Tiết lộ bí ẩn về bom khinh khí
Bom khinh khí được giới khoa học cho là có sức công phá mạnh hơn, nhưng không phổ biến bằng bom nguyên tử.
Ngày 16-1 tại thủ đô Tokyo, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật-Mỹ-Hàn đã họp về chủ đề CHDCND Triều Tiên thử bom khinh khí hôm 6-1.
Trước đó (10-1), nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un coi vụ thử bom khinh khí (còn gọi là bom nhiệt hạch hay bom H, bom Hydro) hôm 6-1 của Bình Nhưỡng là biện pháp tự vệ trước các mối đe dọa về chiến tranh hạt nhân từ Mỹ.
Sức mạnh của bom khinh khí
Đó là tuyên bố đầu tiên của ông Kim Jong-un kể từ sau vụ thử không báo trước của CHDCND Triều Tiên hôm 6-1. Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên Bình Nhưỡng thử bom khinh khí thành công. Trong khi đó, Mỹ và giới chuyên gia vũ khí hoài nghi về tuyên bố này, bởi Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ ghi nhận có một hoạt động địa chấn bất thường xảy ra lúc 10 giờ sáng 6-1 (theo giờ Bình Nhưỡng) ở phía Đông Bắc CHDCND Triều Tiên, nhưng rung chấn này chỉ mạnh chừng 5,1 độ richter.
Người dân Triều Tiên theo dõi thông tin trên truyền hình về vụ thử thành công bom khinh khí ngày 6-1.
Giới chuyên môn cho rằng, bom nguyên tử và bom khinh khí là loại vũ khí hạt nhân có sức công phá mạnh nhất hiện nay. Bom khinh khí được giới khoa học cho là có sức công phá mạnh hơn, nhưng không phổ biến bằng bom nguyên tử. Sức công phá của một quả bom nguyên tử tương đương từ 1.000 tấn đến vài trăm nghìn tấn thuốc nổ TNT.
Trong khi đó, bom khinh khí được cho là có sức công phá mạnh gấp hàng ngàn lần bom nguyên tử. Và năng lượng giải phóng từ vụ nổ bom khinh khí có thể ngay lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính vài kilômét. Nhiệt lượng cực lớn có thể gây ra các cơn bão lửa và ánh sáng trắng với cường độ cao từ vụ nổ có thể gây mù lòa. Bụi phóng xạ và các sản phẩm phụ của phản ứng như cesium-137 và strontium-90 có thể đầu độc các sinh vật sống, gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong hàng trăm năm.
Bom khinh khí có sức mạnh lớn hơn nhiều so với bom nguyên tử. Quả bom nguyên tử mang tên Little Boy được Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 có sức công phá 15 kiloton. Và quả bom khinh khí được Mỹ thử nghiệm có sức công phá 15 megaton, mạnh gấp 1.000 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Bên trong một quả bom khinh khí gồm một lõi phân hạch nhỏ dùng U-238 (uranium được làm giàu đến 99,7%) để tạo nhiệt lượng mồi phản ứng cho các khối nhiên liệu lithium deuteride.
Khi được kích hoạt, U-238 sẽ phân hạch cung cấp nhiệt lượng để lithium phân hạch thành tritium. Phản ứng phân hạch này cũng tạo điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa deuterium và tritium giải phóng nhiệt lượng tương đương với bề mặt của mặt trời.
Những quả bom khinh khí đầu tiên
Ngày 1-11-1952, Mỹ đã thực hiện một vụ thử thiết bị khinh khí đầu tiên với mật danh “Ivy Mike” tại rạn san hô vòng Enewetak trên đảo Elugelab ở Thái Bình Dương. Và đó là lần thử nghiệm thành công đầu tiên đối với một quả bom khinh khí, có công suất 10,4 megaton, gấp gần 500 lần so với công suất của quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản năm 1945.
Đám mây hình nấm xuất hiện đạt độ cao gần 17km trong vòng 90 giây và sau đó ổn định ở độ cao 37km, với đám mây bụi trên đỉnh cuối cùng lan rộng ra một đường kính 161km và “thân nấm” rộng 32km. Một miệng hố có đường kính 1,9km và sâu 50m đã được tạo ra sau vụ nổ. Tổng cộng có khoảng 80 triệu tấn đất đã bị thổi bay. Toàn bộ đảo Elugelab đã bị phá hủy và khu vực xung quanh đảo san hô vòng Enewetak đã bị nhiễm xạ nặng nề.
Video đang HOT
Mỹ thả thành công bom khinh khí từ trên không.
