Tiết lộ bất ngờ về những ngày lễ đặc biệt trong thế giới thời trang
Ai là người phát minh ra chiếc máy may đầu tiên trên thế giới? Câu chuyện đầy bất ngờ đằng sau ngày Quốc tế Denim ở Ý là gì?
Ngoài những NTK tên tuổi hay các BST mãn nhãn, thế giới thời trang còn có nhiều ngày lễ đặc biệt mà ít ai biết đến. Không chỉ là ngày kỷ niệm về phát minh khiến ngành công nghiệp may mặc thay đổi, nó còn mang đến thông điệp ý nghĩa cho phụ nữ, trẻ em.
QUỐC TẾ THỢ MAY (28/2)
Ngành công nghiệp dệt may sẽ không thể phát triển như ngày nay nếu không có máy may khóa tiêu chuẩn với kim nhọn được phát minh bởi William Elias Howe vào ngày 28/2/1846. Sau đó, chiếc máy được hoàn thiện với các phụ kiện khác và làm việc tốt hơn theo thời gian.
Với sự ra đời của máy may, thế giới thời trang đã có một bước tiến mang tính lịch sử. Phụ nữ có thể tìm được việc làm trong các nhà máy lớn với điều kiện làm việc tốt hơn. Công việc được chuẩn hóa và tiền lương của họ cũng vậy. Hàng may mặc chất lượng có thể được sản xuất hàng loạt với chi phí thấp hơn, do đó quần áo may sẵn cũng trở nên “thân thiện” hơn với túi tiền của đại chúng.
(Ảnh: Eastman House)
Sức mạnh chi tiêu ngày càng tăng đã mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, sản xuất hàng may mặc chất lượng cao trên quy mô lớn bằng máy may công nghiệp. Ngày Quốc tế thợ may nhằm ghi nhớ sự sáng tạo của nhà khoa học William Elias Howe, người đã có công mang đến phát minh mang tính lịch sử này.
(Ảnh: Compra Moda Nacional)
QUỐC TẾ DENIM (THỨ TƯ, TUẦN THỨ TƯ CỦA THÁNG 4)
Câu chuyện ngày kỷ niệm về denim bắt đầu ở Ý vào năm 1992, cô gái 18 tuổi bị người hướng dẫn lái xe 45 tuổi cưỡng hiếp khi đang dạy cô bài học lái xe đầu tiên. Hắn đưa cô đến một con đường biệt lập, kéo cô ra khỏi xe, cởi quần jeans và xâm hại.
Cô báo cáo vụ việc với tòa án, hung thủ bị truy tố và chịu án tù với tội danh hiếp dâm. Nhiều năm sau, anh ta đã kháng án vì cho rằng họ có quan hệ tình dục đồng thuận. Tòa án tối cao Ý đã lật lại bản án và hung thủ được thả ra. Một tuyên bố của Tòa án cho rằng, vì cô mặc quần jeans quá chật, hắn phải giúp cô cởi bỏ quần jeans, đó không phải là cưỡng hiếp mà là quan hệ tình dục đồng thuận. Điều này đã trở nên nổi tiếng trên khắp nước Ý với cái tên alibi jeans và trở thành khái niệm đặc biệt trong thế giới thời trang (chứng cớ ngoại phạm từ quần jeans).
(Ảnh: Denimdayinla.org)
Tức giận vì phán quyết trên, những người phụ nữ trong Quốc hội Ý đã phát động một cuộc biểu tình mặc quần jeans tại Tòa án Tối cao. Cuộc biểu tình này đã được các phương tiện truyền thông quốc tế đón nhận, truyền cảm hứng cho Thượng viện cùng Hội đồng bang California, Mỹ làm điều tương tự tại Tòa nhà Quốc hội ở Sacramento.
Chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của cuộc biểu tình, Patti Occhiuzzo Giggans, giám đốc điều hành Tổ chức chống bạo lực gia đình và tình dục ở miền Nam California nghĩ rằng, mọi người nên mặc quần jeans để phản đối sự việc tương tự có thể xảy ra. Từ đó, ngày denim ở Los Angeles đã ra đời. Sự kiện này được tổ chức lần đầu tiên vào ngày thứ tư, tuần thứ tư của tháng 4 năm 1999 và được tiếp tục hàng năm kể từ đó.
Video đang HOT
(Ảnh: Sdfi)
QUỐC TẾ THIẾT KẾ (27/4)
Một trong những ngày kỷ niệm quan trọng trong thế giới thời trang là Quốc tế thiết kế. Mục tiêu của WDD (Quốc tế thiết kế) là tôn vinh giá trị cũng như khả năng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn của công việc sáng tạo này. Đánh dấu kỷ niệm ngày thành lập ico-D (International Council of Design – Hội đồng Thiết kế Quốc tế) vào ngày 27 tháng 4 năm 1963. Những người tham gia trên toàn thế giới sẽ gặp gỡ, thảo luận để gắn kết cũng như học hỏi lẫn nhau.
(Ảnh: ico-D)
Chủ đề của WDD2019 là Woman in Design (Phụ nữ trong lĩnh vực thiết kế). Các NTK nữ đóng góp quan trọng cho các diễn ngôn về sự thay đổi toàn cầu. Phụ nữ đang làm việc trong các tổ chức, trong cộng đồng và với chính phủ để tìm cách giúp giải quyết nhiều vấn đề về quyền bình đẳng. Họ tham gia thiết kế và đạt được không ít thành tựu như những NTK nam.
Tuy nhiên sự thật là, các NTK được công nhận vẫn chủ yếu là đàn ông. Lịch sử thiết kế đã có xu hướng bỏ qua sự hiện diện của phụ nữ. Đối với Ngày thiết kế thế giới 2019, ico-D muốn làm nổi bật vai trò của họ, những người tạo ra thiết kế thông minh, toàn diện, cho dù điều này tạo ra sự khác biệt lớn hay nhỏ. Chủ đề Women in Design tôn vinh và hướng đến các NTK nữ đáng chú ý trong quá khứ và hiện tại.
(Ảnh: ico-D)
NGÀY KHÔNG ĐI GIÀY (10/5)
Ngày không đi giày được thiết lập bởi công ty Toms Shoes của California, nhằm khuyến khích mọi người chú ý hơn đến vô số vấn đề mà việc thiếu giày có thể gây ra với những đứa trẻ nghèo khó. Mọi chuyện bắt đầu khi Blake Mycoskie, chủ sở hữu của Toms Shoes, đến thăm Argentina vào năm 2006 và nhận thấy rằng nhiều đứa trẻ đang chạy trên đường bằng chân trần.
(Ảnh: Chrystal Dawn)
Blake phát hiện ra việc thiếu giày là vấn đề lớn ở Argentina cũng như các nước đang phát triển khác, đặc biệt là việc thiếu giày thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em như thế nào. Và Blake quyết định sẽ giúp đỡ họ thông qua công ty giày của mình.
(Ảnh: Princeton)
Mycoskie sau đó đã đưa ra mô hình kinh doanh “một người cho một người” (one for one). Với mỗi đôi giày được bán ra, một trẻ em Argentina hoặc ở các nước phát đang phát triển khác sẽ có một đôi giày mới miễn phí. Theo thống kê, đã có 10.000 đôi giày miễn phí được chia sẻ vào tháng 10 năm 2006.
