Tiếp tục phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng
Sáng nay 24/1, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và 6 tỉnh trên địa bàn tổ chức hội nghị liên tịch triển khai công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2019. Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh – Tư lệnh Quân khu 4 chủ trì hội nghị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn dự và phát biểu tại hội nghị.
Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 phát biểu khai mạc hội nghị
Năm 2018, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và cấp uỷ, chính quyền 6 tỉnh trên địa bàn đã phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên các nội dung đã ký kết. Nổi bật là đã phối hợp, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của các phần tử cực đoan, thế lực thù địch, kiên quyết giải quyết các vụ việc phức tạp đúng pháp luật; xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc, thực hiện tốt công tác dận vận, chính sách xã hội và hậu phương quân đội, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn…
Quân khu đã tổ chức cho hơn 2.200 lượt cán bộ, chiến sĩ hành quân về các địa phương, xây dựng 3 căn nhà tình nghĩa; ủng hộ trên 3,6 tỷ đồng cùng gần 10.000 ngày công tham gia xây dựng nông thôn mới; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 16.000 lượt người với số tiền trên 2,5 tỷ đồng; điều động hơn 27.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ tham gia cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ….
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn phát biểu thông báo tình hình KT-XH, QPAN Hà Tĩnh trong năm 2018 và những nhiệm vụ, chỉ tiêu 2019
Tại hội nghị, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã tiến hành ký kết chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ QS-QP năm 2019 với 6 tỉnh trên địa bàn. Theo đó, tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của các cấp về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, đẩy mạnh xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, cụm xã, phường an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu; xây dựng LLVT địa phương vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu;
Video đang HOT
Chủ động nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời, có hiệu quả mọi tình huống, giữ vững an ninh chính trị; góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nhất là thế trận lòng dân ngày càng vững chắc; thúc đẩy kinh tế xã hội của các địa phương phát triển…
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 ký kết chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ QS-QP năm 2019 với 6 tỉnh trên địa bàn
Tại hội nghị, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã trao 1.800 suất quà (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho các hộ đặc biệt khó khăn của 6 tỉnh trên địa bàn, nhân dịp Tết Nguyên đán 2019.
Theo Baohatinh.vn
Đánh gốc, vận chuyển đào - quất thuê, kiếm tiền triệu mỗi ngày
Cận tết, thay vì làm xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở Hà Nội chuyển sang làm nghề đánh gốc đào, chở đào, quất. Công việc tuy vất vả hơn nhưng giúp lao động kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Vất vả nhưng có thu nhập cao
Từng chạy xe ôm GrabBike, anh Nguyễn Văn Tiến (35 tuổi, trú tại Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) những ngày này chuyển sang nghề đánh gốc đào thuê, kiêm chở đào cho khách cho ông Nguyễn Viết Chiến - chủ vườn đào ở chân cầu Nhật Tân với 500.000 đồng tiền công/ngày.
Dù vất vả nhưng nhiều người vẫn chọn chở cây ngày tết. Ảnh: M.N
Không chỉ nhận đánh gốc đào, gốc quất, cây cảnh hay chở cây, nhiều lao động tự do còn nhận trồng đào, trông quất ở chợ hoa hay ngay tại vườn qua đêm. Do công việc có tính chất đặc thù nên họ được trả mức thù lao tương xứng. Tiền công cho một ngày làm công việc này dao động trong khoảng từ 500.000 - 700.000 đồng.
Anh Tiến cho biết: "Công việc đánh gốc đào thuê, chở xe tuy vất vả, nhưng mức thù lao cao, thu nhập ra tấm ra món. Chạy xe ôm mỗi cuốc chỉ kiếm 20 - 50.000 đồng, nhưng một ngày thuê đánh gốc đào, tôi được trả công ít nhất 300.000 đồng. Đánh xong, nếu được thuê chở cây cho khách cũng kiếm thêm được khoảng 200.000 đồng. Ngày chỉ cần chở 3-4 cuốc xe là cũng kiếm được tiền triệu".
Ông Chiến cho biết, năm nào cận tết, ông cũng phải thuê 4-5 người đánh gốc đào, bưng bê, trồng đào, cắt đào... và vận chuyển. Ông thường thuê trọn gói và trả công theo ngày. Tuy nhiên có những lao động không làm theo ngày, ông sẽ trả lương theo công việc.
