Tiếp tục triển khai chính sách gỡ khó cho giải ngân vốn đầu tư công
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 63/NQ-CP và Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Với quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2021 từ 95-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, đến quý III/2021 giải ngân đạt tối thiếu 60% kế hoạch đề ra tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 63/NQ-CP và Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Cụ thể, từng bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và căn cứ tình hình thực tế đề ra các giải pháp khả thi thúc đẩy giải ngân các dự án. Các địa phương ít chịu ảnh hưởng bởi dịch tập trunghoàn thiện sớm các công trình; những tỉnh là tâm điểm của dịch tập trung hoàn thiện thủ tục hồ sơ dự án.
Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương cũng phải hoàn thành việc phân bổ, giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2021 cho các dự án dự kiến khởi công mới. Đồng thời, hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, quy hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trong tháng 9/2021.
Đối với các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia, chậm nhất trong tháng 9/2021 hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đầu tư, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn chương trình. Cùng đó, đẩy mạnh hoạt động Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm về tách giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhằm tháo gỡ khó khăn về thể chế, cơ chế, chính sách đầu tư công, trong tháng 8/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2021/NĐ-CP ngày 16/8/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ. Theo đó, tháo gỡ vướng mắc về tài sản bảo đảm tiền vay cho bên vay lại, trong đó có đơn vị sự nghiệp công lập.
Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 06/8/2021 về việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm về tách giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công…
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 8 tháng năm 2021, giải ngân kế hoạch đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước ước đạt 187.285,01 tỷ đồng, đạt 40,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm 46,41% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, vốn trong nước đạt 44,7%, vốn nước ngoài đạt 7,94%.
Video đang HOT
Tiến độ giải ngân 8 tháng năm 2021 chậm hơn so với cùng kỳ năm 2020 do đặc thù của năm 2021 là năm đầu tiên triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước là do dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều biến thể với tốc độ lây lan nhanh, trải rộng trên hầu hết các tỉnh, thành phố, khả năng khống chế khó khăn hơn nhiều so với năm 2020. Nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống đại dịch, làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư công nói riêng.
Cùng với đó, việc triển khai phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương còn thiếu thống nhất, đồng bộ, có nơi ban hành quy định cứng nhắc làm ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu xây dựng, chậm tiến độ giải ngân dự án…
Giải ngân vốn đầu tư công chậm có thể làm mất đi cơ hội phát triển kinh tế
Cho đến thời điểm hiện nay, giải ngân vốn đầu tư công tại nhiều bộ, cơ quan Trung ương, địa phương vẫn tiếp tục chậm, nhất là trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 càng khiến cho tỷ lệ giải ngân đạt thấp.
Công trình cải tạo hệ thống thoát nước, vỉa hè bằng vốn đầu tư công trên đường Cách Mạng Tháng Tám, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh minh họa: Chí Tưởng/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, gây lãng phí nguồn lực; đồng thời, có thể làm mất đi cơ hội tạo ra động lực phát triển cần thiết cho nền kinh tế.
Phân bổ ngân sách chưa quyết liệt
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến hết tháng 7/2021, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các dự án đủ điều kiện giải ngân là 398.616 tỷ đồng, đạt 86,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, vốn trong nước đạt 86,05% kế hoạch, vốn nước ngoài đạt 89,27% kế hoạch.
Trong khi đó đến nay, số vốn của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết cho các dự án còn lại khá lớn là 62.683 tỷ đồng, bằng 13,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo đó, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/7/2021 mới đạt 36,71% so với kế hoạch vốn năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn 3,96% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chỉ đạt 7,52%.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện còn nhiều bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp như: Bộ Thông tin và Truyền thông 0,4%, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 0,56%, Hội Nông dân Việt Nam 2,7%, Bắc Kạn 8,3%, Quảng Bình 15,4% .... Một số cơ quan chưa giải ngân như: Ủy ban Dân tộc, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam...
