Tiết kiệm là cơ sở của mọi sự giàu có: Thực hiện được 1 trong 4 thói quen sau sẽ kiếm được tiền tỷ khi còn trẻ
Tháng đầu tiên bắt đầu tập tành tiết kiệm có thể không được suôn sẻ, nhưng nếu kiên trì vài tháng tiếp theo, bạn sẽ thấy được hiệu quả đến không ngờ.
Tiết kiệm là cơ sở của mọi sự giàu có trên đời này. Nếu có ý thức chủ động tiết kiệm, bạn xem như đã hoàn thành được một bước quan trọng nhất trong quá trình tích lũy tài sản.
Tuy nhiên, người trẻ tuổi mới tốt nghiệp, tiền lương không cao nhưng chi tiêu lại không hề thấp. Vậy thì làm sao để có thể tiết kiệm?
Muốn tiết kiệm tiền ngay từ giai đoạn mới bước chân vào xã hội, người trẻ phải cần đến một vài phương pháp đặc biệt.
Công tác chuẩn bị
1. Xóa hết tất cả ứng dụng cung cấp các dịch vụ “tiêu dùng trước, trả tiền sau”. Đây chính là thủ phạm lớn nhất khiến chúng ta không thể tiết kiệm tiền. Thông thường, hạn mức của các ứng dụng tài chính tín dụng này cao hơn mức lương hằng tháng.
Theo đó, nó sẽ kích thích nhu cầu mua sắm khiến chúng ta chi tiền vượt quá dự liệu mà không hề hay biết. Khi chưa học được bản lĩnh tiết kiệm tiền, việc xóa đi các ứng dụng này cũng chính là một phương pháp tiết kiệm đơn giản nhất.
2. Thẻ tín dụng cũng có đặc điểm giống với những ứng dụng tài chính trên. Tốt nhất là không nên sử dụng thẻ tín dụng để chừa lại đường lui cho bản thân.
Để có thể tiết kiệm tiền, bạn bắt buộc phải lên kế hoạch rõ ràng cho chi tiêu trong mỗi tháng.
Trong đó, chi tiêu được phân thành 3 loại sau đây:
Những mục chi tiêu cố định trong mỗi tháng như tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, tiền điện thoại,… cần được liệt kê con số dự chi vào bảng thống kê dựa theo tình hình chi tiêu gần nhất. Đồng thời, con số không cần phải chính xác tuyệt đối.
Một vài chi tiêu bắt buộc khác nhưng không phải tháng nào cũng có thì không cần phải liệt kê vào bảng, ví dụ như tiền đổi tiền thoại mới, mua quần áo cần thiết,… Đây là những khoản chi phát sinh bất ngờ trong cuộc sống và công việc, nếu đưa vào bảng cố định sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đã định ra.
2. Chi tiêu có thể lựa chọn
Video đang HOT
Những mục chi tiêu có cũng được mà không có cũng không sao, hoặc số tiền lúc nhiều lúc ít,… đều có thể liệt kê vào loại chi tiêu có thể lựa chọn. Ví dụ như tiệc tùng cùng bạn bè đồng nghiệp, nếu dự chi tháng đó không đủ thì không nên tham gia. Đổi điện thoại mới, nếu dự chi đủ đầy thì có thể mua luôn mẫu mã mới nhất, nếu không đủ thì có thể chọn cách không mua hoặc mua loại điện thoại phổ thông.
Giác quan thứ 6 “cực bén”: 7 đặc điểm của người trí tuệ, giỏi giác ngộ chân lý và sở hữu cái đầu của bậc vĩ nhân
Khoản chi tiêu có thể lựa chọn không được vượt quá 30% tiền lương. Nếu tháng này không dùng hết khoản chi tiêu này thì bạn cũng có thể để dồn qua cho tháng sau.
Qua việc thiết lập ngân sách chi tiêu cho bản thân, bạn có thể kiểm soát hiệu quả những chi tiêu mang tính tự phát, bốc đồng.
3. Khoản tiết kiệm
Hạn mức tiết kiệm có thể nằm trong khoản 30% – 50% tiền lương mỗi tháng. Đương nhiên khoản tiền dùng để tiết kiệm này là “bất khả xâm phạm”, trừ khi phát sinh tình huống khẩn cấp phải sử dụng tiền như bệnh tật,…
4 thói quen tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày bắt buộc phải tuân theo
1. Tiền lương đến tay phải lập tức dành ra khoản tiết kiệm đã định sẵn
Thời điểm có tiền lương thì phải tách rời khoản tiền cần tiết kiệm ngay. Mục đích là không để bản thân bị “mất nghị lực” mà sử dụng.
Nên nhớ, khoản tiết kiệm không được xuất hiện trong số dư của tài khoản, nếu bạn không muốn tiêu xài vượt quá hạn mức quy định và cuối cùng không thể đạt được mục tiêu tiết kiệm mỗi tháng.
2. Chỉ dùng một tài khoản ngân hàng để chi tiêu
Hiện nay, thanh toán điện tử trở nên rất phổ biến. Hơn nữa, việc mỗi người sử hữu nhiều tài khoản ngân hàng cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc này không hề có lợi cho việc tiết kiệm.
