Tiếp tục xây dựng các phương án mềm cho sản xuất vụ hè thu
Cục Trồng trọt lưu ý các địa phương tiếp tục cập nhật tình hình nguồn nước và có phương án mềm bố trí sản xuất lúa hè thu.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt. Ảnh: Kim Sơ.
Trong 3 ngày (9 – 11/6), Đoàn công tác Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, đã đi kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất cây trồng vụ hè thu, vụ mùa 2020 tại các tỉnh Nam Trung bộ; đồng thời đưa ra giải pháp chủ động ứng phó khô hạn trong mùa khô, nhằm đảm bảo ổn định năng suất, sản lượng cây trồng.
PV Báo NNVN có cuộc trao đổi với ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt.
Sau khi trực tiếp kiểm tra tình hình thực tế tại các tỉnh Nam Trung bộ, ông đánh giá tình hình sản xuất vụ hè thu, vụ mùa ra sao?
Hiện nay tình hình nguồn nước thiếu hụt cho sản xuất ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, từng tỉnh có diễn biến và tính chất khác nhau. Có những tỉnh khô hạn trong một khoảng thời gian ngắn cục bộ và chúng ta có thể tiếp tục bố trí mùa vụ sản xuất được.
Ngược lại có tỉnh không thể bố trí được vì tình hình khô hạn quá gay gắt và còn tùy thuộc vào nguồn nước cung cấp cho sản xuất từ hồ chứa, từ sông hay từ nguồn nước mưa hoặc từ các hồ thượng nguồn lân cận.
Ví dụ như tỉnh Bình Thuận mùa vụ sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước của sông và hồ chứa. Tỉnh này có cơ cấu 3 vụ lúa nên thời gian vụ hè thu sẽ bị lùi lại. Bình Thuận mới bắt đầu vào vụ sản xuất và tình trạng thiếu nước chỉ diễn ra ở đầu vụ, gây khó khăn cho việc xuống giống ban đầu, chứ không có nghĩa là khô hạn trong toàn vụ.
Do đó, khi tỉnh này xuống giống xong và có nguồn nước về sẽ điều tiết nước để chăm sóc cho lúa hè thu và vẫn có thể tiếp tục làm được thêm vụ lúa mùa. Như vậy việc khô hạn ở Bình Thuận sẽ bị ảnh hưởng ở vụ ĐX 2020 – 2021, chứ không ảnh hưởng trực tiếp vào trong vụ hè thu, vụ mùa này.
Còn đối với các tỉnh cơ cấu 2 vụ, cũng có thể lùi thời vụ hè thu lại chờ khi có mưa, có nguồn nước mới bố trí sản xuất. Tuy nhiên việc lùi thời vụ, các địa phương cũng cần tính toán thu hoạch cuối vụ để tránh lũ.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy như tỉnh Bình Thuận trước đây với phương án nếu không có nước thì có thể cắt giảm 20.000 ha lúa, nhưng nay hoàn toàn có thể bố trí 20.000 ha này để tiếp tục sản xuất.
Đối với tỉnh Khánh Hòa chúng tôi nhận thấy có những diễn biến tích cực khả thi. Tuy nhiên tỉnh này cần có một đề xuất mềm hơn, để quản lý tốt hơn việc xuống giống của bà con nông dân cũng như chăm sóc cây lúa được thuận lợi.
Đoàn Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình khô hạn tại Ninh Thuận. Ảnh: MH.
Video đang HOT
Riêng tỉnh Ninh Thuận với đặc thù khí tượng rất ít mưa nên không thể lùi vụ bởi vì không có nước. Thành ra chỉ khi nào tỉnh có mưa mới bố trí sản xuất 1 vụ/năm, còn lại bỏ đất trống hoặc chuyển sang cây trồng cần cực kỳ ít nước.