Tuy nhiên, nhiều bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã chủ động với nhiều biện pháp hiệu quả nên kết quả giải ngân đạt trên 50% như: Thái Bình 71%, Hưng Yên 65%, Hà Nam 64,3%, Thanh Hóa 61,5%. Một số địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg nhưng vẫn có kết quả giải ngân tốt như: Bắc Ninh 55,3%, Bình Phước 52,8%, Tiền Giang 50,9%.
Lý giải nguyên nhân chậm giải ngân, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, trước hết là do phân bổ, giao chi tiết kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương năm 2021 chậm, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia.
Cùng với đó, việc áp dụng chế tài xử lý đối với các cơ quan, đơn vị để chậm, muộn trong phân bổ ngân sách chưa quyết liệt. Vướng mắc về đầu tư chậm được xử lý như: giải phóng mặt bằng, tái định cư tại một số dự án. Một số dự án ODA vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục gia hạn, hồ sơ thiết kế, thẩm định...
Một số bộ, cơ quan, địa phương, nhất là những nơi không thực hiện giãn cách xã hội thiếu quyết tâm chính trị. Vai trò người đứng đầu chưa được phát huy đầy đủ; lập kế hoạch vốn chưa với sát thực tế và khả năng giải ngân; thiết kế thi công, đấu thầu lựa chọn nhà thầu chậm, giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm...
Đến nay, quy trình, thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư công còn bất cập; sự phối hợp giữa các cơ quan có trường hợp thiếu chặt chẽ; việc thanh tra, kiểm tra chưa quyết liệt; xử lý các trường hợp chậm trễ, vi phạm quy định còn chưa kịp thời, nghiêm minh...
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang Nguyễn Thống Nhất cho rằng, tiến độ giải ngân đầu tư công của Kiên Giang vẫn chậm là do cơ quan, đơn vị chưa chủ động hoặc phối hợp chưa hiệu quả với các cơ quan chuyên môn trong việc đề xuất trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư để triển khai thực hiện.
Mặt khác, năng lực chủ đầu tư, nhà thầu hạn chế; giá vật liệu xây dựng tăng cao nên một số nhà thầu tạm dừng thi công, huy động tập trung công nhân lao động khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19.
Gỡ khó về cơ chế, chính sách
Để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân năm 2021 trên 95% kế hoạch theo tinh thần Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.
Cùng với đó, có chế tài xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công...
Cùng với những giải pháp quyết liệt được Thủ tướng Chính phủ giao trong Công điện số 1082/CĐ-TTg, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tập trung thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ.
Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chuẩn bị các thủ tục đầu tư cần thiết cho các dự án khởi công mới để có thể giao được Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2021 ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
"Tập trung đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên. Cùng đó, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công; nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng. Ngoài ra, rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn", Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, tính đến ngày 29/6 tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh Lào Cai đứng thứ 18/63 tỉnh thành, nằm trong nhóm các tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước.
Để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn trong năm 2021, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND tỉnh Lào Cai Phan Quốc Nghĩa cho biết, UBND tỉnh Lào Cai cũng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân, lãnh đạo, cán bộ, công chức vi phạm quy định phát luật; cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
Đồng thời, tỉnh sẽ thay thế kịp thời những cán bộ, công chức yếu kém về năng lực trong quản lý vốn đầu tư công, đấu thầu; kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công như thông thầu, gian lận, cản trở, hối lộ, can thiệp bất hợp pháp...
Chính phủ đã yêu cầu thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong từng bộ, cơ quan, địa phương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các cấp đứng đầu để thường xuyên lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công....
Dịch COVID-19 ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công Tổng cục Thống kê cho biết, các biện pháp giãn cách xã hội để kiểm soát, khống chế sự lây lan của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án đầu tư công. Theo đó, tháng 8/2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước tính đạt 34,9 nghìn tỷ đồng, giảm 24,7% so với...