Tiết học ve chai của cô giáo dạy Hóa
Đó là những tiết học “siêu lạ” mà học trò của cô Lưu Hạnh Dung, giáo viên dạy môn Hóa trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) đang rất thích thú.
Tiết học yêu thương
Với phương châm học làm người trước khi học chữ, mỗi giờ lên lớp của cô Dung, ngoài các bài học Hóa, cô còn “thưởng” thêm cho học trò của mình những câu chuyện về tình yêu và lòng nhân ái, đôi khi đó là những câu chuyện lịch sử. Cô Hạnh Dung còn tổ chức cho học trò học lịch sử dân tộc qua các chuyến đi thực tế ở bảo tàng khiến các bạn “mê tít”.
Học sinh cô Dung tặng quà cho một cụ già sống ở vỉa hè
Video đang HOT
Cô Dung (thứ 2 từ trái sang) và học trò trong một chuyến đi tặng quà cho các cụ già neo đơn
Năm 2009 – 2011, cô trò đã tích cực len lỏi khắp khu phố để thu gom ve chai, vận động bạn bè để tổ chức những chuyến đi thăm trẻ em cơ nhỡ ở mái ấm Tân Bình, trẻ em đường phố tại Phú Nhuận, quận 3, quận 1, Bệnh viện Ung bướu…
Cô Dung cho biết: “Tôi muốn sau này, khi các em trưởng thành, dù đi đến đâu, làm việc gì, các em vẫn sẽ là những người có trái tim biết yêu thương. Nhiều lúc nhìn thấy khoảnh khắc học trò mình thút thít khóc và ôm những em nhỏ. Tôi hạnh phúc biết rằng học trò mình đến với từ thiện bằng chính cái tâm của các em”.
“Tổng đài má Dung”
Bạn Phạm Quang Huy &mdash lớp 11A1 chia sẻ: “Không chỉ dạy về tình yêu thương, cô còn chỉ cách giao tiếp khi đi xin ve chai. Trời tối và mưa, cô vẫn đội mưa đồng hành cùng nhóm mình đi khắp các tuyến đường thu ve chai và phát quà cho những người nghèo”.
Sáng kiến của cô Lưu Hạnh Dung đã đuợc Ban Giám hiệu trường THPT Phú Nhuận ghi nhận và triển khai rộng rãi đến các lớp trong toàn trường. Cô còn lên danh sách hàng trăm địa chỉ, trung tâm, mái ấm tình thương để các lớp tiện theo dõi và chọn điểm từ thiện.
Cô còn là “quân sư” quen thuộc cho teen Phú Nhuận chuyện vui buồn cho đến những chuyện ẩm ương của mấy cặp ếch con. Nên teen ở trường vẫn hay gọi cô với nickname yêu yêu: “Má Dung”. Ngoài giờ lên lớp, “má” còn tập hợp những bạn học sinh học chậm để phụ đạo và kèm cặp miễn phí đến khi nào “yêu” môn Hóa mới thôi!
Theo Mực Tím
Phận "ve chai" trong thời người khôn của khó
Cô Hoa hằng ngày đi từ Cần Giuộc lên thành phố kiếm sống
Khoảng chục năm trước, TPHCM là "đất lành" của những người hành nghề nhặt phế liệu, bởi chỉ cần đôi quang gánh hay chiếc xe đạp cà tàng với hai cái bao là đủ đồ nghề để họ kiếm sống, vì người Sài Gòn thường có thói quen vứt bỏ những thứ hết xài ra đường chứ ít ai bán. Hiện nay, họ vẫn dong ruổi khắp các nẻo đường tìm mua bất cứ thứ gì có thể bán được để kiếm vài ba chục nghìn sống lay lất qua ngày.
Hầu hết họ là những người ở các tỉnh lẻ lên thành phố kiếm sống, vì không thể mưu sinh ở quê nhà. Đến đây, không ít người mong ước cuộc sống sẽ mỉm cười với họ, nhưng dường như ít người thoát khỏi cái bóng của cảnh nghèo. Trong một buổi trưa nắng ở Sài Gòn, chúng tôi gặp cô Hoa (ngụ xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) đang đi lượm ve chai. Khi nghe hỏi về cuộc sống và công việc, cô cho biết: "Tôi có bốn đứa con, chúng nó cũng có gia đình cả rồi nhưng kinh tế khó khăn lắm nên không phụ giúp được ba mẹ gì cả. Tôi giờ phải nuôi mẹ chồng hơn 80 tuổi bị mất một chân, nằm ở nhà. Chồng tôi cũng bị cụt bàn chân nhưng ngày ngày vẫn ráng đi lượm ve chai gần nhà, còn tôi bôn ba lên thành phố kiếm thêm chút ít. Đôi quang gánh nặng trĩu trên bờ vai còm cõi của người phụ nữ trạc lục tuần này khiến chúng tôi thầm cảm phục đức tính chịu thương chịu khó ấy.
Chị Huỳnh Thị Ái cặm cụi phân loại ve chai
Nghề ve chai cũng giúp nhiều người đắp đổi qua ngày. Với một số người để có được chỗ ở và ngày hai bữa đã là quá hạnh phúc rồi. Khi gặp chị Huỳnh Thị Ái, chúng tôi mới thấy thấm thía cuộc sống khó nhọc đến vậy. Vừa kể cho chúng tôi nghe về gia cảnh, chị vừa gạt nước mắt: "Tôi ở An Giang lên, không có việc làm nên phải theo nghề này thôi chứ cũng cực lắm. Đi cuồng chân cả ngày mà có khi chả được gì. Hôm qua tôi chỉ mua được có 3kg giấy, sáng nay thêm được một ít nên chở đi bán đây. Ngày xưa làm ăn còn dễ nên gia đình cũng êm ấm, mấy năm nay không dư được đồng nào, cuộc sống khó khăn, chồng tôi bỏ vợ con đi luôn rồi. Có đứa con trai thì mới bị tai nạn nên giờ đầu óc không bình thường. May là nó cũng còn biết đi nhặt rau, kiếm ngày được 5.000 đồng phụ mẹ. Mẹ con tôi cũng hay đi hiến máu nhân đạo lắm, nghĩ như vậy sẽ giúp được người khác nên làm thôi. Nhà không có nên phải thuê phòng mất 1,1 triệu đồng/tháng, mà chỗ trọ toàn chuột bọ mới có giá đó. Tháng này chưa đủ tiền đóng nên chắc lại phải chuyển đi chỗ khác thuê thôi, chứ chủ không cho thiếu". Cuộc sống nghèo khổ là vậy nhưng cái tình đối với con người luôn tỏa sáng trong con người họ, thật đáng quý biết bao. Đã nghèo lại gặp cái eo song mẹ con chị đã tự vượt qua gian khó từ gánh ve chai đầy nước mắt của chị.
Chú Nguyễn Văn Thanh nhiều năm dong ruổi trên chiếc xe ba gác
mua bán phế liệu mưu sinh
Chú Nguyễn Văn Thanh quê Mỹ Tho cũng theo nghề này khá lâu, vì không có ruộng nên cả gia đình lên thành phố mưu sinh. Chú tâm sự: "Tôi có hai con gái đi làm ở khu chế xuất, cùng thuê một phòng trọ chừng chục mét vuông ở chung cho đỡ tốn. Hai vợ chồng tôi cùng làm nghề này, già rồi nhưng phải chịu khó vậy, chứ giờ người khôn của khó, kiếm được đồng tiền cũng trầy trật lắm. Từ sáng giờ nhặt được mấy cái vỏ ly nhựa chứ chưa mua được gì cả, buồn quá!". Nghề ve chai chẳng phân biệt vùng miền, nhiều người là dân thành phố nhưng do không có việc làm nên cũng chọn cách này để kiếm sống. Cô Lệ ở Q4 dù không còn trẻ nhưng hằng ngày vẫn dong ruổi trên các nẻo đường tìm mua phế liệu để đỡ gánh nặng cho con cái...
Hòa trong dòng chảy tất bật của cuộc sống đô thị, trong những ngõ nhỏ bao người làm nghề thu lượm ve chai vẫn tần tảo nhặt nhạnh từng đồng tiền lẻ để mưu sinh. Mong rằng qua cơn bĩ cực sẽ đến hồi thái lai, những số phận trên sẽ gặp điều may mắn và niềm vui trong cuộc sống.
Theo VNN
'Khu ổ chuột' giữa lòng Hà Nội Mấy chục năm nay, bãi đất hoang ở Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) là nơi sinh sống của vài trăm con người làm nghề ve chai. Hằng ngày, họ đi khắp phố phường nhặt nhạnh mọi thứ bán được rồi tập kết về đây khiến nơi này thành bãi rác khổng lồ trong lòng thủ đô. Bãi rác rộng hơn 1.000m2, nằm...