Tiết lộ bất ngờ về thân thế nguyên Tổng giám đốc DongAbank
Trước khi về làm Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á ( DAB), ông Trần Phương Bình khai nhận làm giáo viên giảng dạy môn kinh tế xã hội chủ nghĩa tại trường Trung cấp Tài chính TPHCM từ năm 1983-1992. Ngoài ra, ông Bình khai là người viết đề án thành lập ngân hàng này….
Tại phiên tòa chiều 27/11, HĐXX đã bắt đầu xét hỏi các bị cáo. Người đầu tiên trả lời HĐXX là bị cáo Trần Phương Bình (Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB.
Trả lời HĐXX, bị cáo Trần Phương Bình cho biết, bản cáo trạng truy tố bị cáo là đúng. Bị cáo Trần Phương Bình khai, từ năm 1983 – 1992, làm giáo viên dạy môn kinh tế của trường Trung cấp Tài chính TPHCM.
Các bị cáo tại tòa chiều 28/11. Ảnh Văn Minh
Đến tháng 7/1992, bị cáo về Ngân hàng Đông Á làm việc. Trước khi về, bị cáo có thời gian tham gia viết đề án thành lập DAB. Ngay khi DAB hoạt động thì bị cáo về làm Phó Tổng giám đốc.
Thời điểm DAB hoạt động, vốn điều lệ của DAB là 20 tỷ đồng. Đến nay DAB đã 39 lần thay đổi vốn điều lệ. Tại thời điểm thành lập, số lượng cổ đông hạn chế. Trong đó, nhóm gia đình Trần Phương Bình chiếm 10,24%; nhóm Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) chiếm 7,7%.
Một số bị cáo khác được tại ngoại đến tòa trong chiều 28/11. Ảnh Văn Minh
Video đang HOT
Đến năm 1997, vợ bị cáo Bình là bà Cao Thị Ngọc Dung rời DAB. Cùng năm này, bị cáo Bình lên làm Tổng giám đốc DAB. Những người thân của bị cáo Bình nhận cổ tức từ chuyển khoản qua tài khoản thẻ do bị cáo Bình mở tại DAB.
HĐXX hỏi bị cáo Bình liên quan đến vấn đề nguồn tiền tăng vốn điều lệ DAB, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban DAB, vấn đề chia cổ tức… HĐXX cho rằng, trong khoảng thời gian bị cáo giữ chức vụ lãnh đạo DAB đã liên tục tăng vốn điều lệ.
Cáo trạng xác định, bị cáo Trần Phương Bình với vai trò là Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB.
Phiên tòa chiều 28/11 vẫn thu hút đông người tham gia với nhiều tư cách như luật sư, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Ảnh Văn Minh
Bị cáo Bình là đối tượng chính đã thực hiện các hành vi: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái Luật kế toán, Luật các Tổ chức tín dụng và Điều lệ DAB trong quá trình chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ, tín dụng, đầu tư… tại DAB.
Cùng các nhân viên trong DAB và những người liên quan thực hiện các hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho DAB tổng số 3.600 tỷ đồng.
Các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nêu trên là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng Ngân hàng TMCP Đông Á tại thời điểm ngày 31/12/2015: Lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.
Ngoài ra, Trần Phương Bình và đồng phạm còn thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác gây thiệt hại cho DAB. Các hành vi này Cơ quan điều tra tách ra để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sau.
Trong phần xét hỏi bị cáo Bình, HĐXX cho biết, đối với 6 hành vi khác của bị cáo Bình được cơ quan điều tra tách ra để điều tra sau.
Chiều nay, Vũ “nhôm” đã được cách ly ở trại giam. Ảnh Văn Minh
Cũng trong phiên tòa chiều nay, hai bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và Nguyễn Thị Ái Lan (nguyên trưởng phòng quản lý tài sản nợ và thuộc khối kinh doanh nguồn vốn DAB) được cách ly ở trại giam trong phần xét hỏi.
Sáng 28/11, trong phần nêu trách nhiệm của từng bị can, đại diện VKSND TPHCM cho biết, đối với trách nhiệm của bà Cao Thị Ngọc Dung (là vợ bị can Trần Phương Bình), quá trình điều tra giai đoạn 2 vụ án, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của bà Cao Thị Ngọc Dung đối với các khoản vay của PNJ tại DAB. Nếu xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
VĂN MINH
Theo TPO
Bất ngờ với lý lịch Vũ "nhôm"
Ngày 27-11, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB).
Trong vụ án này có tất cả 26 bị cáo bị truy tố với 2 tội danh: "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". DAB được xác định là nguyên đơn dân sự. Ngoài 27 tổ chức, có 306 cá nhân được triệu tập đến tòa với tư cách là người làm chứng; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ được dẫn đến tòa
Trong vụ án này, Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ "nhôm") bị xét xử tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" với khung hình phạt 20 năm tù đến tù chung thân. Trong phần thủ tục, bị cáo Vũ khai có 2 quốc tịch và ngoài ra còn có 2 tên gọi khác là Lê Văn Sáu, Trần Đại Vũ.
DAB được thành lập năm 1992 có vốn điều lệ 5.000 tỉ đồng. Ngày 23-7-2015, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước có kết luận xác định một số sai phạm xảy ra tại DAB.
Đến nay đã xác định được Trần Phương Bình với vai trò là Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng Tín dụng DAB là đối tượng chính đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật cùng các đồng phạm, gây thiệt hại cho DAB 3.608 tỉ đồng. Bị cáo Vũ được xác định chiếm đoạt của DAB 203 tỉ đồng và phải chịu trách nhiệm nộp lại 13.400.000 USD và 90,5 tỉ đồng đã mua cổ phần DAB để khắc phục hậu quả vụ án.
Đến cuối giờ chiều 27-11, VKSND TP HCM mới công bố xong 50/90 trang cáo trạng. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 25-12.
Tin - ảnh: Ph. Dũng
Theo nld.com.vn
Vũ 'nhôm' đã 'dắt tay' bao nhiêu cán bộ tại Sài Gòn vào lao lý Thống kê từ tài liệu của Tiền Phong, đến thời điểm hiện nay đã có gần 20 người là quan chức, lãnh đạo, cán bộ ngân hàng 'dính' lao lý liên quan tới Vũ 'nhôm. Danh sách này còn kéo dài vì các vụ án đang và mở rộng điều tra. Tại TPHCM, hiện có ít nhất 5 người đang là bị can...