Tiếp tục sạt lở ven sông Tiền, 5 hộ dân phải di dời
Những ngày qua, do ảnh hưởng mưa giông liên tục, nước từ thượng nguồn lên nhanh, chảy xiết… nên tình hình sạt lở đất bờ sông Tiền (đoạn qua xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) diễn biến phức tạp. Vụ sạt lở ăn sâu vào đất liền từ 5-7m, làm 5 nhà dân phải di dời khẩn cấp.
Ông Huỳnh Văn Sấu ở ấp 3, xã An Phong, cho biết: Mấy ngày gần đây, điểm sạt lở đã xảy ra một đoạn dài phía trước nhà ông dài hơn 30m, sâu vào đất liền từ 5 – 7m, có đoạn sạt lở chỉ cách quốc lộ 30 khoảng 5m. Có 5 nhà dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn. Hiện vụ sạt lở chưa có dấu hiệu dừng lại và đang diễn biến hết sức phức tạp giữa mùa mưa lũ.
Ông Huỳnh Văn Sáu chỉ tay về chỗ sạt lở đã ăn sâu vào đất liền từ 5-7m
Ngay sau khi xảy ra sạt lở, chính quyền địa phương xã An Phong và lãnh đạo các ngành chức năng huyện Thanh Bình đã có mặt tại hiện trường vận động các hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở cao sớm di dời đến nơi an toàn. Đồng thời khảo sát thực địa và ghi nhận khu vực này đã xuất hiện nhiều vết nứt tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở.
Hiện chính quyền địa phương đã đặt biển cảnh báo sạt lở và yêu cầu các phương tiện lưu thông qua tuyến đường này phải giảm tốc độ
Toàn xã An Phong hiện có tổng chiều dài sạt lở đất ven sông Tiền hơn 850m, diện tích đất bị mất trong 6 tháng đầu năm do sạt lở là 1.200m2. Trong đó, có trên 400 hộ dân sống trong vành đai sạt lở cần phải di dời.
Video đang HOT
Địa phương đã phân công lực lượng túc trực để theo dõi và báo cáo tình hình sạt lở về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiến cứu nạn huyện để chỉ đạo kịp thời khi có tình huống xảy ra.
Đoạn Quốc lộ 30 qua khu vực sạt lở ấp ba, xã An Phong là tuyến huyết mạch nối từ thành phố Cao Lãnh lên thị xã Hồng Ngự và các huyện biên giới Hồng Ngự, Tân Hồng sang nước bạn Campuchia…
Trọng Trung
Theo Dantri
Cá linh non đang về, giá 150.000 đ/kg muốn ăn phải đặt trước
Trong những ngày qua, cá linh đã bắt đầu xuất hiện trở lại trên địa bàn huyện biên giới Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Do lương ca linh xuât hiên chưa nhiêu nên gia hiên đang ơ mưc cao, đat tơi 150.000 đông/kg va ngươi mua phai đăt trươc mơi co ca ngon đê thương thưc.
Ngươi dân thu hoach ca linh non đâu mua lu. Anh: Nông nghiêp Viêt Nam
Cá linh được xem là món quà vô cung quy gia của tự nhiên ban tặng cho khu vưc đông băng sông Cưu Long trong mùa nước nổi va môi năm chi xuât hiên môt lân duy nhât. Những năm gần đây, lũ về vung nay không lớn nên sản lượng cá linh cung bi sụt giảm rất nhiều so với trước đây.
Ba con nông dân ơ huyên biên giơi Hông Ngư cho biêt, cá linh thương được khai thác từ đầu mùa lũ đến tháng 10 âm lịch. Vai ngay gân đây, khi lu băt đâu vê, cá linh non đa xuât hiên trơ lai nhưng số lượng rất ít, mỗi người 1 ngày chi bắt được vài kg đên chuc kg la nhiêu. Cá còn rất nhỏ, con lớn nhất cũng chỉ bằng đầu đũa ăn.
Do mơi vao đâu mua lu nên ca linh non vê chưa nhiêu, kich cơ nho. Anh: T.L
Hiên ơ khu vực biên giới, có rất nhiều người bắt cá linh bằng cách chất chà. Mỗi hộ có từ 1 - 2 đống chà để dẫn dụ cá và vây bắt. Cá linh non sau khi được các hộ bắt lên khỏi mặt nước sẽ được thương lái thu mua tại chỗ, đưa vào thùng nước có trang bị hệ thống tiếp ôxy. Sau đó cá được đưa đến các chợ để bán cho người tiêu dùng.
Ngươi dân huyên Hông Ngư (tinh Đông Thap) sơ chê ca linh.
Do nguôn ca băt đươc chưa nhiêu nên ai muôn mua phai hen trươc, vơi gia trung binh 150.000 đông/kg. Cũng theo các hộ dân, khi hay tin có cá linh non, một số quán ăn, nhà hàng trên địa bàn huyện Hồng Ngự đã tìm mua và đặt hàng để chế biến thành các món ăn đặc sản, vơi gia ban tư 250.000 - 300.000 đông/kg.
Ngoài cá linh, tại chợ cũng bắt đầu bán các loại rau đặc trưng của mùa nước nổi như: Bông súng, bông điên điển, rau muống đồng. Theo dự báo, mùa nước nổi năm nay sẽ về sớm và lớn, hứa hẹn một mùa đánh bắt bội thu cho người dân vùng đầu nguồn lũ.
Ca linh non co thê chê biên thanh nhiêu mon ăn rât thơm ngon như nâu chua vơi bông điên điên, bông sung; ca linh kho lat; ca linh kho măm; ca linh chiên gion; lâu ca linh bông điên điên...
Theo ba con, cá linh ngon nhất độ đầu mùa, khi cá mơi băng đâu đua hoăc chi nhin hơn ngón tay môt chut, thịt rât ngọt va xương mềm. Cá mới vớt lên khỏi nước về chi cân rửa sơ, móc mang cá rồi đem nấu ngay.
Với bà con nông dân, nhưng mon phô biên tư ca linh co thê kê đên như chiên gion hoặc chiên lăn bột trứng vịt. Cá linh lớn hơn thì chiên suông, hoặc băm nhuyễn làm chả, nấu canh, hoặc "xào chuột" (bời rời) cuốn bánh tráng trắng; kho măn, hoặc kho vừa ăn; nấu canh chua rau muống hoặc bông súng, bông điên điển... Nhưng tuyệt nhất co le là ca linh kho mắm; làm mắm; ủ nước mắm.
Lâu ca linh bông điên điên la mon ăn phô biên trong cac nha hang ơ miên Tây. Anh: Zing.vn
Còn dân nhậu thì lại tỏ ra rất háo hức đối với món cá linh nhúng giấm, lẩu mắm, kho lạt giằm me, hoăc cá linh nướng cặp gắp tre (cá càng lớn càng thơm, béo)...
Theo Danviet
Nước lũ rút, các đối tượng buôn lậu ra sức hoạt động ngày đêm Nước lũ đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp đang rút dần. Thời điểm này, các đối tượng buôn lậu chuyển sang vận chuyển bằng đường bộ ngày một gia tăng. Các đối tượng dùng xe môtô chở hàng nhập lậu phóng nhanh, vượt ẩu, gây bức xúc đối với người dân địa phương. Bà Huỳnh Thị V., ngụ xã Thường Phước 1, huyện Hồng...