Tiết lộ bí mật động trời về ‘ngân hàng tinh trùng thiên tài’
Hãng tin CNN vừa đăng tải bí mật động trời đằng sau dự án “ Ngân hàng tinh trùng gây giống thiên tài” của triệu phú thế giới Robert K.Graham.
Tom, hiện kinh doanh vật liệu lợp và là người được sinh ra từ dự án “Ngân hàng gây giống tinh trùng” của Graham, xuất hiện trên chương trình “This is life with Lisa Ling” – Ảnh: This is life with Lisa Ling
Robert K. Graham, triệu phú làm giàu nhờ phát minh vật liệu không vỡ làm kính thuốc, đã thành lập ngân hàng tinh trùng gây giống thiên tài từ những năm 1980-1999, nhằm tạo ra những đứa bé thông minh, khỏe mạnh, giúp xã hội ngày càng tăng trưởng.
Đây là “ngân hàng” đầu tiên trong lịch sử rao bán tinh trùng của những người đoạt giải Nobel hay các nhà vô địch thế vận hội Olympic. Tuy nhiên, một bí mật động trời được giữ kín trong vòng 25 năm khiến cả thế giới ngỡ ngàng, người hiến tặng tinh trùng phần lớn là sinh viên đại học.
Julianna McKillop, người làm việc cùng Graham trong khoảng từ 1980-1985, nhớ lại cô lên xuống thường xuyên vùng West Coast để tìm kiếm những sinh viên ưu tú từ các trường đại học tại đây.
Những bí mật được tiết lộ
Trong chương trình “This is life with Lisa Ling” phát sóng ngày 8/10, vài nhân chứng sống từng thực hiện dự án “Ngân hàng tinh trùng gây giống thiên tài” cùng Graham và một vài “sản phẩm” được sinh ra từ dự án đã tiết lộ những bí mật chôn kín bấy lâu.
Theo New York Times, những phụ nữ tiếp nhận tinh trùng “thiên tài” từ dự án Graham chỉ tốn khoảng 50 USD cho phí đăng ký và 10 USD/tháng cho phí lưu trữ tinh trùng cũng như vận chuyển.
Những phụ nữ đăng ký nhận tinh trùng buộc phải kết hôn (tuy nhiên từng có một trường hợp ngoại lệ dành cho bà mẹ độc thân) và không phải qua bất kỳ bài kiểm tra IQ hay di truyền nào.
Người hiến tinh trùng không phải là những thiên tài kiệt xuất như Graham cam kết, ngoài ra họ đều là người da trắng. Danh tính người hiến tặng tinh trùng phần lớn được giữ kín, nhưng David Plotz, tác giả cuốnNhà máy thiên tài: Lịch sử lạ lùng ngân hàng tinh trùng gây giống thiên tài, cho biết: “Graham từng thừa nhận phần lớn người hiến tinh trùng là người da trắng. Tuy nhiên, bản thân ông luôn chối rằng rõ ràng tôi không phải là kẻ phân biệt chủng tộc cuồng tín”.
Video đang HOT
Ngân hàng tinh trùng đã “sản xuất” ra 215 đứa trẻ. Hầu hết đứa bé được sinh ra từ dự án này có quá trình học tập khá tốt. Tuy nhiên, khi trưởng thành họ bình thường, không có những thành tựu nổi bật.
Ví dụ như Tom kinh doanh vật liệu lợp, Leandra là ca sĩ opera, Courtney là vũ công còn Logan có biểu hiện chứng tự kỷ. Nhưng phần lớn có điểm chung là những người sinh ra từ dự án này chịu nhiều áp lực lớn.
Tom cho biết: “Lúc nào tôi cũng nghĩ rằng mình phải làm điều gì đó xứng đáng với món quà mình nhận được”.
Tuy nhiên, bà Adrience, mẹ của Leandra, Courtney và Logan, cho biết: “Những tinh trùng thiên tài không đảm bảo sự hạnh phúc và thành công cho chúng”.