Tuy hiện tại, công ty của Blake không còn vận hành hình thức kinh doanh này nữa nhưng ngày kỷ niệm vẫn còn được lưu lại như một dịp thể hiện sự quan tâm đến những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Thế giới thời trang không chỉ có những buổi trình diễn ấn tượng, những bộ cánh xa hoa mà còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
QUỐC TẾ GIÀY ĐỎ (25/7)
Quốc tế giày đỏ, một ngày lễ ý nghĩa khác trong thế giới thời trang ra đời nhằm mục đích tưởng niệm bệnh nhân người Úc, Theda Myint, mắc chứng Lyme – chứng nhiễm trùng do một loại ký sinh thuộc chi Borrelia, đã qua đời vào ngày 25/7/2013. Tại sao lại là giày đỏ? Lý giải câu hỏi này, Theda trước khi qua đời đã từng trả lời rằng, cô yêu màu xanh của lá cây và yêu đôi giày màu đỏ. Vì sắc đỏ rực rỡ, nổi bật và luôn được nhìn thấy dù ở kích thước nào.
Nhanh chóng sau đó, ngày 25/7 được chính thức được trở thành dịp để tưởng niệm những bệnh nhân, không chỉ chứng Lyme, mà còn nhiều căn bệnh “vô hình” khác.
(Ảnh: Global Lyme & Invisible Illness Organisation)
Thuật ngữ “vô hình” để chỉ những căn bệnh như nhiễm khuẩn Lyme, ME/CFS – Fibromyacheia (hội chứng mệt mỏi mãn tính), không chỉ vô hình với nghiên cứu, điều trị hay chăm sóc thích hợp mà còn vô hình với xã hội. Thay vì được vô tư xuống phố, đến trường, họ phải vật lộn trên giường bệnh mà không phương thuốc nào có thể giúp họ phục hồi.
(Ảnh: SikeliaNews)
Theo elle.vn
Bí mật của 'lão bà bà' làng thời trang thế giới
Ở tuổi 77, Vivienne Westwood vẫn thuộc hàng 'quái kiệt', gừng càng già càng cay. Bà vừa cùng với anh chồng trẻ Andreas Kronthaler khiến Tuần lễ Thời trang Paris 2019 'dậy sóng'.
Vivienne Westwood cùng với anh chồng trẻ Andreas Kronthaler vừa làm dậy sóng sàn diễn thời trang Paris
Ở những năm 1970, Vivienne Westwood được mệnh danh "nữ hoàng tóc đỏ nổi loạn", là biểu tượng cho phong cách thiết kế thời trang phá cách của nước Anh, mang đậm tinh thần trào lưu punk thời kỳ hoàng kim. Gần 5 thập niên sau, cho đến bây giờ Vivienne Westwood vẫn được xem là một trong những thương hiệu truyền cảm hứng nhất trong nền công nghiệp thời trang thế giới. Từ phong thái thiết kế của trào lưu punk phá cách ban đầu, Vivienne Westwood còn phả vào các sáng tạo của mình tầng tầng ý nghĩa, ngầm tranh đấu cho nữ quyền và môi trường.
Nhật ký Climate Revolution (Cuộc cách mạng khí hậu) của bà là thông điệp rõ ràng cho Eco Fashion (thời trang xanh) mà bà thuộc nhóm các nhà thiết kế khởi xướng, trở thành đối trọng cho xu hướng fast fashion (thời trang nhanh), bị kết án là "tham số lượng, hạ chất lượng" làm hại môi trường và đạo đức thẩm mỹ trong thế giới thời trang. Năm 2019 này, Vivienne Westwood với cánh tay mặt của thương hiệu là anh chồng thiết kế, cả hai vẫn chưa hạ nhiệt ngọn lửa nổi loạn ấy trong những thiết kế sáng tạo của mình ở Paris với bộ sưu tập mùa thu.
Một mẫu thiết kế thời trang của Andreas Kronthaler tại Tuần lễ thời trang Paris
Cặp đôi "đũa lệch" cùng thành công
Năm 1992, mười năm sau khi Westwood chia tay người chồng trước Mclaren, bà lập gia đình lần hai với cậu học trò sau đó trở thành phụ tá của mình, kém bà đến 25 tuổi. Westwood và Kronthaler gặp nhau vào năm 1989 tại Trường Nghệ thuật Ứng dụng Vienna, nơi bà làm giáo sư thỉnh giảng. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo Westwood, cậu học trò Kronthaler đã sáng tạo một số trang phục lấy cảm hứng từ thời Phục hưng. Westwood khuyến khích anh giới thiệu bộ sưu tập ấy ở London và đến năm 1993, họ kết hôn, rồi cùng nhau lo cho đế chế thời trang của thương hiệu.
