Tiếp viên xách hàng lậu có thể uy hiếp an toàn bay
Ảnh hưởng uy tín hãng hàng không và hình ảnh quốc gia, theo Cục trưởng Hàng không – Lại Xuân Thanh, việc tiếp viên vận chuyển hàng lậu còn tạo kẽ hở cho khủng bố xâm nhập chuyến bay.
Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh vừa có cuộc trao đổi với VnExpress sau vụ tiếp viên của Vietnam Airlines bị tạm giữ tại Nhật với cáo buộc vận chuyển hàng ăn cắp.
- Tiếp viên Vietnam Airlines vừa bị cảnh sát Nhật bắt giữ và cáo buộc vận chuyển hàng ăn cắp. Với tư cách là cơ quan quản lý ngành, ông nhận định như thế nào về vụ việc này?
- Nếu cáo buộc của cảnh sát Nhật là đúng, sự việc chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn, bởi không những là vận chuyển hàng lậu mà còn là đồ ăn cắp. Sự việc xảy ra ở nước ngoài, ảnh hưởng cả đến con người Việt Nam và uy tín của hãng hàng không. Trong ngành này, uy tín đi kèm với kinh tế.
Việc xách hàng nếu diễn ra thường xuyên, thành đường dây, cũng uy hiếp an ninh hàng không. Một tổ chức khủng bố thâm nhập được vào đường dây thì sao? Chúng tôi đã lường trước tình huống này từ năm 2008, sau một số vụ việc tương tự và đã yêu cầu hãng hàng không phải tăng cường kiểm soát.
Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh.
- Để xảy ra vụ việc này, trách nhiệm của Vietnam Airlines và cơ quan quản lý đến đâu, thưa ông?
Video đang HOT
- Thực chất đây là việc mang tính chất cá nhân. Cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Còn về phía hãng, luật không quy định xử phạt tổ chức. Tuy nhiên, nó đặt ra vấn đề về uy tín và doanh nghiệp cần có những hành động mạnh mẽ để dẹp bỏ tình trạng này. Quy định hạn chế mang vali vừa qua của Vietnam Airlines cũng là một biện pháp mạnh tay.
Chúng tôi cũng gợi ý hãng biện pháp mạnh mẽ hơn, ví dụ trong một tổ bay có thể giao nhiệm vụ kiểm soát lẫn nhau, cơ trưởng kiểm soát tiếp viên… để ngăn chặn kịp thời mọi hành vi.
Còn về kiểm soát Nhà nước, cuối năm ngoái Bộ Giao thông đã ban hành thông tư về kỷ luật đặc thù với nhân viên hàng không, có hiệu lực đầu năm nay. Đây là bộ quy định rất đặc biệt không ngành nào có. Trường hợp lợi dụng vị trí công việc để vi phạm, sẽ rút giấy phép nhân viên hàng không.
- Ông thấy hiệu quả của những biện pháp này đến đâu?
- Ngày xưa khi các cá nhân vi phạm, họ có thể không bị đuổi việc. Như phi công Đặng Xuân Hợp bị đình bay một năm tưởng là nặng, sau đó lại được làm phi công như thường. Còn hiện nay, những trường hợp tương tự sẽ không có cơ hội tiếp tục làm nghề nữa.
Những biện pháp mạnh thời gian qua đã có hiệu quả thông qua số lượng sự vụ ngày càng ít. Trước đây, các vụ xách hàng xảy ra liên tục, hải quan nhiều lần phát hiện tiếp viên chuyển tiền, điện thoại… Còn bây giờ, khá lâu mới có một sự cố.
- Ở góc độ con người,đâu là nguyên nhân khiến tiếp viên hàng không tham gia vận chuyển hàng lậu?
- Rất khó đưa ra câu trả lời cho vấn đề này vì mỗi người có một lý do khác nhau. Có người nói vì thu nhập, nhưng nhiều người thu nhập cao mà họ vẫn làm điều xấu. Còn lương thưởng của đội ngũ phi công tiếp viên không phải là thấp, thậm chí có thể gọi là cao so với mặt bằng xã hội.
Thông tư Hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật đặc thù với nhân viên hàng không của Bộ Giao thông Vận tải có hiệu lực từ ngày 1/2/2014: Điều 6. Quy định về sử dụng nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù: Không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng đối với các trường hợp sau: 1. Cố ý vi phạm các quy định, nội quy trực tiếp gây tai nạn hàng không hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng 2. Bị kết án trong các vụ án hình sự 3. Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân 4. Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa 5. Sử dụng hoặc có kết quả dương tính với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định
Theo VNE
Việt Nam dừng thực hiện an ninh tăng cường hàng không Cấp độ 1
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - ông Lại Xuân Thanh - vừa ra quyết định dừng thực hiện an ninh tăng cường hàng không Cấp độ 1, kết thúc chiến dịch hơn 10 ngày áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố sau vụ máy bay Malaysia mất tích.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Cục trưởng Lại Xuân Thanh yêu cầu các Cảng hàng không-sân bay, hãng hàng không và các đơn vị thuộc ngành hàng không trở lại chế độ an ninh hàng không thông thường.
Việt Nam dừng áp dụng các biện pháp tăng cường an ninh Cấp độ 1 (ảnh minh họa)
Trong giai đoạn này, lực lượng an ninh hàng không tại các cảng hàng không tăng cường kiểm tra giấy tờ của hành khách đi máy bay và soi chiếu kỹ hành khách, hàng lý, hàng hóa trước chuyến bay, đảm bảo an ninh an toàn cho mọi hoạt động khai thác ở Cảng hàng không.
Các hãng hàng không tăng cường kiểm tra giấy tờ của hành khách đi máy bay khi làm thủ tục (check-in), khi cho hành khách lên máy bay. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra an ninh máy bay và đối chiếu tổng số khách đã được cấp thẻ lên máy bay với tổng số khách thực có trên máy bay trước khi khởi hành. Đảm bảo an ninh và duy trì trật tự trên máy bay.
Với các Cảng hàng không, Cục trưởng Lại Xuân Thanh yêu cầu triển khai cho các hãng hàng không nước ngoài và các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện tốt quyết định dừng áp dụng các biện pháp tăng cường an ninh Cấp độ 1 và chuyển sang chế độ thông thường. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Người đứng đầu Cục hàng không Việt Nam giao cho Phòng An ninh hàng không theo dõi, đánh giá tình hình và tham mưu, đề xuất các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không thích hợp khi có những nguy cơ gia tăng.
Các đơn vị cần khẩn trương triển khai quyết định này và báo cáo kịp thời về Cục hàng không nếu có những bất thường hay vướng mắc.
Trước đó, chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines chở theo 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh (Trung Quốc) hôm 8/3 đang thực hiện hành trình và chuẩn bị chuyển giao kiểm soát trên không phận Việt Nam thì đột ngột mất tích. Lo ngại nguy cơ khủng bố có thể xảy ra, Việt Nam đã ban bố lệnh tăng cường áp dụng các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không Cấp độ 1 chiều cùng ngày.
Hơn 10 ngày qua, các cảng hàng không sân bay tại Việt Nam, đặc biệt là các cảng quốc tế và các hãng vận chuyển được đặt trong tình trạng cảnh giác cao và thắt chặt an ninh ở tất cả các khâu kiểm soát. Mọi hành khách đi máy bay khi qua cửa an ninh đều phải tháo giày, dây lưng, áo, túi xách để soi chiếu. Trên khoang máy bay, từng khe hở, ghế ngồi đều được đặt nghi vấn kiểm tra. Đặc biệt, máy bay trên sân đỗ khi chưa đến giờ cất cánh đều bị niêm phong và giám sát bằng camera.
Được biết, Việt Nam từng áp dụng các biện pháp tăng cường đảm bảo an ninh hàng không ở cấp độ cao hơn ngay sau vụ khủng bố kinh hoàng xảy ra ở Mỹ ngày 11/9/2001. Với các biện pháp cụ thể, nhà chức trách hàng không Việt Nam nhằm loại bỏ mọi yếu tố tiềm ẩn nguy cơ khủng bố và đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn hàng không khi bối cảnh trong nước và thế giới có những vấn đề nhạy cảm.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Những sự cố máy bay Việt Nam thời gian qua Dù ít khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng, nhưng khá nhiều sự cố đã từng xảy ra với hàng không Việt Nam. Máy bay VN Airlines gặp sự cố ở Hàn Quốc Trưa ngày 15.8.2007 một máy bay chở 153 hành khách của Hãng hàng không quốc gia VN cất cánh từ Busan, Hàn Quốc, đã phải trở lại đường băng vì...