Mở đường các ngân hàng tinh trùng hiện nay
Graham từng tuyên bố: “Tôi muốn cải thiện vốn gen của con người. Vốn gen càng tốt, cá thể hưởng gen có những biểu hiện càng tốt và ngược lại. Vì vậy, phần lớn người hiến tặng tinh trùng trong dự án của tôi là những người có chỉ số IQ cao ngất ngưởng, các nhà khoa học đoạt giải Nobel hay các nhà vô địch thế vận hội.”
Không ngạc nhiên, dự án kỳ dị này đã gây làn sóng tranh luận dữ dội trong giới truyền thông. Họ cho rằng dự án này mang tính phân biệt chủng tộc, tương tự chủ thuyết về giống thượng đẳng Arier của Joseph Arthur De Gobineau từng xảy ra trong thời kỳ Đức quốc xã.
Dự án của Graham vẫn tiếp tục thực hiện mãi đến năm 1999.
Nhìn lại, dự án Graham đã mở đường cho nhiều ngân hàng tinh trùng hoạt động ngày nay. Nhiều cặp vợ chồng muốn xác định rõ danh tính người hiến tặng tinh trùng.
Bên cạnh đó, quá trình sàng lọc cá nhân hiến tặng tinh trùng được chú trọng hơn. Ví dụ như tại FairFax Cryobank, trong số những người đàn ông hiến tinh trùng chỉ khoảng dưới 1% đạt tiêu chuẩn” – bà Michelle Ottey, giám đốc phòng thí nghiệm, cho biết.
“Đó là một quá trình sàng lọc nghiêm ngặt, chương trình này đòi hỏi những tinh trùng thuộc dạng chất lượng cao” – bà giải thích.
Theo Zing
Cho nhầm tinh trùng người da đen, ngân hàng bị kiện
Ngân hàng tinh trùng Midwest Sperm Bank (Mỹ) bị một cặp đồng tính nữ kiện ra tòa do đã sơ suất lấy nhầm lọ tinh trùng của người hiến da màu.
Ngân hàng tinh trùng Midwest Sperm Bank (Mỹ) bị một cặp đồng tính nữ kiện ra tòa do đã sơ suất lấy nhầm lọ tinh trùng của người hiến da màu.
Quả là vận xui rủi cho ngân hàng nằm tại bang Illinois, miền Trung-Tây nước Mỹ trên khi một nhân viên đã cung cấp cho bệnh viện một mẫu tinh trùng "xấu" - được hiểu theo nghĩa là không đúng với sự lựa chọn của khách hàng - và gây ra hệ quả không mong muốn. Vì thế mà họ phải ra hầu tòa.
Đọc nhầm mã số
Theo nhật báo Chicago Tribune, vụ việc bắt đầu từ một sai lầm rất thô thiển là ngân hàng đã cung cấp mẫu tinh trùng của một người đàn ông da đen thay vì của một người đàn ông da trắng như hợp đồng, do nhân viên đọc nhầm mã số lưu được ghi bên ngoài các lọ chứa. Đáng tiếc là ngân hàng này vẫn còn sử dụng phương pháp thủ công là ghi mã số bằng tay chứ chưa ứng dụng các phần mềm quản lý trên vi tính.
Mặc dù mới bị kiện gần đây thôi nhưng vụ việc đã xảy ra từ năm 2012. Khi đó, sau khi kết hôn tại New York, cặp "vợ chồng" đồng tính nữ Jennifer Cramblett và Amanda Zinkon đã quyết định mỗi người sẽ có một đứa con và chúng sẽ phải cùng tuổi nhau. Tháng 4 năm đó, sau khi mang thai được năm tháng, cô Jennifer Cramblett khuyên "chồng" mình đi thụ tinh nhân tạo ngay với cùng mẫu tinh trùng mà cô đã chọn để có thai.
Cô Jennifer Cramblett, mẹ của bé Payton, đã đưa câu chuyện ra trước tòa án "để tránh sự việc tương tự lặp lại trong tương lai".
