Tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Trung Quốc
Tại buổi điện đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Ngày 24/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
Tại cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Việt-Trung trong chính sách đối ngoại mỗi nước cũng như đánh giá cao những thành tựu, kết quả đạt được trong quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian gần đây.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chúc mừng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập; cho rằng từ đầu năm 2020 đến nay có nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 nhưng Trung Quốc đã đạt được 3 thành tựu to lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh, khôi phục tăng trưởng và đánh thắng trận chiến thoát nghèo, hoàn thành mục tiêu 100 năm về xây dựng toàn diện xã hội khá giả.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng Trung Quốc sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn khi hướng đến mục tiêu 100 năm lần thứ hai.
Video đang HOT
Giới thiệu về tình hình Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mặc dù chịu tác động của đại dịch COVID-19 nhưng Việt Nam đã thực hiện thành công “mục tiêu kép,” vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa khôi phục, phát triển kinh tế, đồng thời tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này nói lên niềm tin của người dân Việt Nam vào chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng hiện tại, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục đoàn kết, phát huy mạnh mẽ nội lực. Trong quá trình này, Việt Nam mong nhận được sự hợp tác từ các nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
Trên cơ sở khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, trong đó coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu một số biện pháp trọng tâm thúc đẩy mối quan hệ hai nước thời gian tới như tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác toàn diện, bình đẳng, cùng có lợi.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình và ban lãnh đạo Trung Quốc thăm Việt Nam; tăng cường hợp tác phòng, chống dịch COVID-19; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư; đẩy mạnh hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân; nỗ lực duy trì môi trường hòa bình, ổn định, cùng xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển theo nhận thức chung cấp cao, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; tiếp tục tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam; mong muốn và sẵn sàng nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển hơn nữa.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của sự giao lưu và tiếp xúc cấp cao, trân trọng mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung Quốc; bày tỏ việc coi trọng sự quan tâm của Việt Nam đối với các dự án hợp tác song phương, đề nghị các bộ, ngành, địa phương hai nước cần tích cực trao đổi, tạo cục diện hợp tác cùng có lợi; kiên trì nhận thức chung cấp cao, tích lũy kinh nghiệm, quản lý bất đồng, tăng cường hợp tác về vấn đề trên biển.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìn khẳng định rằng Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tại các cơ chế hợp tác đa phương và bày tỏ về việc Trung Quốc sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống dịch COVID-19./.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chào xã giao Tổng thống Indonesia Joko Widodo
Chiều 23/4, tại Phủ Tổng thống Cung Bogor ở Thủ đô Jakarta, Indonesia trước khi dự Hội nghị đặc biệt các nhà lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến chào xã giao Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính là lãnh đạo ASEAN đầu tiên được Tổng thống Indonesia đón tiếp hết sức trọng thị, chu đáo, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều vấn đề thực chất nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Indonesia Joko Widodo có cuộc gặp xã giao trước thềm Hội nghị.
Tổng thống Joko Widodo nồng nhiệt chào đón và chúc mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính đã được Quốc hội tín nhiệm bầu vào vị trí lãnh đạo cao nhất trong Chính phủ; bày tỏ sự ngưỡng mộ và chúc mừng thành tựu của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19, phục hồi, phát triển kinh tế. Tổng thống Joko Widodo khẳng định, Indonesia rất coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược với Việt Nam lên tầm cao mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực của Indonesia trong cuộc chiến chống Covid-19 và tin tưởng rằng Indonesia sẽ vượt qua các khó khăn; kiểm soát tốt dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; hướng tới hiện thực hóa "Tầm nhìn Indonesia 2045".
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với Tổng thống Joko Widodo một số nét lớn về kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Việt Nam, các định hướng chính của Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030 - 2045 của Việt Nam; khẳng định Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, Việt Nam hết sức coi trọng và sẽ không ngừng củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực, trong đó có Indonesia.
Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về những định hướng quan trọng trong hợp tác song phương giữa hai nước.
Nhìn lại lịch sử quan hệ gắn bó giữa hai nước, hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng, đặc biệt của quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Indonesia được hai nhà lập quốc là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Soekarno đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp trong hơn 65 năm qua.
Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, tin cậy chính trị gia tăng; hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư ngày càng hiệu quả. Về phương hướng thúc đẩy quan hệ song phương thời gian tới, hai nhà lãnh đạo nhất trí cần tăng cường trao đổi cấp cao và các cấp, các kênh với các hình thức linh hoạt; thực hiện hiệu quả các cơ chế và các thỏa thuận hợp tác song phương, nhất là Chương trình Hành động giai đoạn 2019 - 2023 triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược và Tầm nhìn Hợp tác Quốc phòng song phương giai đoạn 2018 - 2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ký sổ lưu niệm tại Cung Bogor.
Hai bên cam kết tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đẩy mạnh giao thương, sớm nối lại các đường bay vào thời điểm phù hợp; phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD theo hướng cân bằng, hướng tới phục hồi và phát triển kinh tế bền vững sau đại dịch; giải quyết các phát sinh trên tinh thần Đối tác Chiến lược và cùng có lợi.
Hai bên khẳng định, sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là tại ASEAN, APEC và Liên Hợp Quốc; nhất trí sẽ cùng các nước ASEAN khác không ngừng củng cố đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề chiến lược khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện DOC và đàm phán để sớm đạt COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Hai nhà Lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng đặc biệt của Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN lần này tại Jakarta, là hội nghị trực tiếp đầu tiên của ASEAN trong hơn 1 năm qua, là dịp để các nhà Lãnh đạo trao đổi các định hướng phát triển của Cộng đồng ASEAN thời gian tới cũng như trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực đang nổi lên, có tác động trực tiếp tới ASEAN. Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày mai 24/4.
Thúc đẩy quyền của người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm ở Việt Nam Đánh giá nhanh về tác động kinh tế-xã hội của đại dịch COVID-19 cho thấy 30% người khuyết tật bị mất việc làm trong đại dịch COVID-19, gần 50% bị giảm giờ làm và gần 60% bị cắt lương. Trao đổi về việc giám sát việc thực thi Điều 27 của Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. (Ảnh:...