Trong nghiệp thời trang, để có đủ khả năng và uy tín thay Vivienne đang dần cao tuổi gánh vác cơ nghiệp của thương hiệu, Kronthaler luôn là người phải cố gắng thoát khỏi cái bóng quá lớn của vợ, bằng cách nặn óc phát triển những sáng tạo có nhiều tầng chiều sâu ý nghĩa từ cái đầu vốn cũng đầy ý tưởng nổi loạn như bạn đời. Thế mà mãi đến tháng 3.2016, cái tên Andreas Kronthaler mới được đính kèm vào các chứng từ của công ty bên cạnh Vivienne Westwood, một sự thừa nhận về ảnh hưởng của anh đối với thương hiệu trong hơn 25 năm.
Tính theo số liệu năm ngoái, công ty của hai vợ chồng có doanh thu 37,5 triệu bảng Anh, anh chàng "phi công" của Westwood đã thực sự thành công trong nghiệp kéo vải. Tại Tuần lễ Thời trang Paris vừa qua, nhà thiết kế người Áo của nhãn hàng Vivienne Westwood này đã giới thiệu bộ sưu tập mùa thu 2019 với những thiết kế mang hơi thở đa quốc tịch, từ váy làm bằng vải in tay ở Burkino Faso, dép đi trong nhà theo mẫu của dân làng Erl quê hương của Kronthaler, những bộ quần áo vải tweed dành cho nữ của xứ Scotland, áo khoác quá khổ lấy cảm hứng từ Coco Chanel, Pháp và áo dân bóng đá Mỹ dành cho nam. Kronthaler cũng không quên điểm những nét hài hước nhạy cảm và nổi loạn cố hữu theo tính cách của hai vợ chồng vào mẫu 'đồ nhỏ' dây lông thú kiểu G-string hay giày hình dương vật những năm 1990. Kronthaler lý luận, bộ sưu tập của mình chứa đầy dục vọng, ham muốn, đam mê và nỗi buồn. Tình dục và sự bền vững đều có xu hướng khiến các cặp đôi tò mò. Thế nhưng, thứ gì liên quan đến tình dục lại bán chạy còn thứ gì bền lại không, vậy tại sao không kết hợp cả hai? Andreas, khi sống cạnh nữ quái nổi loạn Vivienne Westwood, còn có thói quen nghe khá sốc. Anh vốn thường đi nghỉ ở một trang trại nuôi bò ở quê hương, nên đã nghĩ ra cách gọi những chiếc váy trong bộ sưu tập của mình theo tên những con bò. Có một bộ trang phục được gọi là Vivienne, tên vợ anh mà cũng là tên con bê bà xã anh đã đỡ đẻ. Hai bộ nữa mang tên hai chú bò khác, Naomi và Donatella, cũng là danh tính của cặp đôi biểu tượng thời trang Naomi Campbell và Donatella Versace.
Bí mật để trẻ lâu: mỗi tuần chỉ tắm 1 lần
Bí mật để trẻ lâu: mỗi tuần chỉ tắm 1 lần
Nhắc đến Vivienne Westwood, người ta không thể không sốc với "cách để trẻ lâu" của bà. Có nhiều bí quyết để phụ nữ cứ tươi mơn mởn, nhưng phương pháp của nhà thiết kế thời trang Vivienne Westwood xem ra là độc đáo nhất. Tiết lộ tại show diễn của chồng ở Tuần lễ Thời trang Paris vừa qua, bà nói thẳng, đến tuổi 77 mà bà trông còn "được nước" như thế này là nhờ... chỉ tắm mỗi tuần một lần. Kronthaler cũng đồng tình xác nhận bí quyết trẻ lâu của vợ trước công chúng. Ông còn hài hước "đế" thêm rằng, riêng anh thì chỉ... 1 tháng mới tắm một lần.
