Tiếp viên Việt kể chuyện tại hãng hàng không 5 sao của Hàn Quốc: Lương 2000 USD nhưng hãy làm nếu chịu được điều này!
Trải nghiệm làm tiếp viên hàng không quốc tế mang đến cho Yên Thương nhiều nụ cười và có cả những nỗi niềm không phải ai cũng hiểu.
Có ai đó từng nói rằng trở thành tiếp viên hàng không quốc tế là công việc cô đơn nhất trên đời và chỉ những người mạnh mẽ nhất mới có thể kiên trì được với nó. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy bạn được vi vu khắp thế giới, lương lậu lại cao chót vót, còn người trong cuộc như bạn mới hiểu được nhiều thì mất cũng nhiều. Yên Thương – cô gái Việt đang làm tiếp viên hàng không của hãng Asiana Airlines Hàn Quốc cũng mang trong mình những trăn trở như vậy.
Nốt ruồi bay nhảy và mục tiêu phải làm tiếp viên hàng không khi còn trẻ, còn khỏe, còn nhiệt huyết
Yên Thương tốt nghiệp ĐH Ngoại thương TP.HCM. Ngay từ lúc còn đi học, cô nàng đã coi tiếp viên hàng không như một “ dream job” (công việc ước mơ) và luôn nung nấu ý định ứng tuyển. Yên Thương tự hứa rằng mình nhất định phải làm, phải trải nghiệm cho bằng được công việc này khi còn trẻ, còn khỏe và còn nhiệt huyết.
“Mình có nốt ruồi ở ngón chân, như ông bà hay bảo là nốt ruồi bay nhảy, hay đi đây đi đó, thấy cũng đúng thật. Mình coi tiếp viên hàng không là ‘dream job’ vì đối với mình, đây là cái nghề đem lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời mà ít công việc nào có được: luôn được du lịch khắp nơi với tấm vé 0 đồng, được tận hưởng ở những khách sạn 4-5 sao, mức lương và các phúc lợi cực tốt,…
Tất nhiên, mình cũng nhận thức được rằng nghề tiếp viên hàng không có vô vàn những khó khăn, vất vả khác đằng sau sự hào nhoáng mà mọi người thường thấy. Tuy nhiên, vì mong muốn có những trải nghiệm tuyệt vời, chu du muôn nơi, mình vẫn quyết tâm thi tuyển làm tiếp viên hàng không. Và ngay khi tốt nghiệp Đại học xong, mình đã ứng tuyển vào Asiana Airlines” , Yên Thương chia sẻ.
Tốt nghiệp đại học, Yên Thương lập tức ứng tuyển tiếp viên hàng không quốc tế
So với các hãng hàng không khác, quy trình thi tuyển vào Asiana Airlines khá ngắn gọn và tối ưu. Vòng đầu tiên các ứng viên cần tham gia là vòng hồ sơ (điền form thông tin, viết bài luận tiếng Anh và cung cấp các giấy tờ cần thiết). Tới ngày thi, các thí sinh sẽ lần lượt trải qua các bước như kiểm tra số đo chiều cao, cân nặng, tầm với tay; chụp hình (chân dung và toàn thân), tiếp đó là làm bài kiểm tra tiếng Anh và cuối cùng là phỏng vấn nhóm bằng tiếng Anh.
Vượt qua được 2 vòng này, thí sinh sẽ được khám sức khỏe. Những cái tên được chọn cuối cùng sẽ cùng bay sang đất nước Kim chi để hoàn thành 2 tháng training. Các vòng thi như vòng catwalk, thi tài năng, làm toán,… không có tại quá trình tuyển dụng của Asiana Airlines.
“2 tháng training có thể nói là khoảng thời gian kinh hoàng vừa cực vừa vui. Nhiều người nghĩ training có gì đâu mà vất vả nhưng thực sự, trong chuỗi ngày ngắn ngủi đó, bọn mình đã phải dung nạp những khối kiến thức khổng lồ vào đầu.
