Tiếp tục “khô máu” trong năm 2020, Epic Games Store sẽ đánh bại Steam ?
Trong cuộc đua này, liệu ai sẽ là người chiến thắng? Steam có chiến lược gì mới để đáp trả kẻ thách thức đáng gờm này không? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời chính xác nhất.
Năm 2019 vừa qua thực sự là một cú hích lớn với thị trường phát hành game toàn thế giới. Với sự nổi lên của Epic Games Store, vị trí độc tôn của Steam trong thị trường này đang bị lung lay dữ dội.
Epic Games Store – với vị thế của một kẻ đi sau đã dung 2 chiến lược vô cùng mạnh mẽ để đi tắt đòn đấu. Thứ nhất, bắt tay và tạo mối quan hệ mật thiết với rất nhiều nhà phát triển game lớn. Để có thể đàm phán với các nhà sản xuất trong việc phát hành game độc quyền trên Epic Store, ngoài cắt giảm tối đa phí dịch vụ, nền tảng này còn sử dụng đến cả một khoản “lót tay” để thuyết phục đối tác. Số tiền này được gọi là “phí độc quyền”, được Epic Store chuyển thắng đến các nhà sản xuất mà không cần quan tâm đến doanh số bán hàng của game.
Lấy vì dụ về trường hợp của Control, Epic đã sử dụng 10,45 triệu USD (~240 tỷ VNĐ) để trả phí độc quyền cho bộ đôi nhà sản xuất 505 Games và Remedy Entertainment. Trong đó, 505 Games hưởng 45%, số còn lại thuộc về Remedy Entertainment.
Video đang HOT
Như vậy, giờ đây chúng ta đã hiểu vì sao các nhà sản xuất lại thích hợp tác với Epic Games Store đến vậy. Ngoài việc phí dịch vụ rất rẻ, chỉ 12% (với Steam sẽ là 30%), các đối tác của Epic sẽ nhận thêm một khoản phí độc quyền. Tính trên tổng doanh thu, việc hợp tác với Epic Store sẽ đem về rất nhiều lợi nhuận nếu như so sánh với Steam hay các nền tảng khác. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều nhà phát triển game đã không ngần ngại “hất cẳng” Steam để “về với đội của Epic Games Store”.
Sau khi giải xong bài toàn “nhà phát triển”, Epic Games Store tiếp tục chiếm lĩnh thị trường bằng một phương thức khác mang tên “miễn phí”. Từ nửa cuối năm 2019 đến nay, Epic Games Store chính là nền tảng phát hành game miễn phí lớn nhất thế giới. Cứ đều đặn mỗi tuần, Epic Games lại phát tặng một tựa game chất lượng. Điều này thực sự đã thu hút được một lượng lớn người chơi từ các nền tảng khác chuyển sang Epic Games.
Để có thể phát hành được một lượng game miễn phí nhiều như vậy, Epic Games đã phải bỏ ra không ít tiền của. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, họ sẽ không từ bỏ cách làm của mình, ít nhất là trong năm 2020 này. Có sự hậu thuẫn tài chính cực lớn đến từ Tencent (chiếm 40% cổ phần), Epic Games chắc chắn sẽ “khô máu” với Steam đến khi nào đạt được mục đích mới thôi.
Trong cuộc đua này, liệu ai sẽ là người chiến thắng? Steam có chiến lược gì mới để đáp trả kẻ thách thức đáng gờm này không? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời chính xác nhất.
Theo GameK
Độc quyền trên Epic Games, cha đẻ Ooblets "khóc suốt 2 ngày" vì bị ném đá quá ác liệt
Khác với Steam, Epic Games Store dường như không hề được cộng đồng game thủ ủng hộ cho lắm.
Là đối trọng số 1 của Steam thế nhưng Epic Games lại không mấy được lòng các game thủ. Bỏ qua chuyện cửa hàng còn sơ khai và thiếu thốn nhiều tính năng, lý do chính khiến nhiều game thủ "ghét bỏ" chính là chiêu thức hút khách bằng game độc quyền của Epic. Theo họ, Epic không hề bận tâm đến trải nghiệm của game thủ mà chỉ muốn chèo kéo các nhà phát triển và đó là hành động "chống lại người dùng", đi ngược lại xu thế bao quát mọi đối tượng người chơi của làng game.
Cũng bởi thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi mỗi khi tựa game nào đó được thông báo là độc quyền trên Epic Games đều bị cộng đồng tẩy chay ác liệt như Metro Exodus, Shemue 3 hay gần đây nhất là Ooblets - tựa game được mệnh danh là truyền nhân của Pokemon sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Hàng tá những bình luận tiêu cực, ném đá được người dùng đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội. Ngoài việc chỉ trích Epic, một bộ phận không nhỏ game thủ lại nhắm đến nhóm phát triển Ooblets mà thực tế chỉ gồm 2 thành viên. Rebecca Cordingley, một trong 2 nhà phát triển, đã bị tổn thương nặng nề bởi những lời chỉ trích không ngừng của cư dân mạng. Cordingley nói rằng cô đã "không ngừng khóc suốt 2 ngày và cảm giác thế giới như sụp đổ trước mắt."
"Ooblets hoàn toàn thất bại khi độc quyền trên Epic Games Store"
Trước phản ứng dữ dội của cộng đồng game thủ, Epic Games mới đây đã phải chính thức lên tiếng về vấn đề này. Theo đó, Epic tôn trọng quyền tự do ngôn luận trong ngành công nghiệp trò chơi, thậm chí những lời chỉ trích về cửa hàng của họ bởi "khi mọi người chia sẻ quan điểm nghiêm túc, những đóng góp tích cực thực sự có ích", tuy nhiên, việc tung tin đồn sai lệch và đăng tải bình luận quấy rối là không thể chấp nhận.
"Thông báo Ooblets độc quyền trên Epic Games đã dấy lên những lo ngại về việc lạm dụng quyền tự do ngôn luận. Nhiều người cố tình lạm dụng nó để truyền bá thông tin sai lệch về tựa game cũng như xúc phạm đến nhà phát triển và những người ủng hộ của hàng. Chúng tôi sẽ kiên quyết đấu tranh và hỗ trợ các đối tác của mình vượt qua thách thức này. Cảm ơn các bạn đã tiếp tục ủng hộ chúng tôi và chống lại mọi hành vi lạm dụng" - Epic cho biết.
Tim Sweeney, CEO của Epic Games cũng đã nhiều lần lên tiếng về các thỏa thuận độc quyền của công ty, cho rằng họ chỉ đang đem đến lợi ích cho nhà phát triển với tỷ lệ ăn chia doanh thu 88/12 thay vì 70/30 của Steam. Đây có lẽ là lý do chủ chốt khi nhiều nhà phát triển quyết định lựa chọn Epic Games để đảm bảo tài chính. Vì thế, mặc cho game thủ có phẫn nộ, ném đá thế nào thì chắc chắn vẫn sẽ có rất nhiều tựa game về đầu quân cho Epic trong tương lai.
Theo gamehub
Bán Game lời hay lỗ, câu chuyện chưa nói của các NSX Liệu các nhà phát triển game có thật sự lời nhiều khi bán các tựa game lên các nền tảng hay không, lợi nhuận của họ nhận được là bao nhiêu, câu hỏi luôn đặt ra cho các nhà phát hành và phát triển. Để nói về các khó khăn mà các nhà phát triển game cùng các nhà phát hành đối mặt...