Thật ra, kiểu "ở bẩn để đẹp" này của Westwood cũng có lý do. Bà là một nhà bảo vệ môi trường nhiệt tình, từng tham gia nhiều chiến dịch ủng hộ nhóm bảo vệ động vật PETA. Trong một clip, bà giải thích ngành công nghiệp thịt là nơi gây ô nhiễm tồi tệ nhất hành tinh, gây lãng phí nguồn nước sạch, nên ít tắm cũng là tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường. Xét ra, cách "tiết kiệm nước" của Westwood cũng không đơn độc. Nam tài tử Robert Pattinson vài năm trước cũng đã thừa nhận mình hiếm khi gội đầu. Còn cô nàng ca sĩ Jessica Simpson, trong cuộc phỏng vấn năm 2010, tiết lộ cô chỉ đánh răng vài lần một tuần.
"Lão bà bà" tự làm vedette
Vivienne Westwood tự làm vedette giới thiệu cho 2 bộ trang phục trong bộ sưu tập mới do anh chồng Andreas Kronthaler thiết kế
Hiệu ứng công nương Meghan Markle ở Paris Fashion WeekBật mí bí mật 'công thức' của giải OscarViên kim cương huyền thoại Marilyn Monroe từng đeo được bán gần 30 tỉ đồng
Ở tuổi 77, lão bà bà Vivienne Westwood vẫn chưa hết nổi loạn. Tại Tuần lễ Thời trang Paris 2019, bà thân chinh làm vedette giới thiệu cho 2 trang phục trong bộ sưu tập mới do anh chồng Andreas Kronthaler thiết kế. Vivienne Westwood chính thức trao quyền kiểm soát sáng tạo cho chồng. Nhưng bất kỳ buổi trình diễn nào của thương hiệu Vivienne Westwood bây giờ vẫn y hệt các buổi trình diễn của bà ngày nào. Nghĩa là chính bà, chứ không phải Kronthaler, mới là nhân vật nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt nhất trong màn sải bước catwalk rất "ngông nghênh" với hai mẫu từ bộ sưu tập. Trước lớp khán giả bao gồm các mỹ nhân một thời như Pamela Anderson, Rita Ora... ngồi hàng ghế đầu, bà xuất hiện trên sàn catwalk. Đầu tiên là trong chiếc áo khoác bomber sọc hồng và tím quá khổ kết hợp với váy viền bất đối xứng. Sau đó, Westwood đổi sang bộ đồng phục lụa đen thêu vàng. Cả hai trang phục được kết hợp với giày cao buộc dây quanh mắt cá chân, mang vớ màu xanh lá cây.
Tại hậu trường buổi diễn, Vivienne Westwood tâm sự: "Vì tuổi tác tôi không còn bước nhanh được nữa. Tuy nhiên, hóa ra như vậy lại hay. Khi người mẫu bước quá chậm, khán giả có thể quan sát và thưởng lãm kỹ các bộ trang phục được thiết kế. Đó là một bộ sưu tập đẹp, hoàn hảo và Andreas Kronthaler đã làm việc cần mẫn, chăm chỉ. Khi anh ấy đề nghị tôi tham gia show diễn, tôi đã nghĩ tại sao không? Bởi phong cách của một Vivienne Westwood là không bao giờ nghỉ hưu!
Theo thanhnien.vn
10 cột mốc quan trọng tạo nên 'huyền thoại thời trang' Karl Lagerfeld Qua đời ở tuổi 85, Karl Lagerfeld ra đi và để lại một huyền thoại đủ làm thay đổi thế giới thời trang với những sáng tạo không tưởng. Karl Lagerfeld, người được mệnh danh có bàn tay ma thuật trong làng mốt Cả thế giới thương tiếc trước sự ra đi của Karl Lagerfeld, giám đốc sáng tạo nổi tiếng thế giới,...