Nếu bạn chia nhỏ các khoản thu nhập hằng tháng ra nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau, đồng thời cũng sử dụng các tài khoản đó để chi trả tiêu dùng thì việc quản lý thu chi sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó, quá trình tiết kiệm có thể bị ảnh hưởng và gián đoạn.
3. Ghi chép thu chi
Kiến nghị tải APP quản lý chi tiêu trên điện thoại. Sau mỗi lần chi tiêu đều phải ghi lại số tiền và mục đích sử dụng. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng quản lý chi tiêu, bạn chỉ cần chọn một cái mà bạn cảm thấy sử dụng dễ dàng và thuận tiện nhất là được.
Nhiều người cho rằng việc ghi chép chi tiêu là chuyện vô cùng phiền phức và không cần thiết. Trên thực tế, mỗi lần ghi chép chỉ tốn hơn 30 giây. Nếu luyện thành thói quen, bạn sẽ chợt phát hiện ra nó mang lại nhiều lợi ích đến không tưởng.
4. Phân tích và điều chỉnh chi tiêu vào cuối tháng
Mục đích của việc ghi chép thu chi là để phân tích và điều chỉnh thói quen tiêu xài tiền bạc của bản thân. Công đoạn này được thực hiện vào cuối tháng để có sự điều chỉnh kịp thời cho tháng sau.
Chia khoản chi tiêu trong tháng thành 3 loại khác nhau: Chi tiêu bắt buộc, chi tiêu có thể lựa chọn và khoản tiết kiệm. Sau đó, đối chiếu với kế hoạch đã định sẵn để nắm được tình hình trong tháng vừa rồi.
Trong đó, chi tiêu bắt buộc thực tế có thể cao hơn có hạn mức đã ước tính ban đầu vì vật giá không ngừng leo thang. Trong trường hợp này, bạn có thể thắt chặt lại khoản chi tiêu có thể lựa chọn để cân bằng.
4 thao tác tiết kiệm trong cuộc sống thường ngày nghe thì dễ nhưng làm mới khó. Đặc biệt, bước 1 và bước 2 được đánh giá là khó nhằn nhất vì nó thử thách năng lực khống chế bản thân của con người.
Tháng đầu tiên bắt đầu tập tành tiết kiệm có thể không được suôn sẻ, nhưng nếu kiên trì vài tháng tiếp theo, bạn sẽ thấy được hiệu quả đến không ngờ.
Ngừng ngay 7 điều này nếu muốn trở nên giàu có
Bạn từng hỏi mình liệu bản thân có đang đi đúng hướng để đạt được tự do tài chính hay trở nên giàu có? Hãy xem bạn có mắc phải những sai lầm tài chính phổ biến dưới đây không.
1. Ngại đầu tư
Một người lao động điển hình sẽ gần như không thể trở thành triệu phú nếu không thực hiện một số khoản đầu tư. Bạn có thể cảm thấy an toàn khi luôn gói tròn những đồng tiền tiết kiệm của mình nhưng sự thật là bạn đang mất tiền từng ngày khi lạm phát ăn mòn sức mua của đồng tiền. Nếu bạn muốn đạt được và duy trì sự độc lập về tài chính, bạn sẽ cần sự trợ giúp của lãi kép thông qua một số loại hình đầu tư.
Tất nhiên, luôn có những rủi ro đi kèm với hoạt động đầu tư dù đó là cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản... Song rủi ro của việc không đầu tư còn lớn hơn. Khi không chấp nhận bất kỳ rủi ro đầu tư nào, bạn đang bỏ lỡ cơ hội lớn để xây dựng sự giàu có.
2. Không tiết kiệm đủ
Nếu bạn không tiết kiệm đủ, bạn sẽ không bao giờ có thể trở nên giàu có. Điều quan trọng không phải bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là bạn giữ lại được bao nhiêu. Rất nhiều người đã đạt được sự giàu có nhờ biết tiết kiệm, chi tiêu hợp lý dù thu nhập không phải quá cao.
Hãy nhớ câu nói: 1 xu tiết kiệm được đáng giá hơn 1 xu kiếm được. Bạn không phải trả khoản thuế nào cho 1 xu tiết kiệm được.
Đừng trì hoãn thêm bất cứ lúc nào bởi không có thời điểm nào tốt hơn ngay bây giờ để bắt đầu tiết kiệm. Ngay cả khi bạn chỉ có thể tiết kiệm một số tiền nhỏ, mọi thứ vẫn sẽ tốt hơn là bạn không làm gì.
3. Sống vượt quá khả năng
Nếu bạn đang mắc phải sai lầm tiền bạc này, đừng quá căng thẳng vì bạn không phải là người duy nhất. Có rất nhiều người rơi vào cái bẫy chi tiêu tốn kém để chạy theo cuộc sống mà họ nhìn thấy trên mạng xã hội, với tâm lý cho bằng bạn bằng bé. Nhiều người thậm chí làm việc không ngừng nghỉ, kiếm được không ít tiền nhưng chưa khi nào thoát cảnh nợ nần.