Nhưng quả bom kể trên cùng những quả bom trong các lần thử nghiệm sau đều to và khó sử dụng nên chỉ có thể kích nổ từ mặt đất. Và ngày 20-5-1956, Mỹ thử thành công từ trên không một quả bom khinh khí được cải tiến (tại đảo san hô Bikini ở Thái Bình Dương) và quả bom này được máy bay ném bom B-52 thả từ độ cao hơn 15km, phát nổ ở độ cao gần 4,6km.
Quả bom này mạnh hơn những quả bom được thử nghiệm trước đó và đương lượng với khoảng 15 megaton hoặc hơn (1 megaton tương đương với sức nổ của 1 triệu tấn thuốc nổ TNT). Những người quan sát cho biết, quả cầu lửa do vụ nổ gây ra có đường kính gần 6,5km và ánh sáng phát ra lớn gấp 500 lần ánh sáng mặt trời. Vụ nổ bom khinh khí trên không năm 1956 từng khiến giới khoa học và môi trường quan ngại về những tác động tới đời sống của con người và động vật.
Liên Xô thực hiện vụ thử bom khinh khí đầu tiên “RDS-6s” (còn gọi là Joe 4) vào tháng 8-1953. Đến tháng 11-1955, Liên Xô thử thành công bom khinh khí từ máy bay ở một vùng hẻo lánh của Siberia. Dù nhỏ hơn và sức công phá thấp hơn nhiều (ước khoảng 1,6 megaton) so với quả bom Mỹ thử nghiệm trên đảo san hô Bikini, nhưng thành công của Moskva vẫn khiến Washington phải thử nhiều vụ bom khinh khí hơn.
Theo Fox News, Mỹ là quốc gia thử bom khinh khí đầu tiên (1952), sau đó đến Liên Xô (1953). Tiếp đến là Anh (15-5-1957), Trung Quốc (28-12-1966) và Pháp (tháng 8-1968) cũng lần lượt tiến hành các vụ thử bom khinh khí. Tính đến nay có 8 nước tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên. Trong đó chỉ có 5 nước là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc có bom khinh khí.
Cha đẻ bom khinh khí
Theo nhà bác học Lewis Strauss, Chủ tịch Ủy ban Nguyên tử Mỹ, các nhà bác học có thể được xếp thành 3 loại – chuyên tâm vào khoa học, chú ý tới các ứng dụng của khoa học, quan tâm tới ảnh hưởng của khoa học trên phương diện chính trị. Nhưng ông Edward Teller là người hội tụ cả 3 loại kể trên bởi là cha đẻ của bom khinh khí.
Edward Teller (15-1-1908 và chết ngày 10-9-2003) sinh ra trong một gia đình giàu có người Do Thái tại thành phố Budapest, Hungary. Ngoài năng khiếu về toán, Edward Teller còn thích âm nhạc, văn thơ, đánh cờ. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành hóa, Edward Teller đã tới Munich và Leipzig để theo học chuyên ngành hóa lý. Nhận bằng Tiến sĩ năm 1930 với đề tài khảo cứu về ion của phân tử hydrogen đã đặt nền móng cho lý thuyết về quỹ đạo phân tử.
Vì người Đức bạc đãi người Do Thái nên Edward Teller đã cùng vợ Augusta Harkanyi tới Anh, rồi làm giảng viên tại Trường Đại học George Washington, Mỹ. Và trong thời gian giảng dạy tại Mỹ, Edward Teller đã khảo cứu về các phản ứng nhiệt lượng hạch tâm. Rồi cùng nhà vật lý George Gamow, Edward Teller thiết lập ra những tiền đề để nghiên cứu bom khinh khí sau này.
Thử bom hạt nhân.
Sau cuộc gặp với nhà bác học Albert Einstein, Edward Teller đã nhập quốc tịch Mỹ (1941) và tham gia vào nhóm khoa học gia của Enrico Fermi tại Viện Khảo cứu nguyên tử (1946) thuộc Trường Đại học Chicago. Trong khi quả bom nguyên tử đầu tiên còn đang ở trong quá trình chế tạo, Edward Teller đã tìm ra phương pháp dùng nhiệt lượng hạch tâm để chế tạo ra một loại bom có sức công phá mạnh hơn.
Edward Teller đã cùng nhà vật lý Stanislaw Ulam khám phá ra cấu hình Teller-Ulam để chế tạo vũ khí hỗn hợp hạt nhân. Nhưng sau khi 2 quả bom nguyên tử san phẳng 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki một cách khốc liệt, phần lớn các nhà bác học trong chương trình Manhattan cảm thấy lương tâm bị cắn dứt nên không muốn tiếp tục công cuộc khảo cứu các loại vũ khí nguyên tử khác, đồng thời không quan tâm đến dự định của Edward Teller.
