gũi, dân dã nhưng vô cùng trôi cơm, khiến ai thưởng thức cũng thích.

    Vé "chợ đen" concert Anh Trai bị đẩy giá cao gấp 8 lần

    Nhạc việt

    16:32:39 15/11/2024
    Một bài đăng với nội dung bán lại 2 vé VIP của concert Anh Trai Say Hi với mức giá 5 triệu đồng/vé (giá gốc là 2,2 triệu/vé) ngay lập tức nhận được nhiều bình luận hỏi mua.

    Sau ngày 17/11: 3 tuổi Tiền Tài tăng đột biến, không thành tỷ phú cũng là đại gia

    Trắc nghiệm

    16:02:30 15/11/2024
    Dậu là con giáp sẽ gặp rất nhiều may mắn sau ngày 17/11. Họ hứa hẹn sẽ có một sự thay đổi ngoạn mục trong công việc, nhất là về mặt tài chính. Dậu rất có sức ảnh hưởng trong tập thể, dễ được nâng đỡ trong công việc.

    1 người phơi quần áo, cả nhà mắc bệnh: Hóa ra đây là cách làm rất sai

    Sáng tạo

    15:46:23 15/11/2024
    Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần giặt xong rồi treo quần áo lên phơi là xong. Nhưng ít ai biết, phơi quần áo không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dài sẽ dễ sinh bệnh.

    Sự nghiệp Messi chao đảo

    Sao thể thao

    15:02:48 15/11/2024
    Lionel Messi, cái tên đồng nghĩa với sự phi thường trong thế giới bóng đá, đang trải qua những ngày tháng 11 đầy sóng gió.

    Liên tiếp các đêm nhạc tại Mỹ Đình bị huỷ, trách nhiệm thuộc về ai?

    Nhạc quốc tế

    14:52:34 15/11/2024
    Việc show huỷ ngay khi công tác bán vé đã được tiến hành để lại hậu quả khó lường, mà khán giả là người gánh chịu nặng nhất.