Còn các tỉnh còn lại chúng ta vẫn tiếp tục cập nhật tình hình nguồn nước và xây dựng các phương án mềm cho sản xuất lúa hè thu. Bởi theo dự báo hạn cho vụ hè thu là dự báo hạn thời điểm xuống giống, hoàn toàn khác với dự báo hạn cho vụ ĐX là dự báo hạn suốt vụ.
Do đó, nếu chúng ta điều tiết nguồn nước và bố trí thời vụ hợp lý, sử dụng nước tưới hợp lý thì hoàn toàn có thể khai thác được diện tích sản xuất ở khu vực này.
Theo dự báo, tình hình khô hạn, thiếu nước trong vụ hè thu ở Nam Trung bộ vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vậy ông có giải pháp chỉ đạo ứng phó như thế nào để đảm bảo diện tích gieo trồng?
Về giải pháp phi công trình, Cục Trồng trọt đã có đề xuất mới đây tại hội nghị ở Bình Định, Quảng Ngãi cũng như đợt công tác này và được các địa phương ủng hộ.
Các địa phương cần tiếp tục cập nhập tình hình và có phương án mềm cho vụ sản xuất hè thu. Ảnh: Kim Sơ.
Thứ nhất, các địa phương cần có phương án bố trí thời vụ tập trung cho những vùng mà chúng ta điều tiết nước bởi hệ thống công trình thủy lợi. Tuy nhiên việc bố trí thời vụ tập trung này chỉ với diện tích nhất định, để cung cấp nguồn nước chủ yếu với diện tích này thôi.
Ví dụ như một vùng có diện tích 1.000 ha. Trước đây, địa phương bố trí thời vụ kéo dài trong vòng 15 ngày và việc điều tiết nước cũng trong vòng 15 ngày. Tuy nhiên chỉ những nơi nào mà xuống giống thì người dân mới lấy nước vào, còn ở những nơi chưa xuống giống thì nước chảy ra ngoài, lãng phí nguồn nước.
Bây giờ chúng ta bố trí lại, một lần xuống giống tập trung chia ra nhiều lần và mỗi lần chỉ 300 ha và xuống giống trong vòng 3 ngày sau đó ngưng.
Như vậy, với diện tích 1.000 ha, chúng ta điều tiết nước xuống giống chỉ còn trong vòng 10 ngày. Tương tự, việc điều tiết nước cho các đợt bón phân tiếp theo cũng sẽ như vậy. Khi đó, việc khai thác nguồn nước được chủ động và sử dụng một cách hợp lý nhất.
Thứ 2, phải sử dụng giống ngắn ngày. Thay vì sử dụng giống 110 ngày chúng ta sử dụng giống 90 ngày sẽ tiết kiệm được 1 lần tưới nước. Mà tiết kiệm được 1 lần tưới nước ở những vùng mà tình hình khô hạn là cực kỳ quan trọng đối với sản xuất.
Thứ 3, tăng cường việc bón phân hữu cơ với tỷ lệ 10-12%. Phân hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa mà còn có tác dụng giữ nước, giữ ẩm cho đất để giúp cho cây lúa vượt qua các thời kỳ.
Thứ 4, yếu tố kỹ thuật rất quan trọng, chúng ta cần thực hiện tưới ngập khô xen kẽ nhằm giúp cho rễ lúa ăn sâu xuống dưới đất. Nếu tình hình khô hạn diễn ra ở 5-10% hay 20% nước mặt thì rễ lúa vẫn nằm dưới tầng còn có nước.
Tuy nhiên 4 yếu tố phi công trình này phải kết hợp một cách hài hòa với việc điều tiết nước thì chúng ta sẽ vượt qua tình hình khô hạn. Việc thiệt hại về năng suất, sản lượng khi tình hình hạn quá gay gắt, còn bình thường chúng ta vẫn chủ động tưới nước một cách đầy đủ cho cây lúa.
Hiện 4 giải pháp này chúng tôi khuyến cáo cho các địa phương.
