Tiếp tục kiểm tra, giám sát khí thải Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất
Tổng cục Môi trường cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ di dời người dân ra khỏi vùng ảnh hưởng của nhà máy để sớm ổn định sản xuất và cuộc sống.
Khói bụi bất thường tại nhà máy Hòa Phát Dung Quất xảy ra hồi cuối năm 2019. (Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN)
Trước thông tin hoạt động tại Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất (có trụ sở đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) gây ra khói bụi, bốc mùi khó chịu khiến người dân địa phương bức xúc, ông Nguyễn Hưng Thịnh-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết hiện Tổng cục đang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi để tiếp tục yêu cầu Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất kiểm tra chất thải tại Nhà máy, trên cơ sở đó sẽ có đánh giá cụ thể, đầy đủ hơn.
Thông tin thêm tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường diễn ra trong ngày 28/4, ông Nguyễn Hưng Thịnh cho biết năm 2019, trong quá trình vận hành thử nghiệm lò cao và có sử dụng củi đốt, Nhà máy gang thép Hòa Phát Dung Quất đã từng xảy ra hiện tượng gây khói bụi trong giai đoạn vận hành lò.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Thịnh cũng khẳng định việc gây khói bụi và có mùi lưu huỳnh, mùi hắc khó chịu của Nhà máy gang thép Hòa Phát Dung Quất chỉ xảy ra một lần trong giai đoạn vận hành lò.
Ngay sau khi xảy ra sự cố đó, Tổng cục Môi trường đã thành lập tổ rà soát, ít nhất 2 lần/năm.
“Qua theo dõi kết quả quan trắc khí thải tự động liên tục và lấy mẫu đều cho thấy quá trình hoạt động đạt tiêu chuẩn môi trường” ông Thịnh nhấn mạnh.
Mặc dù vậy, lãnh đạo Tổng cục Môi trường cũng cho biết hiện Tổng cục vẫn đang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi để tới đây sẽ tiếp tục yêu cầu Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất kiểm tra chất thải nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn.
Về lý do người dân bức xúc liên quan đến Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất thời gian gần đây, theo ông Thịnh, nguyên nhận chủ yếu là về tiến độ di dời khỏi vùng ảnh hưởng của nhà máy để đảm bảo an toàn.
Trên cơ sở đó, Tổng cục Môi trường cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ di dời người dân ra khỏi vùng ảnh hưởng của nhà máy để sớm ổn định sản xuất và cuộc sống. Hiện khu vực di dời đã có trong quy hoạch giai đoạn 2 triển khai dự án.
Cũng tại cuộc họp báo, ông Thịnh cho biết để đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 đi vào cuộc sống từ ngày 1/1/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và chuyên gia có liên quan biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến luật.
Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phân công Tổng cục Môi trường và các đơn vị liên quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Dự kiến từ quý 3/2021, Tổng cục Môi trường sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường theo luật cho các nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức trách nhiệm trong tuân thủ luật./.
Phê chuẩn kết quả bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
Ông Nguyễn Văn Phong, sinh năm 1967, ở phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2016-2021.
Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hoài Anh tặng hoa chúc mừng Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nguyễn Thị Thuận Bích và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Phong (thứ hai từ trái sang). (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 586/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Nguyễn Văn Phong, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận.
Ông Nguyễn Văn Phong sinh năm 1967, quê quán ở phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Ông Phong từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Giám đốc Sở Tài chính; Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài chính; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận ./.
Đề xuất Bình Phước chủ trì xây cao tốc TP.HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành Theo khái toán, cao tốc TP.HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành có tổng kinh phí khoảng 36.000 tỷ đồng, trong đó, đoạn qua TP.HCM dài khoảng 1,5km, qua tỉnh Bình Phước khoảng 11,5km, qua Bình Dương khoảng 57km. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giao Ủy...