Bên cạnh học quy trình phục vụ đúng tiêu chuẩn 5 sao của hãng ra, bọn mình còn cần học tiếng Hàn, học về 7 loại máy bay, học tất cả các quy định về an toàn bay (sơ cứu khẩn cấp trên đất liền/ trên biển, CPR, các thiết bị trên máy bay…) rồi thi thực hành, thi lý thuyết, thi vấn đáp. Một tuần học có 5 ngày mà có tuần thi tận 9 môn. Ai mà dưới 80/100 điểm là phải thi lại. Được thi lại đến lần thứ 3, nếu fail nữa thì xách vali rời khỏi nhà chung, về nước ngay hôm sau luôn. Lỡ rớt 1 lần thôi đã đau tim muốn xỉu rồi” , Yên Thương hồi tưởng.
Video đang HOT
2 tháng training cực khổ nhưng lại giúp Yên Thương học được rất nhiều thứ
Với Yên Thương, một trong những bí quyết giúp cô nàng vượt qua cuộc thi ngay từ lần đầu tiên có lẽ là nhờ suy nghĩ tích cực, không tự gây áp lực cho mình. Công việc tiếp viên hàng không vốn mang tính cạnh tranh cao và khá khó đậu, có những người phải thi tận 3, thậm chí 4-5 lần mới qua. Thành ra Yên Thương tự động viên mình rằng nếu có trượt lần đầu thì cũng quá ư là bình thường. Tâm trạng “chill”, thoải mái kèm sự chuẩn bị kĩ càng, tất cả đã giúp Yên Thương thuận lợi chạm đến mục tiêu của mình.
Những trải nghiệm khó quên cùng hãng hàng không 5 sao
Cùng với mục tiêu đặt ra, ngay từ đầu, Yên Thương đã xác định sẽ cố gắng thi vào một hãng hàng không quốc tế, vì mục đích lớn nhất của cô nàng khi thành tiếp viên hàng không là được bay đến nhiều quốc gia nhất có thể. Nếu làm tại hãng quốc tế thì bạn không cần bay các chuyến nội địa, mà chỉ bay các chuyến quốc tế thôi.
Yên Thương lý giải: “Trong những hãng hàng không quốc tế có tuyển tiếp viên người Việt Nam thì mình ấn tượng nhất với Asiana Airlines. Đây là hãng hàng không 5 sao tại Hàn Quốc nổi tiếng về dịch vụ rất tốt, quy chuẩn về ngoại hình, dịch vụ, mọi thứ đều chất lượng 5 sao, mình nghĩ mình sẽ học hỏi được nhiều thứ trong môi trường chuyên nghiệp như vậy. Thêm vào đó, đồng phục của Asiana Airlines khá hay ho và thú vị, nhìn vừa có sự thanh lịch mà tiếp viên cần, vừa đáng yêu kiểu Hàn Quốc, lại có chút ngầu”.
Có rất nhiều lý do khiến Yên Thương lựa chọn hãng bay 5 sao của Hàn Quốc
Nhiều người nghĩ tiếp viên hay xa nhà, tiếp viên quốc tế làm việc ở nước ngoài chắc còn khó có thời gian bên gia đình hơn. Song thực tế không phải vậy. Quê Yên Thương vốn ở Quảng Trị (miền Trung). Hồi còn học tập ở TP.HCM, một năm cô nàng cũng chỉ về nhà 2-3 lần. Thành thử ra về cơ bản, số lần gần gũi gia đình của Yên Thương khi làm ở nước ngoài và khi làm ở TP.HCM là như nhau.
Chế độ lương thưởng đương nhiên cũng là một lý do khác giúp Yên Thương thêm thích công việc của mình. Theo cô nàng, lương tiếp viên hàng không tại Asiana Airlines dao động từ 1.500 – 2.000 USD/tháng, tùy thuộc vào lịch bay và quốc gia tiếp viên bay đến. Tuy lương của tiếp viên người Việt thấp hơn người Hàn nhưng so với mặt bằng chung thì đó vẫn là con số khá ổn.
Cụ thể, lương được chia làm 2 khoản: Lương cơ bản và lương perdiem. Lương perdiem là lương quyết định tháng đó bạn nhận được nhiều hay ít. Nó phụ thuộc vào quốc gia mà tiếp viên layover (qua đêm tại đó). Ví dụ: Bay đến Việt Nam, tiếp viên layover 24 tiếng, perdiem tại Việt Nam tính 2 đô/ giờ, suy ra bạn sẽ được 48 đô trong trong thời gian layover tại Việt Nam. Và perdiem tại các quốc gia phát triển sẽ cao hơn, lương cao hay thấp cũng theo đó mà thay đổi.