Nhưng sau khi Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên vào tháng 9-1949, Edward Teller liền đưa ra dự án chế tạo bom khinh khí. Tuy nhiên, dự án này đã bị đa số các nhà khoa học thuộc Ủy ban Nguyên tử Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Robert Oppenheimer, phản đối. Và nếu vụ án gián điệp nguyên tử không bị phát giác hồi tháng 1-1950 thì dự án chế tạo bom khinh khí của Edward Teller sẽ bị “đắp chiếu”.
Khi đó, nhà khoa học Klaus Fuchs (người Đức, quốc tịch Anh) đã thú nhận trao tài liệu nguyên tử cho tình báo Liên Xô. Và chỉ 4 ngày sau buổi nhận tội của Klaus Fuchs, Tổng thống Harry Truman đã ra lệnh cho Ủy ban Nguyên tử Mỹ cùng Bộ Quốc phòng bắt tay nghiên cứu, chế tạo bom khinh khí.
Khi đó, để đảm bảo bí mật, người ta đã đặt tên cho quả bom khinh khí là Mike – dài 8 mét, được làm bằng Hydro. Sau này, giới truyền thông cho biết, tổng số người tham gia nghiên cứu, chế tạo và thử quả bom khinh khí đầu tiên lên tới 11.650 người. Và khi Mike phát nổ, nhiệt độ nơi đặt quả bom lớn gấp 1.000 lần nhiệt độ mặt trời và sau 5 phút phát nổ, Mike đã tạo được một cây nấm cao 41km, rộng 13km, phủ lên Elugelab khiến nó bị “ nóng chảy”.
Riêng chiếc giá đỡ cao 6 mét, rộng 1,8 mét, nặng 65 tấn (dùng để cố định Mike) đã bị hất tung lên cao và chìm sâu xuống đáy biển sau khi vụ nổ thành công. Theo ông Phil Morrison, một trong những người tham gia trực tiếp chế tạo quả bom này tại thành phố Los Alamos, bang New Mexico, Mỹ cho biết, sức công phá của bom khinh khí có thể huỷ diệt một thành phố.
Theo các chuyên gia, uy lực của Mike vượt xa tính toán của các nhà khoa học khi đó. Bởi mặc dù trước khi tiến hành vụ thử, người ta đã di chuyển 200 cư dân trên đảo Elugelab, nhưng một tháng sau quay lại, họ không nhận ra nơi mình từng sinh sống – mọi cảnh vật đều biến dạng. Người dân trên đảo Elugelab đã nhiều lần kiến nghị Mỹ phải bồi thường 386 triệu USD cho những thiệt hại gây ra, nhưng bất thành.
Ngày 1-11-1952, vụ thử bom khinh khí đầu tiên đã làm biến mất hòn đảo san hô Elugelab tại phía Nam Thái Bình Dương. Cũng trong năm 1952, Edward Teller còn có công lớn trong việc thành lập cơ sở thí nghiệm nguyên tử thứ hai cho Mỹ – Trung tâm thí nghiệm Lawrence, đặt tại thành phố Livermore, bang California và đây là nơi chế tạo ra vũ khí khinh khí.
Theo giới chuyên môn, thông tin về việc Liên Xô thử nghiệm thành công bom nguyên tử (tháng 9-1949) từng khiến Mỹ vô cùng thất vọng bởi mất đi vị trí quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.
Theo M. Phong – N. Bình
Cảnh sát toàn cầu
Lý do Triều Tiên chưa đủ sức chế tạo bom nhiệt hạch
Triều Tiên hôm qua tuyên bố thử thành công một quả bom nhiệt hạch, nhưng nhiều chuyên gia lập luận cho rằng loại bom mà Bình Nhưỡng thử chưa đáng ngại như vậy.
Ông Joseph Cirincione, Chủ tịch hãng tư vấn an ninh toàn cầu Ploughshares Fund, cho biết, trước khi từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân dưới thời Nelson Mandela, Nam Phi cũng từng chế tạo vũ khí phân hạch gia tăng. Nhưng Nam Phi có khả năng tiếp cận chất phóng xạ triti, trong khi Triều Tiên vẫn đang cố gắng.
Vụ thử bom vừa qua có thể là một cách thúc đẩy đoàn kết trong nước của Triều Tiên. Ảnh: CNN
Triều Tiên được cho là đang sở hữu một vài đầu đạn hạt nhân và nước này từng thực hiện 3 vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006. Nhưng điều đó không có nghĩa là Triều Tiên đang tiến một cách dễ dàng. Các chuyên gia và giới chức phương Tây nhận định Bình Nhưỡng vẫn thiếu công nghệ tên lửa để phóng vũ khí đi khoảng cách rất xa.
