Tiết lộ cách đọc tuổi sâm Ngọc Linh qua vết sẹo của củ
Chỉ cần biết cách quan sát những vết sẹo, mắt trên thân củ sâm Ngọc Linh – loại sâm Việt Nam tốt nhất thế giới – là có thể xác định chính xác độ tuổi của cây sâm.
Sâm Ngọc Linh có phần thân trên mặt đất lụi hàng năm, để lại các vết sẹo rõ trên thân rễ. Thông thường mỗi năm, từ đầu mầm thân rễ (kể cả phần thân rễ phân nhánh) chỉ mọc lên một thân mang lá. Căn cứ vào vết sẹo trên thân rễ, người ta có thể tính được tuổi của cây sâm, chu kỳ sinh trưởng của cây sâm Ngọc Linh.
Củ sâm Ngọc Linh vài chục năm tuổi với mấy chục mắt gắn kết với nhau theo từng năm.
Sâm Ngọc Linh là cây bản địa đặc hữu của núi rừng Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kom Tum. Tại Quảng Nam, sâm sinh trưởng và phát triển tốt nhất tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, liên quan mật thiết đến các yếu tố tự nhiên như: Độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật, độ che phủ,… xung quanh đỉnh Ngọc Linh. Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây, những điểm có sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên đều ở độ cao từ 1.500 – 2.200m (tập trung chủ yếu ở độ cao 1.800 – 2.000 m).
Còn theo đề án mô tả của Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Quảng Nam cung cấp, sâm Ngọc Linh là cây thảo, cao từ 40 – 80cm, thân rễ nạc, mọc bò ngang như củ gừng, có nhiều đốt, không phân nhánh, dài 30 – 40cm, có thể dài hơn.
Một cây sâm Ngọc Linh trưởng thành hàng chục năm tuổi ở núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam).
Trên thân rễ có nhiều vết sẹo do thân khí sinh tàn lụi hàng năm để lại, mặt ngoài màu nâu nhạt, ruột trắng ngà, phần cuối đôi khi có một củ hình cầu. Thân khí sinh mảnh, mọc thẳng, mang 2 – 4 lá kép chân vịt mọc vòng, mỗi lá kép có 5 lá chét hình trứng ngược hoặc hình mác, dài 10 – 14cm, rộng 3 – 5cm, gốc hình nêm, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mép khía răng nhỏ.
Video đang HOT
Cách nhận biết sâm Ngọc Linh qua từng năm và chiều dài của củ sâm. (Tư liệu do Sở KHCN Quảng Nam cung cấp)
Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, có cuống dài, hoa nhiều màu lục vàng, đài có 5 răng dài, nhị 5, chỉ nhị hình sợi, bầu thượng, 1 ô. Quả hạch, hình trứng, màu đỏ sau đen, hạt hình thận màu trắng, có vân. Mùa hoa thường từ tháng 4 đến tháng 7 và mùa quả vào khoảng tháng 9 đến tháng 10.
Rê cu co dang hinh con quay dai 2,4 – 4cm, đương kinh 1,5 – 2cm nối liền với thân rễ, thương hơp thanh bo 2 – 4 rê cu hinh thoi. Rê cu co mau nâu nhat, co nhưng vân ngang va nôt cac rê con. Thê chât nac, chăc, kho be gay.Ngoài ra, thân củ thương nhiêu đôt, cong ngoăn ngoeo, it khi co hinh tru thăng, dai 3,5 -10,5cm, đương kinh 0,5 – 2,0cm. Măt ngoai mau nâu hay mau vang xam (tùy thuộc vào vị trí nằm trên hay dưới mặt đất). Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7cm, co nhưng vêt nhăn doc, manh, nhưng vêt vân ngang nôi ro chia thân rê thanh nhiêu đôt, đăc biêt co nhiêu seo do thân khi sinh hang năm tan lui đê lai.
Một củ sâm Ngọc Linh tự nhiên hơn 100 năm tuổi vừa được phát hiện ở núi Ngọc Linh.