Bên cạnh đó, những kỉ niệm Yên Thương có được trên những chuyến bay là nhiều vô số kể. Cô nàng từng có chuyến đi chơi, đón pháo hoa năm mới cùng cả phi hành đoàn tại Sydney, Úc vào đúng dịp giao thừa. Yên Thương cũng từng may mắn gặp được G-Dragon trên chuyến bay cô nàng làm việc.
Hơn cả một công việc, tiếp viên hàng không mang đến cho cô nàng 24 tuổi này cả kho trải nghiệm khó quên
Quay trở lại với vấn đề đặt ra ở đầu bài, cô đơn cũng là thứ Yên Thương đã phải làm quen trong hành trình làm việc tại Hàn. Cô nàng kể: “Có một điều bạn không thể tránh khỏi khi làm tiếp viên hàng không quốc tế, đó chính là sự cô đơn luôn thường trực.
Thông thường, trên một chuyến bay thường toàn đồng nghiệp người Hàn, chỉ có 1 và nhiều nhất là 3 tiếp viên hàng không quốc tế (người Việt, Thái, Philippines, Nhật, Trung hoặc Uzbekistan). Nhưng đa phần thời gian thì chỉ có một mình mình thôi. Mình là đứa khá cởi mở và chăm bắt chuyện, trao đổi, dù vậy vẫn không tránh được cảm giác đơn độc. Rào cản ngôn ngữ là một chuyện, sự khác biệt còn đến từ văn hóa, cách ăn chơi, du lịch…”.
8 tháng bay, 1 năm nghỉ không lương và 9 tháng tạm gác ước mơ
Hành trình cùng bầu trời của cô gái 24 tuổi có cái tên là lạ Yên Thương này trên thực tế không dài như nhiều người. Nó kéo dài chỉ vỏn vẹn 8 tháng, tiếp sau đó là một chuỗi hơn 365 ngày đằng đẵng nghỉ không lương vì một lý do khó tránh: dịch Covid-19.
” Vì dịch, rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, đặc biệt là ngành hàng không. Số lượng chuyến bay bị cắt giảm rất rất nhiều, thế nên hiện tại hầu hết các tiếp viên quốc tế phải nghỉ bay, thậm chí đã có một vài người bị sa thải. Yêu cầu được đưa ra là phải chờ đến khi hết dịch trên phạm vi toàn cầu thì tiếp viên quốc tế mới được bay trở lại”, Yên Thương cho biết.
Yên Thương trở về Việt Nam và tìm kiếm một công việc mới trong thời gian nghỉ bay
Nghỉ ở nhà không lương đương nhiên chẳng vui vẻ gì, nó đồng nghĩa với việc bạn vừa nhớ nghề vừa mất đi một khoản thu nhập. Bỏ qua sự không vui, Yên Thương xem đây như là khoảng thời gian để thư giãn, ở cạnh gia đình, bù lại thời gian phải xa gia đình. Tuy nhiên, cô nàng cũng tỏ ra khá tiếc nuối, tiếc nuối vì thời gian mình đi bay chưa được nhiều mà giờ phải nghỉ và không biết rõ khi nào được bay lại.
Ở một diễn biến khác, là tuýp người không thể chịu được nếu ngồi yên. Sau mấy tháng nghỉ dài ở nhà, Yên Thương đã chủ động tìm một công việc mới ở TP.HCM, tính đến nay đã được 9 tháng. Thế nhưng, cái gọi là ước mơ tuổi trẻ sẽ không thể nào dập tắt được một cách dễ dàng. Khi được hỏi sau khi dịch bệnh ổn định, hãng bay tiếp tục gia hạn hợp đồng, liệu Yên Thương có sẵn sàng quay trở lại Hàn Quốc không, cô nàng chỉ đáp lại 2 chữ ngắn gọn: “Chắc chắn!”.
Cô nàng còn đam mê nghiệp bay nhảy cùng bầu trời lắm!
Ảnh: NVCC
Design: Huyền Trang
Em bé nhắm nghiền mắt trong sinh nhật đầu tiên tưởng như ngủ nhưng là kết quả của hành vi bạo hành bởi y tá gây chấn động Hàn Quốc 1 năm trước
Hình ảnh mới nhất của bé gái vừa được chương trình thời sự của đài YTN công bố khiến ai cũng xót xa.
Ngày 21/10 vừa qua, chương trình thời sự của đài YTN cập nhật tin tức về bé gái từng bị nữ y tá ở bệnh viện Busan, Hàn Quốc, bạo hành khi chỉ mới vài ngày tuổi vừa đón sinh nhật đầu tiên trong đời của mình khiến người ta không khỏi xót xa. Việc làm của nữ y tá đã khiến đứa trẻ rơi vào tình trạng mất ý thức trong suốt 1 năm trời, vụ việc từng khiến dư luận xứ sở kim chi vô cùng phẫn nộ.
Theo đó, vào tháng 10 năm ngoái, bé gái chào đời khỏe mạnh tại bệnh viện Busan. Vài ngày sau, đứa trẻ đột ngột khó thở và phải chuyển đến bệnh viện tuyến trên để cấp cứu. Tại đây, em bị chẩn đoán có vết nứt trong hộp sọ gây ảnh hưởng đến não. Nghi ngờ có điều gì đó xảy ra với con gái, bố đứa trẻ yêu cầu bệnh viện Busan cung cấp dữ liệu trích xuất từ camera an ninh. Lúc này, gia đình anh mới bàng hoàng phát hiện ra hành vi bạo hành của nữ y tá với con gái mình.
Trong đoạn clip được chương trình True story của đài MBC tiết lộ, nữ y tá nhấc bổng bé gái rồi quăng lên giường 2 lần. Chưa dừng lại ở đó, người này còn nắm 2 chân khiến đầu bé chúi xuống đất trước khi ẵm em chỉ bằng một tay, phong thái hờ hững, như đang cầm con búp bê hay món đồ chơi nào đó.
Từ dạo ấy, bé gái rơi vào tình trạng mất ý thức và 1 năm trôi qua, em chưa từng tỉnh lại. Bố đứa trẻ cho biết bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác tình trạng hiện tại của não con gái anh. Tháng 4 vừa qua, khi nhận thấy việc điều trị nội trú ở bệnh viện trở nên vô nghĩa, gia đình bé gái đã làm thủ tục đưa đứa trẻ về nhà chăm sóc.
Hiện tại, bé gái vẫn chìm trong hôn mê sâu, trông em không khác gì những đứa trẻ đang ngủ bình thường. Chỉ có điều, bé gái này không thể thở được nếu như không có sự hỗ trợ của máy thở và phải uống thuốc nhiều lần. Mới đây, đứa trẻ đã đón sinh nhật đầu tiên của mình trong tình trạng hôn mê. Hình ảnh đứa trẻ khoác lên người bộ đồ hanbok truyền thống nhưng đôi mắt vẫn nhắm nghiền và không hề nhận biết được thế giới xung quanh khiến người ta không khỏi xót xa.
" Chúc mừng sinh nhật con. Hy vọng nhiều điều kỳ diệu sẽ xảy đến với con" - một dân mạng bình luận.
Trong khi đó, các vụ lạm dụng trẻ sơ sinh vẫn diễn ra gần như hàng ngày nhưng các cơ quan có trách nhiệm vẫn chưa có động thái hay biện pháp nào nhằm ngăn chặn triệt để. Nữ y tá trong vụ việc trên vẫn chưa phải đền tội cho hành vi của mình. Trước đó, khi bị bắt giữ vào tháng 10 năm ngoái, người này đã phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định cô không hề liên quan đến tình trạng bệnh tật của đứa trẻ.
Netizens thế giới bất mãn với hành động dẫm lên đồ ăn để quay clip TikTok: quá lãng phí và phản cảm Hàng loạt clip dẫm lên đồ ăn của kênh này đều bị cộng đồng mạng bày tỏ sự phẫn nộ. Hành động lãng phí đồ ăn dù dưới bất kì hình thức nào cũng luôn bị cộng đồng mạng chỉ trích và lên án gay gắt. Điển hình như vụ việc về một YouTuber người Hàn Quốc có dấu hiệu nhè đồ ăn...