Tiếp tục tạm giam bị can Nguyễn Phương Hằng
Sau khi tiếp nhận kết luận điều tra và hồ sơ vụ án Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm, Viện KSND TP.HCM có lệnh tạm giam bị can Nguyễn Phương Hằng 19 ngày.
Tối 6.4, nguồn tin PV Thanh Niên cho biết, Viện KSND TP.HCM đã nhận kết luận điều tra và hồ sơ vụ án Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) và 4 đồng phạm có hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 bộ luật Hình sự.
Bị can Nguyễn Phương Hằng . CACC
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Viện KSND TP.HCM đã ra lệnh tạm giam bị can Nguyễn Phương Hằng thêm 19 ngày.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố và bị tạm giam từ ngày 24.3.2022 đến nay.
Video đang HOT
Xuyên suốt nhiều tháng qua, con trai bà Nguyễn Phương Hằng là ông Nguyễn Quang Tuấn nhiều lần gửi đơn xin được bảo lãnh hoặc đặt tiền bảo đảm để bảo lãnh cho mẹ ông.
Do không được xem xét và chấp nhận, nên gần nhất anh trai ruột của bà Nguyễn Phương Hằng là ông Nguyễn Hữu Toàn gửi đơn đến Viện KSND TP.HCM, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để bảo lãnh cho bà Hằng được tại ngoại.
Trước đó, khoảng tháng 2.2023, ông Nguyễn Quang Tuấn cũng có đơn cứu xét gửi Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM với nội dung đề nghị không trưng cầu giám định tâm thần đối với bị can Nguyễn Phương Hằng, theo đề nghị của ông Huỳnh Uy Dũng (tức ông Dũng “lò vôi”, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam).
Về diễn biến vụ án Nguyễn Phương Hằng, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, và đề nghị Viện KSND TP.HCM truy tố bị can Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm về tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
4 đồng phạm của Nguyễn Phương Hằng, với vai trò giúp sức, gồm: tiến sĩ luật Đặng Anh Quân (giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM), Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP ại Nam), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP ại Nam).
Việc bà Nguyễn Phương Hằng xin tại ngoại, luật quy định ra sao?
Chuyên gia luật nhấn mạnh các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, để có thể quyết định cho họ được tại ngoại hay không.
Như Thanh Niên thông tin, quá trình Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM điều tra bổ sung vụ án "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" đối với bị can Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, ngụ TP.HCM, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương), thì bị can này và gia đình có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, Viện KSND TP.HCM đề nghị xin được tại ngoại điều tra. Bị can Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 24.3.2022 đến nay.
Người dân tụ tập và livestream trước nhà bà Nguyễn Phương Hằng trong ngày bà (ảnh nhỏ) bị bắt tạm giam . LÊ NAM - T.L
Trong đơn xin, gia đình bị can nêu bà Nguyễn Phương Hằng đã có nhiều đóng góp trong hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là trong đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, gia đình muốn xin cho bị can được áp dụng các biện pháp khác thay thế tạm giam để ra ngoài điều trị bệnh.
Điều kiện nào để được tại ngoại?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi năm 2021) có những quy định về biện pháp thay thế tạm giam gồm: bảo lãnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, bị cáo. Theo đó, bị can, bị cáo đang bị tạm giam nếu đủ điều kiện theo luật định thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang các biện pháp trên (tức được tại ngoại - PV) để điều tra, truy tố, xét xử.
Chẳng hạn, đối với biện pháp bảo lãnh, quy định nêu cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lãnh thì có thể nhận bảo lãnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ; và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 2 người.
Đối với biện pháp đặt tiền để bảo đảm, Thông tư 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định là 30 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 100 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 300 triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, Thông tư 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC cũng nêu cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới 1/2 mức tương ứng trên, trong một số trường hợp đặc biệt: bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh...
Còn đối với trường hợp áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thay thế cho tạm giam, luật sư Bùi Quang Nghiêm cho hay đây là biện pháp có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án.
Khó được chấp thuận?
Dù luật có nêu điều kiện cụ thể từng trường hợp được áp dụng một trong các biện pháp thay thế tạm giam, nhưng luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng tại điều 121 về bảo lãnh, điều 122 về đặt tiền để bảo đảm, điều 123 (bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi năm 2021) về cấm đi khỏi nơi cư trú cũng quy định rằng: "Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, để có thể quyết định cho họ được áp dụng hay không". Từ đó, luật sư Hoan cho hay việc bị can, bị cáo được áp dụng tại ngoại sẽ phụ thuộc vào quan điểm, ý chí của chính cơ quan tiến hành tố tụng, để không làm ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Quay lại với vụ án Nguyễn Phương Hằng, luật sư Hoan nhận định: "Việc cơ quan tiến hành tố tụng cho bị can Hằng tại ngoại theo đề nghị của bị can và gia đình là khó. Bởi vụ án này còn liên quan đến có hay không vai trò đồng phạm của một số cá nhân khác và hiện cơ quan điều tra đang làm rõ".
"Nếu cho rằng việc bị can tại ngoại có thể làm ảnh hưởng quá trình đấu tranh làm rõ tội phạm cũng như để không bỏ lọt tội phạm, thì dù đủ điều kiện để được áp dụng biện pháp bảo lãnh, đặt tiền bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú thay cho biện pháp tạm giam, cơ quan điều tra, viện kiểm sát vẫn có thể tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng", luật sư Hoan phân tích.
Từ vụ án Nguyễn Phương Hằng và Đặng Thị Hàn Ni: Bảo vệ quyền riêng tư của người khác là tự bảo vệ mình Nhìn nhận từ vụ án Nguyễn Phương Hằng và Đặng Thị Hàn Ni, người dùng mạng xã hội để bảo vệ mình cần nâng cao ý thức bảo vệ quyền riêng tư, thông tin cá nhân của người khác. Liên tục trong 2 ngày 24 - 25.2, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam 3 bị can Đặng Anh...