Theo National Foundation of Credit Counseling, khoảng 1/3 số hộ gia đình ở Mỹ mang nợ thẻ tín dụng từ tháng này sang tháng khác. Điều này có thể có nghĩa là hàng ngàn, hàng vạn đô la mỗi năm bị lãng phí cho tiền lãi thẻ tín dụng.
4. Luôn bỏ qua những điều cho là nhỏ nhặt
10 nghìn đồng ở đây, 50 nghìn đồng ở kia, tất cả những chi phí nhỏ này đều cần được cộng lại. Nhiều người mắc phải sai lầm rằng luôn bỏ qua những khoản chi như cốc cà phê hay vài gói kẹo, đồ ăn vặt buổi chiều và tặc lưỡi cho rằng chúng không đáng bao nhiêu. Bạn đã bao giờ nhặt vài thứ hay ho khi đang đứng chờ ở quầy thanh toán chưa? Bạn có uống cà phê, trà sữa mỗi ngày?Bạn có mua hành lý ký gửi khi đặt vé máy bay dù nhu cầu thực sự không cần thiết?
Những người giàu có luôn biết kiểm soát chi tiêu của mình. Họ biết rằng những điều tưởng chừng nhỏ đó khi cộng lại hoàn toàn có thể ngốn một khoản lớn. Họ sẽ huỷ đăng ký truyền hình cáp, phòng tập thể dục khi không thực sự có nhu cầu và kiểm soát số lượng ăn uống ngoài hàng mỗi tháng.
5. Đưa ra những lựa chọn không lành mạnh
Theo một nghiên cứu gần đây của US Trust, có tới 98% triệu phú coi sức khỏe tốt là tài sản cá nhân quan trọng nhất của họ. Nếu không có sức khỏe, sẽ không có của cải nào có thể mua được chất lượng cuộc sống của bạn.
Hãy dành thời gian và chi tiêu tiền bạc để đảm bảo rằng bạn đang chăm sóc sức khoẻ của mình ở chế độ tót nhất. Hãy tập thể dục thường xuyên, ăn uống ngủ nghỉ lành mạnh và định kỳ tới gặp bác sĩ. Thay vì kết thân với các đồ chiên rán, thức ăn nhanh, hãy làm bạn với rau củ, trái cây tươi và tự chế biến chúng.
6. Không có kế hoạch chi tiêu
Bạn có chột dạ mỗi khi nghe đến từ ngân sách không? Những người thành công không chỉ coi những lựa chọn tài chính của mình như một sự kiện ngẫu nhiên. Họ tìm cách kiểm soát, lên kế hoạch cho những đồng tiền của mình, đảm bảo rằng bản thân sẽ không phải tròn mắt ngạc nhiên khi bỗng một ngày thấy số dư tài khoản của mình nhỏ ngoài tưởng tượng sau một thời gian chi tiêu linh tinh.
Nói một cách đơn giản, lập kế hoạch chi tiêu là quản lý các kỳ vọng tài chính của bạn để tránh những bất ngờ không mong muốn và bạn sẽ có tiền để dành cho những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Nếu không có kế hoạch chi tiêu, bạn sẽ rất dễ chi tiêu những đồng tiền của mình vào những khoản ngoài kế hoạch, không thực sự cần thiết. Điều này có nghĩa rằng ngay cả khi bạn có thu nhập khá, bạn vẫn hoàn toàn có thể rơi vào cảnh "làm đồng nào xào đồng đó", tệ hơn là nợ nần.
7. Chọn sai con đường sự nghiệp
Bất kỳ ai, với bất kỳ thu nhập nào, đều có thể trở thành người giàu có. Tất nhiên, việc có được thu nhập tốt sẽ tăng khả năng bạn trở nên giàu có, sở hữu tài sản lớn hơn.
Nếu bạn chán ghét công việc, lĩnh vực mình đang làm, điều này sẽ thể hiện rõ và khiến đường thăng tiến của bạn trở nên chậm hơn theo thời gian. Sẽ có người lý luận rằng nói luôn dễ hơn làm song thực sự việc lựa chọn được con đường sự nghiệp phù hợp sẽ giúp tăng tiềm năng kiếm của bạn. Hãy cân bằng các yếu tố và chọn làm một công việc bạn thích (thay vì bạn yêu) để có được số tiền cần thiết mang lại hạnh phúc hơn là những phần khác trong cuộc sống của bạn.
4 mẹo tiết kiệm "lỗi" nhưng cực phổ biến, đừng răm rắp nghe theo kẻo năm 2022 "mất" nhiều hơn "được" Có rất nhiều lời khuyên được chia sẻ rộng rãi và nhiều người cho rằng nó đúng. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy bởi tài chính là câu chuyện rất khác nhau giữa mỗi cá nhân. Những mẹo tiết kiệm không phải lúc nào cũng đúng bởi nó còn tuỳ vào hoàn cảnh, thời điểm và cả những yếu tố rất...