Ông Francois Heisbourg, cố vấn đặc biệt của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược tại Paris cho rằng Triều Tiên vẫn còn vài năm, thậm chí vài thập kỷ nữa mới đạt đến trình độ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào đầu tên lửa và "bắn ai đó".
Giới phân tích cho biết chỉ những cường quốc hạt nhân nguyên thủy gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc, đủ khả năng phát triển bom nhiệt hạch thực sự. Những quốc gia hạt nhân khác như Ấn Độ và Pakistan vẫn chưa có năng lực đó.
"Triều Tiên vẫn chưa phát triển rộng, như Ấn Độ. Có vẻ họ chưa đủ khả năng chế tạo bom nhiệt hạch thực thụ vì họ cần năng lực công nghiệp và năng lực kỹ thuật lớn hơn nhiều so với trình độ của Triều Tiên hiện nay", ông Heisbourg nói.
Ngay cả khi Triều Tiên thực sự vừa thử một quả bom nhiệt hạch, nước này vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt đến năng lực sử dụng loại bom đó để tấn công. Ông Hesibourg nhấn mạnh rằng Mỹ thực hiện "vài chục" thử nghiệm trước khi họ đạt được khả năng lắp loại vũ khí đó vào tên lửa để có thể hoạt động tốt. Ông Hesibourg cho rằng Triều Tiên có thể có năng lực đó sau vài năm nữa.
Những dấu hiệu khác cho thấy nghi ngờ của các nhà khoa học là có cơ sở.
Các đây 1 tháng, ông Kim Jong-un đã tuyên bố Triều Tiên đạt đến công nghệ chế tạo bom nhiệt hạch. Ảnh: Digg
Cục Khảo sát địa chất Mỹ hôm qua cho biết họ phát hiện một cơn địa chấn cường độ 5,1 độ richter ở vùng đông bắc Triều Tiên, nơi được cho là vừa diễn ra vụ thử hạt nhân - tương tự như vụ năm 2013, khi Triều Tiên thử bom nguyên tử.
Nhà phân tích Bruce Bennett làm việc tại tổ chức tư vấn chính sách phi chính phủ Rand Corporation (Mỹ) nhận định: "Tiếng nổ mà họ tạo ra đáng lẽ phải lớn hơn 10 lần mức họ tuyên bố. Vì thế, ông Kim Jong-un có thể đang nói dối, rằng họ tiến hành thử bom nhiệt hạch nhưng không phải, mà họ chỉ dùng một vũ khí phân hạch mạnh hơn một chút, hoặc có thể phần nhiệt hạch hay phân hạch trong vụ thử không hoạt động tốt lắm".
Nghị sĩ Hàn Quốc Lee Cheol-woo nói rằng cơ quan tình báo Hàn Quốc ước tính sức nổ của vụ thử này ở mức 6 kiloton và tạo ra trận địa chấn mạnh 4,8 độ richter - nhỏ hơn sức nổ 7,9 kiloton và địa chấn 4,9 độ richter được ghi nhận trong vụ thử năm 2013. Theo ông Lee, một vụ thử bom hạt nhân thành công thường tạo ra sức nổ khoảng vài trăm kiloton, trong khi một vụ thử thất bại chỉ tạo ra sức nổ vài chục kiloton.
Giới chuyên gia tỏ ra hoài nghi ngay từ khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thông báo hồi tháng 12 vừa qua rằng nước này cuối cùng đã đạt đến công nghệ chế tạo vũ khí nhiệt hạch. Một số ý kiến cho rằng Triều Tiên chỉ có thể sắp thử vũ khí phân hạch gia tăng mạnh hơn bom nguyên tử truyền thống, chứ không phải bom nhiệt hạch.
Triều Tiên có thể tăng mức độ phá hoại của bom nguyên tử truyền thống bằng cách đặt vào lõi bom một lượng tritium - một dạng phóng xạ của hydro. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đưa tin Chính phủ Hàn Quốc đang nghiêng về khả năng này.
Giới chuyên gia cho biết họ vẫn cần thêm thời gian phân tích vụ thử lần này.
Theo_Dân việt
Triều Tiên thử bom nhiệt hạch nhằm mục đích gì? Triều Tiên tuyên bố đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư vào ngày 6.1. Vậy ý đồ của việc này là gì và tại sao lại diễn ra vào lúc này? Vụ thử bom có thể giúp lãnh đạo Kim Jong-un khẳng định quyền lực - Ảnh: Reuters Mục đích: Thể hiện quyền lực trong và ngoài nước Vụ thử...