"Có ngày nhiều người mua đào, tôi muốn thuê người làm còn không được. Trả lương tiền triệu trên ngày cũng không thuê được người" - ông Chiến nói.
Theo ông Chiến, lao động muốn làm công việc này phải có sức khoẻ, kinh nghiệm đánh gốc cây, không sẽ làm đứt rễ khiến đào chết, héo. Hiện tại để phục vụ việc đánh gốc, vận chuyển và hỗ trợ bán đào, ông Chiến phải thuê 5 lao động.
Ngoài công việc đánh gốc, cắt, bê đào tại vườn, hiện nay, nhiều người còn nhận vận chuyển đào. Mặc dù khá vất vả nhưng vì thu nhập khá nên nhiều người vẫn chọn làm.
Ông Nguyễn Thành Nam (một lái xe ba gác tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, cuối năm là dịp kiếm ăn của dân chạy xe ba gác. Các đơn hàng mà ông thường nhận là chở đào quất, cây cảnh hoặc dọn chuyển nhà. Tuỳ đơn ngắn hay dài mà tiền chở cũng khác nhau, dao động từ 100.000- 500.000 đồng/chuyến.
Tranh thủ kiếm tết
Khác với những người lái xe ba gác chuyên nghiệp, những người chạy xe ôm chuyển sang chở đào, quất thường lấy giá rẻ hơn. Nguyễn Hoài Nam (23 tuổi, sinh viên Đại học Thương mại) cho biết, thay vì chạy xe ôm GrabBike, đợt này, Nam nhận chở đào cho một chủ vườn.
Anh Nguyễn Văn Tiến chở quất thuê cho khách. Ảnh: M.N
"Tận dụng thời gian rảnh sau giờ học, thường là vào các buổi chiều tối, mình nhận chở đào quất cho một chủ vườn tại Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội). So với nghề chạy xe ôm, công việc này mang lại thu nhập cao gấp 2-3 lần. Mỗi ngày chỉ cần chở 1-2 chuyến là có thể nhận từ 300.000 - 400.000 đồng" - Nam nói.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm 2 năm chở đào quất, Nam cho biết công việc khá vất vả. Như năm trước, khi chở đào cho khách, dây chun bị đứt khiến cây đào bị đổ, vỡ chậu, gãy cành. Nam đã phải đền 2 triệu đồng tiền cây và chậu cho khách, tương đương với nửa tháng tiền công. Rút kinh nghiệm, giờ trước khi nhận chở hàng cồng kềnh, nhất là đào quất, Nam thường trang bị luôn các vật dụng để cột cây.
Chị Đinh Thị Tuyết Hồng (chủ buôn cây, hoa tết tại Xuân La, Tây Hồ) cho biết: "Có ngày phải có vài chục khách đặt hàng, xe ôm, nhân viên trong nhà chở cây cho khách không kịp, nhưng tôi gọi xe ôm, xe ba gác và cả GrabBike đều không được".
Theo chị Hồng, nhiều khi biết tâm lý của khách cuối năm bận hoặc nhiều người cần đặt chở hàng nên cánh lái xe ôm cũng rất kiêu, hét giá cao. Không cần biết xa hay gần, chuyến rẻ nhất cũng phải 100.000 đồng mới chạy. "Mặc dù giá xe ôm những ngày này rất cao nhưng đắt còn hơn không thuê được người chuyển hàng. Lời lãi không được bao nhiêu nhưng không có người chở là không bán được hàng, vì thế có đắt chúng tôi cũng bấm bụng mà gọi thôi chứ biết làm sao" - chị Hồng than thở.
Theo Danviet
Bất an với nạn "phê" rượu bia dịp Tết Từ cuối năm dương lịch và cận Tết Nguyên đán, tình trạng sử dụng rượu bia lại tăng vọt, kéo theo nguy cơ ngộ độc rượu, tai nạn giao thông do say rượu, các vụ xô xát, đánh nhau, bạo lực gia đình đều tăng theo Đây là tình trạng không mới, nhưng sau nhiều năm đề cập vẫn chưa có giải pháp...