Cây sâm từ 4-5 năm tuổi có hoa hình tán đơn mọc dưới các lá thẳng với thân, cuống tán hoa dài 10-20cm có thể kèm 1-4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60-100 hoa, cuống hoa ngắn 1-1,5cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhụy.
Theo Danviet
"Lực sĩ leo núi" bò vàng giá gần 100 triệu
Bò vàng (bò Mông) được ví như những "lực sĩ leo núi" bởi chúng có thân hình săn chắc, to lớn, có khả năng leo núi trong mọi địa hình để tìm kiếm thức ăn. Nhờ vận động nhiều mà thịt bò vàng cũng dai và thơm ngon hơn bất kỳ một loại thịt bò nào được nuôi tại Nghệ An.
Bò vàng được người Mông ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) nuôi từ rất lâu. Theo ông Hờ Bá Xồng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Huồi Tụ, giống bò vàng này còn được gọi là "bò Mông" vì nó đã theo chân người Mông từ những cuộc thiên di từ phương Bắc xuống cách đây 200 năm về trước. Giống bò này được ví như những "lực sĩ leo núi" bởi chúng có thân hình săn chắc, to lớn, có khả năng leo núi trong mọi địa hình để tìm kiếm thức ăn.
Bò vàng địa phương hiện nay chỉ có trọng lượng khoảng 150 - 250 kg/con.
Ông Xồng cho hay: "Ở Kỳ Sơn, biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa 2 mùa tương đối lớn, nhiều người đã thử mang giống bò ở dưới xuôi lên nhưng đều không thể thích nghi. Do đó chỉ có bò vàng được người dân ưa chuộng. Thịt bò vàng có màu đậm, dày thớ, vừa dai lại thơm ngon hơn bất kỳ một loại thịt bò nào được nuôi tại Nghệ An.
Thương lái từ khắp nơi tràn về đây thu mua hàng, bán ra thị trường với giá cao hơn thịt các giống bò khác. Món bò giàng (bò khô) Kỳ Sơn cũng trở thành một đặc sản rất nổi tiếng. Do vậy, trung bình mỗi hộ dân ở xã đều có từ 1- 2 con bò. Nhiều hộ đã có trang trại với quy mô trên dưới 100 con".
Đặc điểm dễ phân biệt nhất là bò cơ bắp phát triển, có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm, mắt he, chân nhỏ, không quá cao
Ngoài chăn nuôi để lấy thịt, bò vàng cũng được dùng để tham gia chọi bò, một môn giải trí được người Mông rất ưa chuộng. Hội chọi bò đã có từ lâu và được tổ chức với quy mô nhỏ lẻ ở một số xóm, bản.
Bò đực giống thường là con có kích thước lớn, mông nở, sừng to, dài
Những hộ gia đình người Mông nuôi bò có sừng to, khỏe, u lưng nhô cao đều đến đăng ký tham gia hội chọi bò với trưởng bản. "Trường đấu" được tổ chức ở ngay sân vận động của xã.
"Trung bình mỗi tháng ở xã đều có tổ chức chọi bò, nhiều khi một tháng nếu các dòng họ có việc lại được tổ chức tới 2 - 3 lần. Chọi bò được ưa chuộng như vậy nên giá trị của con bò chọi cũng rất cao. Có con có giá tới 100 triệu đồng, nhưng người ta không bán. Sau khi kết thúc trận đấu, những chú bò chọi sẽ được giữ lại để chăm sóc, dùng làm sức kéo và huấn luyện để tiếp tục trổ tài chứ không bị đem giết thịt" - ông Xồng chia sẻ.
Hội chọi bò luôn thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân
Sau khi tham gia thi đấu, các đấu sĩ bò không bị giết thịt mà được bà con đưa về chăm sóc để tiếp tục trổ tài
Theo Danviet
Dán tem chống giả cho sâm Ngọc Linh của Việt Nam tốt nhất thế giới Để chống nhái và giả mạo sâm Ngọc Linh ở vùng Quảng Nam và Kom Tum, Cục Sở hữu trí tuệ đã chính thức cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ và tem chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" chính thức sẽ được dán lên sâm củ vào năm 2017. Ngoài ra, để...