Trớ trêu thay, khi đến làm việc với Ngân hàng Midwest Sperm Bank về chuyện của "chồng" thì cô Jennifer mới tá hỏa khi một nhân viên tại đây cho biết thai nhi mà cô đang mang trong bụng đã được thụ tinh từ một mẫu tinh trùng khác với hợp đồng.
Cụ thể là hai "vợ chồng" đã đồng ý chọn mẫu số 380 của một người đàn ông da trắng nhưng ngân hàng đã cung cấp cho bệnh viện mẫu số 330, là mẫu của một người Mỹ gốc Phi! Đúng là trông gà hóa cuốc giữa hai chữ số 8 và 3 ở giữa.
Chuyện đã lỡ, cô Jennifer vẫn sinh con bình thường. Nay đứa con của họ tên là Payton đã hai tuổi và là một bé gái lai da đen. Đến thời điểm này họ quyết định khởi kiện Ngân hàng tinh trùng Midwest Sperm Bank.
Bị phân biệt đối xử
Vì sao họ không làm điều này ngay khi biết rằng mình bị "cho nhầm"?
Cô Jennifer Cramblett thú nhận mình đã là nạn nhân của nhiều hành động phân biệt chủng tộc khi một cộng đồng dân cư nhỏ tại Uniontown (nơi cô sinh sống) biết cô là một người đồng tính và có con lai da đen, trong khi từ trước đến nay cô chưa từng quen biết bất cứ chàng trai người Mỹ gốc Phi nào cả.
Thứ đến, cô không muốn con gái mình phải gánh chịu hậu quả từ sự kỳ thị này vì nó còn tương lai lâu dài. Vì vậy sau nhiều trăn trở, cuối cùng cô Jennifer đã dứt khoát nhờ đến tòa án đứng ra bênh vực, rằng "lỗi" này là từ sai sót của ngân hàng tinh trùng chứ không phải do sai lầm của bản thân cô.
Theo hãng tin AP, bà mẹ đã đòi được bồi thường 50.000 USD mặc dù Ngân hàng Midwest Sperm Bank đã có thư xin lỗi và hứa bồi hoàn mọi chi phí cho cô.
Những phản ứng trái chiều
Trên các trang mạng xã hội, nhiều người tỏ thái độ hoài nghi về động cơ khiếu kiện của cô Jennifer Cramblett, như một ý kiến sau đây: "Cô hãy nói rõ cho tôi hiểu vì sao có một thành phố phóng khoáng như thế, vốn đã cho phép hôn nhân đồng tính, mà nay lại đi từ chối một đứa con lai?". Trang mạng Slate của Mỹ thì cho rằng thật là khó hiểu trước lời tâm sự của Jennifer là việc có một đứa con lai da đen đã khiến cô bật khóc, tinh thần suy sụp và nổi giận.
Song cũng có người bảo vệ cô, tuy rằng họ chỉ lên án chuyện sai sót của ngân hàng tinh trùng: "Tôi ủng hộ bất kỳ ai trong tình cảnh này phải kiện ra tòa khi cơ sở đó làm ăn quá cẩu thả". Slate cũng đồng ý việc công khai một sự cố kỹ thuật đáng lẽ ra có thể tránh được như thế này và đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ rằng "ngành công nghiệp kinh doanh mầm sống của con người phải luôn cẩn thận và chu đáo".
Cô Jennifer Cramblett sống tại thị trấn nhỏ Uniontown (bang Ohio), kết hôn với cô bạn sống tại bang New York - là một trong 19 bang của Mỹ công nhận hôn nhân đồng tính. Ngân hàng tinh trùng Midwest Sperm Bank thì lại nằm tại bang Illinois.
Theo_Kiến Thức
Sinh viên Trung Quốc chết đột tử ở ngân hàng tinh trùng - Một sinh viên Trung Quốc mới đây đã chết vì lên cơn đau tim khi đang tiến hành lấy mẫu ở ngân hàng tinh trùng thuộc trường Đại học Vũ Hán. Theo Mirror, nạn nhân được xác định là Zheng Gang. Anh đã đến ngân hàng tinh trùng 4 lần chỉ trong một tuần và lần gần nhất thì bị trụy tim...