Tiết kiệm 10% tiền chi thường xuyên là thừa tiền để tăng lương?
Báo cáo kiểm toán năm 2014 của Kiểm toán Nhà nước nêu rõ, Bộ Tài chính đã giao 11.160 tỷ đồng từ khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên để bổ sung nguồn cải cách tiền lương năm 2012-2013 cho các địa phương, 3.300 tỷ đồng trong số đó thừa so với nhu cầu…
Chủ trương tiết kiệm để tạo nguồn cải cách tiền lương đã được triển khai nhiều năm qua.
Cụ thể, kiểm toán về vấn đề quản lý ngân sách nhà nước năm 2013, Kiểm toán Nhà nước thống kê được hơn 828.000 tỷ đồng quyết toán thu ngân sách, vượt 1,5% dự toán (tương đương 12.000 tỷ đồng). Các nguồn tăng thu vẫn chủ yếu từ dầu thô (21.400 tỷ đồng) và tăng thu tiền sử dụng đất (gần 6.400 tỷ đồng).
Cơ quan kiểm toán đánh giá, nếu không kể các khoản thu đặc thù thì thu ngân sách năm 2013 chỉ đạt khoảng 773.000 tỷ đồng, bằng 94,7% dự toán.
Trong khi đó, các nội dung chi ngân sách đều vượt mạnh so với dự toán.
Cụ thể, chi đầu tư phát triển được dự toán là 175.000 tỷ đồng nhưng quyết toán sau đó lên đến gần 271.000 tỷ đồng (chiếm 25,3% tổng chi và bằng 7,6% GDP), vượt gấp rưỡi dự toán (55,2% tương tương 96.700 tỷ đồng).
Chi thường xuyên được giao mức 674.500 tỷ đồng nhưng thực hiện thực tế là hơn 704.000 tỷ đồng, vượt 4,4% dự toán. Tỷ lệ chi thường xuyên vẫn chiếm phần lớn nhất trong ngân sách (64,7%). Ngân sách trung ương vượt chi 7% (tương đương 21.000 tỷ đồng), ngân sách địa vươt vượt chi 2,3% (tương đương 8.500 tỷ đồng).
Video đang HOT
Trong đó, lĩnh vực vượt chi nhiều nhất là chi cho sự nghiệp văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thông tấn và thể dục thể thao. Mức quyết toán là 13.000 tỷ đồng, tăng 17,1% dự toán (bằng 1.900 tỷ đồng). Tiếp sau đó lĩnh vực quốc phòng, an ninh – vượt 6% dự toán. Tuy nhiên, do số chi đầu tư cho lĩnh vực này rất lớn (quyết toán tới 163.000 tỷ đồng) nên dù tỷ lệ vượt chi chỉ bằng 1/3 so với chi cho sự nghiệp văn hóa, thông tin… nhưng con số tuyệt đối lại tới 9.200 tỷ đồng, gấp gần 5 lần số vượt chi ở lĩnh vực này.
Ngược lại, có những lĩnh vực “tiêu không hết tiền, chi không hết “quota”, tiêu biểu nhất là chi cho sự nghiệp khoa học, công nghệ. Tổng số tiền quyết toán của lĩnh vực này trong năm 2013 là gần 7.000 tỷ đồng, chỉ bằng 85,3% dự toán, mức giảm chi là 1.140 tỷ đồng.
Một nội dung chi “khủng” khác được nhắc đến là chi lương hưu và bảo đảm xã hội với tổng mức quyết toán hơn 100.000 tỷ đồng đã được sử dụng bằng đúng mức dự toán.
Về khoản chi cho thực hiện cải cách tiền lương, kết quả kiểm toán cho thấy 28/35 địa phương chưa trích đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Kiểm toán nhà nước dẫn ví dụ tỉnh Đắk Nông có 47,4 tỷ đồng chưa trích đủ, Phú Yên có gần 44 tỷ đồng, Hà Nội có 36 tỷ đồng…
18/35 địa phương còn sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi thường xuyên và một số nhiệm vụ khác chưa đung quy đinh với tổng số tiền gần 690 tỷ đồng, trong đó chi “lẹm” tiền để tăng lương nhiều nhất là Quảng Ninh (513 tỷ đồng), rồi đến Quảng Nam (103 tỷ đồng), Đà Nẵng (20,5 tỷ đồng)…
Ngoài ra, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định, báo cáo chưa đầy đủ nguồn cải cách tiền lương được để lại từ nguồn thu học phí, viện phí và thu sự nghiệp khác, nguồn năm trước chuyển sang.