Ngoài giải pháp trên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trong điều kiện hiện nay cũng cần được các địa phương đẩy mạnh?
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của vùng Duyên hải Nam Trung bộ là một điều bắt buộc vì điều kiện khí tượng thủy văn. Một số cây trồng cạn thích hợp cho vùng này là nhóm đậu đỗ bao gồm đậu tương, đậu xanh, đậu phộng sử dụng rất ít nước.
Ngoài ra một số vùng bà con nông dân có kỹ thuật canh tác cao chúng ta có thể làm bắp giống, bắp thương phẩm. Những cây trồng này góp phần trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong giai đoạn ngắn hạn.
Một mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ở vùng Duyên hải Nam Trung. Ảnh: MH.
Hiện nay vướng ở chỗ là chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phù hợp và có đầu ra thị trường tiêu thụ. Vì thế việc mở rộng diện tích chuyển đổi rất khó khăn vì thiếu đầu ra.
Tuy nhiên các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ nếu như nhìn thấy được vùng nguyên liệu ổn định ở khu vực này, liên kết sản xuất với nông dân và với sự ủng hộ của địa phương thì việc chuyển đổi cây trồng sẽ mang tới hiệu quả tích cực lâu dài.
Ví dụ như Khánh Hòa là vùng xoài đã có thương hiệu và chỉ dẫn địa lý nên phát triển rất tốt. Một số tỉnh khác chúng tôi thấy chuyển sang các loại cây dược liệu và có những vùng nguyên liệu tốt đều có thể phát huy.
Với các loại cây thị trường đang gặp khó khăn thì nên cân nhắc chuyển đổi ví dụ như mía, điều…
Bộ Tài chính công bố giá thành lúa vụ hè thu ĐBSCL: Giảm 169 đồng/kg, lợi nhuận có về tay nông dân?
Theo cách tính của Bộ Tài chính, giá thành sản xuất thóc kế hoạch vụ hè thu 2020 tại ĐBSCL bình quân khoảng 3.657 đồng/kg, giảm 169 đồng/kg so với vụ trước.
Mới đây, Bộ Tài chính có công văn 5471/BTC-QLG xin ý kiến bộ ngành liên quan về việc công bố giá mua thóc định hướng vụ hè thu 2020. Theo cách tính của Bộ này, mức giá thành sản xuất thóc kế hoạch vụ hè thu 2020 tại các tỉnh ĐBSCL dao động từ 2.955 đồng/kg đến 4.983 đồng/kg.
Trong đó, giá thành lúa thấp nhất là tại Cà Mau, ở mức 2.955 đồng/kg, cao nhất là ở Bến Tre, lên tới gần 5.000 đồng/kg.
Nhìn con số tính toán từ 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đều cho thấy, thực tế giá thành sản xuất lúa vụ này đều tăng cao hơn vụ trước. Ảnh minh họa: T.L
Theo đó, mức giá thành sản xuất bình quân thóc vụ hè thu năm nay tại ĐBSCL là khoảng 3.657 đồng/kg, giảm 169 đồng/kg so với vụ hè thu năm 2019.
Được biết, mức giá thành sản xuất thóc kế hoạch vụ hè thu 2019 tại các tỉnh ĐBSCL khoảng từ 3.074 - 4.904 đồng/kg, bình quân giá thành sản xuất thóc của vùng này năm 2019 khoảng 3.826 đồng/kg.
Trước nữa, giá thành sản xuất thóc vụ hè thu năm 2018 tại ĐBSCL là khoảng 4.059 đồng/kg, tăng hơn 156 đồng/kg so với giá thành thực tế lúa hè thu năm 2017, ở mức 3.903 đồng/kg.
Nhìn theo con số giá thành bình quân, nhiều người cho rằng giá thành ngày càng giảm thì đồng nghĩa với việc lợi nhuận từ nghề trồng lúa của bà con tăng lên. Tuy nhiên nhìn con số tính toán từ 12 tỉnh, thành phố trong khu vực đều cho thấy, thực tế giá thành sản xuất lúa vụ này đều tăng cao hơn vụ trước, với mức tăng từ 128 đồng đến 192 đồng/kg.
Ví dụ tại An Giang, giá thành sản xuất lúa vụ hè thu năm ngoái là 3.945 đồng/kg, năm nay tăng lên 4.103 đồng/kg (tăng 158 đồng/kg); tại Bến Tre từ 4.791 đồng/kg, lên 4.983 đồng/kg, tăng 192 đồng/kg; tại Long An tăng 131 đồng/kg; tại Trà Vinh tăng 153 đồng/kg...
Thương lái thu mua lúa ngay tại ruộng. Ảnh minh họa: I.T
Bộ Tài chính cho biết, cách tính giá thành trên dựa theo Thông tư số 77/2018/TTLT-BTC ngày 17/8/2018 của Bộ Tài chính quy định về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa các vụ trong năm.
Được biết, việc Bộ Tài chính công bố giá thành sản xuất lúa để làm giá cơ sở định hướng cho các doanh nghiệp thu mua lúa, gạo ở ĐBSCL đã được thực hiện mấy năm nay. Mục đích của việc làm này để điều chỉnh chính sách sao cho nông dân trồng lúa có lãi tối thiểu 30% (giá thành 30% = giá thu mua thấp nhất).
Về tình hình sản xuất vụ hè thu năm nay, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, toàn vùng đã xuống giống được 1 triệu hecta lúa hè thu theo đúng kế hoạch đã đề ra, hiện lúa đang phát triển rất tốt.
Cũng theo ông Tùng, hiện nhiều địa phương đã thu hoạch lúa hè thu sớm với diện tích khoảng 15.000ha, năng suất bình quân đạt 5,6 - 5,8 tấn, cao hơn so với cùng kỳ. "Sản lượng gạo đang có hiện nay vẫn vô cùng dồi dào cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu" - ông Tùng khẳng định.
Đặc biệt, quyết định cho phép xuất khẩu gạo trở lại trạng thái bình thường đã giúp giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng 200 - 400 đồng/kg so với tuần cuối tháng 4/2020. Cụ thể, tại TP. Cần Thơ, thương lái đã tìm đến tận ruộng để đặt cọc tiền thỏa thuận thu mua lúa của nông dân với giá 4.900 - 5.000 đồng/kg đối với lúa IR50404, trong khi trước đó giá chỉ 4.600 - 4.800 đồng/kg.
Các loại lúa hạt dài OM 5451, OM 4218, OM 380... đang được đặt cọc thu mua với giá 5.100-5.400 đồng/kg, trong khi, trước đó giá chỉ 4.900-5.000 đồng/kg.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, giá lúa vụ hè thu năm 2018 có thời điểm lập mức đỉnh, cao kỷ lục khi cuối tháng 5/2018, lúa tươi IR50404 tại ruộng được thu mua với giá 5.850 đồng/kg, giá gạo lứt IR50404 ở mức 8.650 đồng/kg, trong khi giá gạo thành phẩm đã lên mức 10.200 đồng/kg.
Tuy nhiên sang năm 2019, giá lúa tươi loại thường được thương lái thu mua chỉ đạt 4.200- 4.300 đồng/kg, lúa tươi hạt dài khoảng 4.500- 4.600 đồng/kg...
Thế giới cần 3,7 triệu tấn gạo, tăng tốc ở vụ lúa hè thu, thu đông Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tích trữ lương thực của người dân tăng cao, dự báo nhu cầu lúa thế giới tăng 3,7 triệu tấn trong khi sản lượng có thể giảm 2,7 triệu tấn. Trong bối cảnh đó, Bộ NNPTNT đang tính đến phương án tăng thêm diện tích sản xuất lúa thu đông. Có thể...