Tiếp tục xác minh nguồn gốc sữa dê DANLAIT nhập khẩu
Vài ngày gần đây, thông tin một doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu sữa dê mang nhãn hiệu Danlait xuất xứ từ Pháp song lại có thông tin loại sữa này xuất xứ từ Trung Quốc với chất lượng không tốt, khiến nhiều người dân lo lắng. Ngày 21-2, Cục An toàn thực phẩm (ATTP – Bộ Y tế) đã chính thức lên tiếng về vụ việc này.
Theo đó, sau khi kiểm tra, xem xét, Cục ATTP xác nhận, các sản ph ẩm thực phẩm bổ sung gồm: Sữa dê Danlait dành cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi; Sữa dê Danlait 2 dành cho trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi và Sữa dê Danlait 3 dành cho trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi của Công ty TNHH Mạnh Cầm nhập khẩu từ Pháp đã được Cục ATTP cấp Giấy Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm ngày 17-1-2012.
Theo báo cáo của Công ty Fit (Cộng hòa Pháp), các sản phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc không ghi nhãn phụ mà đều phải được ghi bằng tiếng Trung Quốc trực tiếp lên nhãn sản phẩm theo quy định pháp luật của Trung Quốc. Do đó, Cục ATTP khẳng định, các sản phẩm sữa dê nói trên do Công ty TNHH Mạnh Cầm nhập khẩu đều có nguồn gốc xuất xứ từ Pháp, ghi nhãn tiếng Pháp và có nhãn phụ tiếng Việt theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Mặt khác, từng lô sản phẩm đều được kiểm tra Nhà nước về chất lượng, ATTP và kiểm dịch thú y. Hiện chưa có dấu hiệu doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm sữa dê từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy vậy, ngày 21-2, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP cũng cho biết, Cục vừa gửi công văn tới Đại sứ quán Pháp đề nghị xác minh thêm một số thông tin liên quan tới nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm này.
Theo ANTD
EuroCham không muốn Việt Nam "nới" nhập khẩu ôtô
EuroCham cho rằng, không cần thiết có thêm nhà nhập khẩu và phân phối ôtô chính hãng nào nữa tại Việt Nam trong năm 2013.
Theo EuroCham, trước mắt, Chính phủ Việt Nam không nên xem xét sửa đổi Thông tư 20 nhằm tăng nguồn thu thuế và hỗ trợ thương nhân kinh doanh ôtô đang gặp khó khăn
Đây là một trong những kiến nghị đối với ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô được Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nêu rõ tại cuốn "Sách trắng 2013" về các vấn đề thương mại và đầu tư vừa công bố.
Kiến nghị trên được đưa ra xuất phát từ thực tế đang có những thảo luận về việc sửa đổi Thông tư 20. EuroCham cho rằng, việc Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 hồi tháng 5/2011 là một động tác rất đáng hoan nghênh, giúp bảo vệ những quyền lợi chính đáng và bắt buộc phải có cho người tiêu dùng. Bởi trước khi thông tư có hiệu lực, đa số người tiêu dùng Việt Namkhông thể phân biệt giữa nhà nhập khẩu ôtô chính thức và phi chính thức, kiểu như "tất cả đều có tên thương hiệu và biểu tượng ngay trên mặt tiền của tòa nhà".
EuroCham giải thích, tại thị trường ôtô nhập khẩu trước đây, các doanh nghiệp nhập khẩu không chính thức bán xe với các điều kiện dịch vụ hạn chế và không thể cung cấp các điều khoản bảo hành của bất kỳ nhà sản xuất nào. "Do vậy, những chiếc xe này không được các nhà sản xuất công nhận tính phù hợp với điều kiện đường sá và nhiên liệu tại Việt Nam".
Cũng liên quan đến thị trường ôtô nhập khẩu, EuroCham còn kiến nghị không cấp thêm giấy phép nhập khẩu và phân phối ôtô chính hãng, trước mắt là ngay trong năm 2013. Bởi bên cạnh các nhà nhập khẩu chính hãng hiện tại thì tất cả các thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đều đã có giấy phép đáp ứng đủ các tiêu chí do Thông tư 20 quy định.
Theo An Nhi
Vneconomy
Thu hồi 2 loại mì ăn liền của Hàn Quốc Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu tại VN tiến hành thu hồi 2 sản phẩm mì Neoguri Hot và Neoguri Mild của Hãng Nong Shim Hàn Quốc, do sử dụng nguyên liệu thô vi phạm. Cục ATTP cho biết, đã nhận được công hàm của Đại sứ quán Hàn Quốc tại VN thông...