Điều đáng chú ý là dự toán chi cho cải cách tiền lương được lập cho năm 2013 thậm chí thừa đến 3.300 tỷ đồng còn các địa phương, đơn vị lại “xén” tiền để thực hiện tăng lương cho những mục đích chi khác như Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra.
Cơ quan kiểm toán cho biết, đầu năm 2013, Bộ Tài chính xác định thực hiện tiết kiệm 10% kinh phí chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo dự toán đã giao theo quy định. Bộ này đã giao dự toán bổ sung 11.160 tỷ đồng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2012, 2013 cho 43 địa phương. Khoản tiền này được Kiểm toán nhà nước xác định là thừa 3.300 tỷ đồng so với yêu cầu, đề nghị phải chuyển nguồn sang năm sau.
Như vậy, theo tính toán, tiết kiệm được 10% chi thường xuyên sẽ đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương nhưng thực tế, khi “cắt” đi khoản này, các địa phương, đơn vị lại phải xén bớt nguồn tiền chi lương để bù lại cho những khoản chi thường xuyên thiếu hụt.
Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra hiện tượng nhiều tỉnh thành chi hỗ trợ không đúng nhiệm vụ chi. Cụ thể, có 9/35 tỉnh thành chi sai 144 tỷ đồng. Việc chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức cũng còn xảy ra phổ biến tại hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương được kiểm toán. TPHCM được nhắc tên vì áp dụng bộ định mức giá trong lĩnh vực dịch vụ công ích ban hành từ những năm 2000 – 2001, đến nay đã lạc hậu so với thực tế, dẫn đến đơn giá thanh toán các hoạt động công ích của thành phố cao.
P.Thảo
Theo Dantri
Dự thảo Luật Trẻ em: Xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi
Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến của các tầng lớp xã hội nhằm góp ý về Dự thảo Luật Trẻ em. Đây là dự thảo luật được điều chỉnh từ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) cách đây hơn 10 năm.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, Dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), tên mới là Luật Trẻ em sẽ bao gồm 6 chương và 97 điều (tăng thêm 1 chương và 37 điều so với Luật hiện hành).
Dự thảo đang được đưa lên website của Bộ LĐ-TB&XH để lấy ý kiến góp ý của đông đảo các tầng lớp xã hội.
Một trong những điểm mới của Dự thảo là đề xuất quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi, thay vì quy định dưới 16 tuổi như luật hiện hành.
Dự thảo nêu rõ các quyền và bổn phận của trẻ em, biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em; bảo vệ trẻ em; bảo đảm các quyền tham gia của trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện các quyền trẻ em...
Được biết, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc Hội ban hành lần đầu tiên vào năm 1991. Tới năm 2004, Luật được sửa đổi và có hiệu lực từ năm 2005.
Luật là hệ thống các quy định và điều chỉnh các quyền cơ bản của trẻ em, xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác bảo vệ trẻ em. Đồng thời, Luật cũng là sự thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện Công ước về quyền trẻ em (CRC).
Sau hơn 10 năm, Luật đã tồn tại một số bất cập như: Quy định tuổi của trẻ em chưa phù hợp với CRC, chưa bảo đảm tính thống nhất trong trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhiều quyền trẻ em được quy định trong CRC chưa được Luật 2004 quy định và cần đưa một số chính sách bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, quy định của Luật còn chung chung, thiếu sự phân công rõ ràng, thiếu sự phối hợp...
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Việt Nam phản đối Canada thông qua đạo luật sai trái S-219 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: "Đạo luật S-219 của Canada là hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam... Đây là bước lùi trong quan hệ giữa hai nước." Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình...