Tiếp vụ Nhà máy gạch Tuynel bị bao vây: Vụ việc tiếp tục nóng
Như An ninh Thu đô đã đưa tin về việc nhóm người lạ mặt trái phép tụ tập trước cổng Nhà máy gạch Tuynel Vũ Bình, diễn biến trong ngày 1-12, nhóm người lạ mặt này vẫn tiếp tục tụ tập ngăn cản các xe tải chở gạch ra khỏi nhà máy.
Hiện tại, mọi hoạt động kinh doanh của nhà máy này bị tê liệt nghiêm trọng. Khách hàng đến nhập gạch tại nhà máy đã bắt đầu tỏ ra ngần ngại, một số đại lý lớn đã từ chối nhập hàng.
Du co sư can thiêp cua cơ quan chưc năng, song nhom ngươi la măt nay vân không rơi khoi khu vưc nha may
Cũng trong sáng 1-12, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã có văn bản số 602/CV-PC46 gửi Công ty CP Vật liệu xây dựng Tiền Phong, Công ty CP tư vấn đầu tư và phát triển Nông Thôn ( đơn vị sở hữu nhà máy). Nội dung biên bản này cho biết: Trong biên bản ngày 17-12-2012 và ngày 9-1-2013 được ký kết giữa các bên gồm: Công ty CP VLXD Tiền Phong, Công ty CP VL&XD Đất Nước, Công ty Trường Thắng, và Công ty CP Tư vấn Đầu tư và phát triển Nông thôn, thì số vốn và tài sản do công ty Tiền Phong đã đóng góp vào Công ty CP VL&XD Đất Nước là hơn 11 tỷ đồng. Sau khi các bên thống nhất, công ty Tiền Phong quyết định rút toàn bộ số vốn, tài sản, rút tên khỏi danh sách cổ đông trong công ty và Công ty CP XD&VL Đất Nước. Đến nay, các bên vẫn trong quá trình thương thuyết để giải quyết thủ tục này theo quy định của pháp luật.
Văn bản này cũng nêu rõ, trong khi chờ kết quả phán quyết của Tòa án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đề nghị các công ty phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không được có bất cứ hành vi cản trở giao thông, không được tháo dỡ, di chuyển, phá hoại tài sản của tập thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, gây mất trật tự an ninh tại địa phương. Nếu để xảy ra các hành vi trên, người đại diện pháp luật của các công ty phải chịu trách nhiệm.
Mặc dù, văn bản này đã phát ra, cán bộ Công an tỉnh Thái Bình và Công an huyện Kiến Xương đã xuống tận hiện trường thông báo nội dung văn bản, nhưng nhóm người lạ mặt dường như vẫn không thay đổi ý định. Họ vẫn tiếp tục dựng xe máy, ô tô, tụ tập đông người án ngữ trước cổng ra vào nhà máy.
Video đang HOT
Không cho xe vao nhâp hang
Ông Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc nhà máy cho biết: “Chúng tôi vô cùng lo lắng và bức xúc trước tình trạng này. Hai ngày hôm nay, mọi hoạt động kinh doanh của nhà máy bị tê liệt toàn bộ, thiệt hại sơ bộ ban đầu cũng đã lên tới hàng trăm triệu đồng. Rõ ràng, chúng tôi hoạt động hợp pháp, đầy đủ giấy phép kinh doanh, không có lý gì chúng tôi phải chịu đựng thiệt hại như vậy. Không hiểu sao đến giờ phút này, số người lạ mặt trên vẫn có thể ngang nhiên tụ tập trước cổng nhà máy của chúng tôi”.
Trong diễn biến vụ việc, buổi chiều 1-12, ông Đoàn cho biết thêm: “Lãnh đạo công an địa phương đã thông báo đến nhà máy chúng tôi rằng, mọi hoạt động kinh doanh của nhà máy, cụ thể là việc xuất hàng nên dừng lại”.
Xe chơ gach ra khoi nha may cung bi chăn đưng
Để làm rõ thông tin, chúng tôi đã liên lạc với Đại tá Trần Xuân Tuyết, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, để ghi nhận những thông tin về vụ việc trên. Ông Tuyết cho biết, hai ngày hôm nay, trước tình trạng này đã cử cán bộ công an xuống hiện trường để ghi nhận tình hình và kịp thời ngăn chặn những hành vi gây rối, gây mất trật tự an ninh địa bàn, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà máy. Trước thông tin cơ quan công an có thông báo yêu cầu dừng mọi hoạt động ở nhà máy gạch Tuynel Vũ Bình, ông Thuyết khẳng định, hiện tại Nhà máy gạch Tuynel Vũ Bình vẫn đang hoạt động hợp pháp, và đương nhiên họ được quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình trên cơ sở pháp luật cho phép.
Như vậy, qua hai ngày vụ việc này đã càng ngày càng trở nên nóng hơn, và tình hình hiện chưa có dấu hiệu dừng lại. Nếu không giải quyết tốt, tình trạng này sẽ rất dễ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng khác.
Theo ANTD
Cần làm rõ sai phạm của sư trụ trì để ổn định an ninh trật tự
Vụ việc sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long (thôn 4, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đang ngày một căng thẳng khi mới đây rất nhiều người dân xã Chàng Sơn đã viết đơn gửi đến các cấp chính quyền xã và huyện đề nghị chính quyền có biện pháp bảo vệ di tích lịch sử cấp quốc gia là ngôi cổ tự Chân Long; đồng thời trục xuất sư trụ trì Thích Minh Phượng khỏi địa phương.
Sư Phượng vẫn qua lại chùa thường xuyên
Trong lá đơn có tên của trưởng, phó thôn, bí thư chi bộ, hội cựu chiến binh tại các thôn. Đồng thời, tờ đơn kiến nghị này cũng được gửi đến Mặt trận Tổ quốc xã, Đảng ủy xã. Theo những người dân đã ký tên vào đơn kiến nghị trên, sở dĩ sự việc ngày càng căng thẳng như hiện nay là bởi trong những ngày vừa qua, người dân Chàng Sơn vẫn nhiều lần thấy sư Thích Minh Phượng trở về địa phương. Trong khi đó, những yêu cầu xác minh về việc có hay không chuyện mất cổ vật ở chùa Chân Long của người dân vẫn không được đáp ứng. Thậm chí, cửa chùa vẫn khóa trái không cho người dân được tự do thờ tự. Được biết, cửa chùa chỉ mở vào ngày rằm, mùng một. Còn bình thường, muốn vào thăm chùa, phải báo cáo chính quyền xã có ý kiến với người giữ chìa khóa thì mới được mở cửa để vào.
Sáng ngày 15-11, sư Thích Minh Phượng đã được cán bộ xã và công an viên xã Chàng Sơn yêu cầu về chùa Chân Long để lập "biên bản hiện trạng tượng phật nứt gãy trong Tam Bảo, chùa Chân Long". Có mặt tại chùa, sư Thích Minh Phượng đã ký vào biên bản xác nhận hiện trạng nứt gãy của các pho tượng trong khu tam bảo. Sau khi việc ký vào biên bản đã hoàn tất, sư Phượng định mang chiếc xe ô tô vẫn để trong gara đi nhưng đã vấp phải sự phản ứng kịch liệt của người dân có mặt tại chùa. Nguyên nhân do sư Thích Minh Phượng chưa trả lời người dân về số phận của những cổ vật trong chùa. Nhiều người dân ở Chàng Sơn lo ngại nếu để sư Thích Minh Phượng tự ý ra vào chùa sẽ không bảo toàn được hiện vật trong chùa hoặc làm sai lệch "hiện trường". Bên cạnh đó, thái độ thiếu hợp tác của sư Phượng khi không thông tin chính xác về số lượng hiện vật bị mất, hỏng hóc hoặc đã được thay mới càng làm người dân nơi đây bất bình: "Điều chúng tôi muốn là được tự do cúng lễ trong chùa làng mình, được biết về tung tích những hiện vật cổ từng có trong chùa để có thể tìm về tiếp tục thờ cúng. Thế nhưng đã nhiều ngày nay, dù vẫn xuất hiện tại địa phương nhưng sư Phượng vẫn thờ ơ coi như không có chuyện gì xảy ra" - một người dân xã Chàng Sơn cho biết.
Cần sớm làm rõ tung tích hiện vật
Trao đổi với phóng viên ANTĐ cuối tuần, một đồng chí công an Đội An ninh Công an huyện Thạch Thất xác nhận việc sư Thích Minh Phượng vẫn có mặt tại địa phương: "Theo nguồn tin ở cơ sở, nhiều người từng gặp sư Thích Minh Phượng trên địa bàn xã Chàng Sơn. Và ngày 15-11 vừa rồi, sư Phượng đã trở về chùa theo yêu cầu của UBND xã. Sư Thích Minh Phượng về chùa Chân Long trụ trì theo quyết định của Ban Trị sự Phật giáo thành phố Hà Nội. Do đã đăng ký hộ khẩu tại xã Chàng Sơn nên sư Thích Minh Phượng cũng là công dân của Chàng Sơn. Bởi vậy việc sư Phượng có mặt ở đây cũng là điều dễ hiểu". Ông Quyết cũng cho biết thêm, hiện cơ quan công an và UBND xã Chàng Sơn đang tích cực điều tra làm rõ về các sai phạm của sư Phượng. Các cấp chính quyền và Công an huyện Thạch Thất đã giải thích với bà con và tình hình đã bớt căng thẳng rất nhiều. Tuy nhiên, người dân vẫn còn ồn ào bởi chưa có quyết định cuối cùng của các cấp có thẩm quyền. Theo ông Quyết, trong buổi họp sáng 27-11 vừa qua tại địa phương, đại diện Sở VH-TT&DL Hà Nội khẳng định trong thời gian ngắn sẽ tổ chức họp báo để công bố nội dung kết luận điều tra của các cơ quan chức năng.
Dư luận đang vô cùng bức xúc bởi sự việc đã kéo dài trong nhiều ngày nhưng chùa thì vẫn đóng, hiện vật chưa thấy đâu và người phải chịu trách nhiệm chính (sư Phượng) thì vẫn chưa có bất cứ động thái gì để trả lại hiện vật đã mất cho nhà chùa. Người dân cũng muốn được thông tin về hướng xử lý những sai phạm của sư Phượng khi xâm hại tại di tích cấp quốc gia này và đặt câu hỏi liệu có dấu hiệu của tội phạm hình sự hay không nếu như sư Phượng cố tình đánh tráo hiện vật của chùa mang đi nơi khác. Về việc trên, ông Kiều Hoàng Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết: "Đối với trách nhiệm quản lý Nhà nước về di sản, chúng tôi sẽ yêu cầu tháo dỡ, loại bỏ toàn bộ các công trình, hạng mục, hiện vật mới được đưa vào di tích, giữ nguyên các công trình kiến trúc cổ của nhà chùa, bảo đảm an toàn cho các hiện vật gốc... Đối với sư trụ trì Thích Minh Phượng, chính quyền không có chức năng điều chuyển, xử lý, nên chúng tôi đã đề nghị Ban Trị sự Phật giáo huyện báo cáo vụ việc lên Ban Trị sự Phật giáo thành phố để tìm biện pháp giải quyết thích hợp...".
Như vậy, hành vi vi phạm, xâm hại Luật Di sản, trái với đạo đức của một người tu hành đã rõ, riêng việc sư Phượng có dấu hiệu vi phạm Bộ luật Hình sự hay không, sư Phượng đã mang hiện vật đi đâu cần được các cơ quan chức năng nhanh chóng làm sáng tỏ để trả lại hiện vật cho di tích quốc gia đồng thời ổn định an ninh trật tự tại xã Chàng Sơn. Một nhà tu hành được giao trụ trì cả một ngôi chùa là di tích quốc gia không thể tự ý mang hiện vật ra khỏi chùa rồi nói như đùa với pháp luật rằng: "do đồ cũ hỏng nên thay mới". Luật pháp bất vị thân.
Theo ANTD
Thanh tra Chính phủ đề nghị làm rõ vụ thu hồi đất ở phường Tân Mai Liên quan đến vụ thu hồi đất tại số nhà 538 - 542 Trương Định, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị xem xét, giải quyết quyền lợi cho công dân và gia đình chính sách tại phường Tân Mai. Nội dung văn bản số 5017/TDTW của Trụ sở...