Tiếp tục quan trắc nước biển miền Trung
Bộ Tài nguyên đề nghị 4 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường do Formosa gây ra tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc nước biển, công khai kết quả tới người dân.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đề nghị bố trí kinh phí để duy trì hoạt động quan trắc tại 19 bãi tắm, với tần suất 2 tuần một lần. Kết quả quan trắc phải được công khai cho người dân và phương tiện thông tin đại chúng.
“Nếu có sự cố hay hiện tượng bất thường tại các vùng biển trên, Bộ đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo kịp thời quan trắc và thông báo cho Bộ để có hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật”, văn bản nêu rõ.
Người miền Trung đã có thể ra khơi đánh bắt an toàn. Ảnh: Đức Hùng.
Video đang HOT
Trước đó ngày 26/6, Bộ Tài nguyên cũng yêu cầu 4 tỉnh miền Trung quan trắc tại 19 bãi tắm. Kết quả cho thấy chất lượng môi trường biển không có biến động đột biến, các thông số quan trắc hầu hết nằm trong giới hạn cho phép so với quy chuẩn quốc gia.
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội giữa tháng trước, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng khẳng định biển miền Trung đã an toàn, các hoạt động như thể thao, nuôi trồng thủy sản đều diễn ra bình thường.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Phạm Hương
Theo VNE
Bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển xong trước cuối năm
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục lấy mẫu hải sản khai thác ở tầng đáy trong vùng biển dưới 20 hải lý để xét nghiệm, công bố khi hải sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình vừa yêu cầu các bộ ngành, địa phương liên quan tập trung chi trả tiền bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung, bảo đảm đúng đối tượng, sát thực tế, công khai, minh bạch.
Các cơ quan chức năng phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho người dân trước khi kết thúc năm 2016.
Người dân Huế nhận tiền bồi thường. Ảnh: Võ Thạnh
Bộ Nông nghiệp nghiên cứu kiến nghị của các địa phương, trong đó có việc mở rộng phạm vi, đối tượng được bồi thường hỗ trợ thiệt hại đối với những trường hợp chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của sự cố môi trường biển và phù hợp với quy định, đề xuất giải pháp, báo cáo Thủ tướng.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp hoàn chỉnh đề án "xác định thiệt hại để bồi thường; hỗ trợ khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế", trong đó có chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế, nuôi trồng san hô, cỏ biển, tái tạo môi trường biển sạch 4 tỉnh miền Trung.
Bộ Y tế tiếp tục lấy mẫu hải sản khai thác ở tầng đáy trong vùng biển dưới 20 hải lý để xét nghiệm, công bố khi hải sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thừa Thiên Huế là tỉnh đầu tiên triển khai tiền hỗ trợ thiệt hại cho ngư dân sau gần 2 tháng Chính phủ nhận bồi thường từ Formosa.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Xuân Hoa
Theo VNE
Tháng 10 tiền đền bù sự cố Formosa sẽ đến tay ngư dân Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khẳng định tiền đền bù sự cố Formosa sẽ được chuyển đến 'trúng địa chỉ', vùng nào khó khăn ưu tiên giải ngân trước. Chiều 1/9, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết cơ quan này đã hoàn thiện đề án xác định bồi thường thiệt hại, hỗ...