Tiếp tục thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi trong phòng ngủ khách sạn
Sau một thời gian tạm dừng, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam tuyên bố tiếp tục triển khai thu tác quyền sử dụng tivi tại khách sạn từ đầu tháng 10/2017.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Việt Nam (VCPMC) – cho biết sau một thời gian tạm dừng thu tiền quyền tác giả tại các phòng lưu trú khách sạn có sử dụng tivi, VCPMC tiếp tục triển khai thu tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc thông qua các kênh truyền hình được truyền dẫn qua tivi tại phòng lưu trú khách sạn, và các lĩnh vực kinh doanh có sử dụng âm nhạc khác theo đúng quy định của pháp luật.
Theo thông tin mà nhạc sĩ Phó Đức Phương cung cấp đơn vị của ông đã được Cục Bản quyền Tác giả cho phép tiếp tục thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi trong khách sạn từ ngày 19/8.
Mức phí áp dụng không thay đổi 25.000 đồng mỗi tivi một năm. Trung tâm sẽ không truy thu các đơn vị chưa đóng tiền bản quyền trong thời gian dừng thu phí – từ ngày 26/5 đến 18/8.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cũng cho biết việc tạm dừng thu tiền quyền tác giả tại các phòng lưu trú khách sạn có sử dụng tvi trong một thời gian là để xác định tác giả thành viên uỷ quyền, xây dựng biểu mức, tiến hành đàm phán thỏa thuận với tổ chức/cá nhân sử dụng âm nhạc và báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xác định cơ sở pháp lý và tính chặt chẽ, khả thi của hoạt động này.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.
Video đang HOT
Trước đó vào tháng 5, nhiều chủ nhiều khách sạn ở Đà Nẵng bức xúc trước việc họ bị Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc (VCPMC) yêu cầu trả tiền sử dụng quyền tác giả khi sử dụng tác phẩm âm nhạc.
Sự việc xảy ra ngày 28/4, ông Đinh Trung Cẩn, Giám đốc VCPMC chi nhánh phía Nam ký văn bản số 177 gửi các khách sạn ở Đà Nẵng.
Trong nội dung văn bản, VCPMC yêu cầu chủ các cơ sở kinh doanh khách sạn ở Đà Nẵng phải trả tiền khi sử dụng những tác phẩm âm nhạc. “Việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền được thực hiện từ ngày 10/5″, văn bản nêu.
Văn bản do VCPMC ban hành còn nhấn mạnh nếu chủ doanh nghiệp không trả tiền sẽ bị các cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt hành chính theo Nghị định 131 của Chính phủ.
Trước bức xúc của dư luận, Cục Bản quyền từng yêu cầu VCPMC dừng thu và đề nghị trung tâm xác định các tác phẩm âm nhạc được khai thác, sử dụng của tác giả hoặc chủ sở hữu là hội viên của VCPMC.
Trung tâm cũng phải xây dựng biểu mức tiền quyền tác giả/tác phẩm được khai thác, sử dụng, sau đó tiến hành đàm phán để nhận được sự đồng thuận của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với phóng viên vào thời điểm đó, nhạc sĩ Phó Đức Phương khẳng định: “Tivi mà dùng riêng ở gia đình thì không có vấn đề gì nhưng ở đây là dùng trong kinh doanh thì phải trả tiền tác quyền. Chỉ cần làm một phép so sánh thế này, nếu không có tivi, dịch vụ của khách sạn sẽ bị giảm”.
“Việc sử dụng tivi là để nâng cao chất lượng dịch vụ. Qua tivi có âm nhạc thì có nghĩa là âm nhạc đã được các chủ khách sạn sử dụng vào mục đích kinh doanh. Như vậy việc phải trả tiền tác quyền là đương nhiên”, ông Phương nhấn mạnh.
Đại diện VCPMC cho biết dự kiến đầu tháng 10/2017, VCPMC sẽ tiến hành thu tiền tác quyền đối với việc sử dụng tivi trong các khách sạn.
Theo Zing
Facebook sẵn sàng chi tiền tỷ cho bản quyền âm nhạc
Mạng xã hội lớn nhất thế giới đang nuôi mộng cho phép người dùng có thể tải lên các nội dung và sản phẩm âm nhạc có bản quyền.
Theo tờ Bloomberg, Facebook đang nhòm ngó và muốn tấn công mạnh vào lĩnh vực âm nhạc.
Mark Zuckerberg và các cộng sự được cho là đã sẵn sàng chi ra hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ USD, để người dùng có thể tải lên các nội dung và sản phẩm âm nhạc có bản quyền lên mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Facebook muốn người dùng có thể sớm tải lên các nội dung âm nhạc có bản quyền. Ảnh: Getty Images.
Trước âm nhạc, Facebook đã đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực video và thu lời từ quảng cáo đi kèm với nội dung. Một thống kê cho thấy mạng xã hội của Zuckerberg là một trong những đơn vị kiếm tiền hiệu quả nhất từ lĩnh vực quảng cáo với 26 tỷ USD trong năm 2016. Do đó, họ hiện tự tin có thể tái lặp thành công khi đầu tư vào lĩnh vực âm nhạc.
Việc chi tiền cho bản quyền âm nhạc không phải là điều chưa từng xảy ra đối với các mạng xã hội. Năm 2016, YouTube bỏ ra 1 tỷ USD cho các hãng thu âm và nhà xuất bản.
Tuy nhiên, con số này vẫn còn kém xa những gì Spotify và Apple Music chi ra trước đó trong thời kỳ nhạc số và streaming lên ngôi.
Các chuyên gia của tờ Bloomberg cho rằng thỏa thuận giữa các bên cần phải hết sức cụ thể, đặc biệt là với bên nắm giữ bản quyền. Dù sao, nếu bắt tay với Facebook, người nghệ sĩ sẽ thu được một khoản lời nhất định, thay vì phải tốn công sức và tiền bạc để theo đuổi những nội dung vi phạm bản quyền. Việc quản lý nội dung có thể sẽ do Facebook nắm quyết định chính.
Theo Zing
Khánh Ly đong đầy cảm xúc trong đêm nhạc kỷ niệm 55 năm ca hát Đêm nhạc của nữ ca sĩ mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả, đó là những tình tự rất chân thực của một người phụ nữ đã đi qua giai đoạn chiến tranh và những thăng trầm của cuộc sống. Đêm nhạc đầu tiên trong chuỗi live show kỷ niệm 55 năm ca hát của Khánh Ly diễn ra vào tối 9/9...