Tiếp tục khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải kịp thời hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan trong việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, bảo đảm giao thông vận tải đường sắt thông suốt, an toàn, hệ thống mạng viễn thông ổn định và có nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo tiếp tục khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Ảnh: TTXVN
Ngày 21/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 2524/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc đồng ý giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
Về đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp , Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc xử lý vướng mắc trong hoạt động cho thuê và nguồn thu từ cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành có ý kiến như sau:
Trong khi chờ Đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng ý giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
Video đang HOT
Đề xuất thay đổi cơ chế giao vốn bảo trì đường sắt
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc giao vốn bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện từ năm 2022.
Công nhân Đội Quản lý đường sắt Tuy Hòa duy tu bão dưỡng đường sắt qua thành phố. Ảnh minh họa: Phạm Cường/TTXVN
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị, việc giao dự toán chi kinh phí hoạt động kinh tế đường sắt từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đối với việc bảo dưỡng công trình, thực hiện đặt hàng theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường sắt Việt Nam đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Đối với hoạt động sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất và các công việc khác, thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
Ông Lê Hoàng Minh, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ Giao thông vận tải cho hay, việc giao vốn bảo trì năm 2021 cũng đang thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính giao dự toán về Bộ Giao thông vận tải, sau đó Bộ Giao thông vận tải giao dự toán cho Cục Đường sắt Việt Nam. Trên cơ sở đó, Cục Đường sắt Việt Nam ký hợp đồng đặt hàng thực hiện với các đơn vị phù hợp theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, đối với việc thực hiện vốn bảo trì năm 2021, Chính phủ chỉ đạo và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng có nguyện vọng ký hợp đồng đặt hàng trực tiếp với Bộ Giao thông Vận tải. Vì vậy, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam thay mặt bộ ký hợp đồng đặt hàng với tổng công ty. Nhưng sang năm 2022, thay vì Bộ Giao thông vận tải ký hợp đồng đặt hàng thì bộ giao cho Cục Đường sắt Việt Nam ký hợp đồng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Cũng theo ông Lê Hoàng Minh, trước đây Bộ Giao thông vận tải giao thẳng vốn cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vì đơn vị này khi đó còn trực thuộc bộ, năm 2020 tiếp tục giao vốn do vẫn còn một số vướng mắc từ các quy định pháp luật chưa thống nhất, đồng bộ. Từ năm 2021, Bộ không giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nữa mà đặt hàng, còn dự toán vẫn giao về Cục Đường sắt Việt Nam theo đúng Luật Ngân sách nhà nước.
Còn tại sao lại thực hiện theo hình thức đặt hàng, ông Lê Hoàng Minh cho rằng, Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định rõ hình thức thực hiện vốn bảo trì hạ tầng đối với các lĩnh vực giao thông.
Với bảo trì đường bộ, đường thủy, hàng không phải thực hiện theo hình thức đấu thầu. Nhưng với bảo trì đường sắt thì thực hiện đặt hàng vì hạ tầng đường sắt hiện nay lạc hậu, lại là đường đơn.
"Đây là đặt hàng của cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ bảo trì. Bản chất thì tiền vốn và dự toán vẫn của cơ quan quản lý nhà nước, ở đây là Cục Đường sắt Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao vốn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện hợp đồng đặt hàng, việc thanh, quyết toán đều phải thông qua kho bạc. Còn Cục Đường sắt Việt Nam sẽ là cơ quan kiểm soát, thực hiện các thủ tục liên quan để đơn vị bảo trì thanh toán tại kho bạc", ông Minh chia sẻ thêm.
Bên cạnh đó, ông Lê Hoàng Minh thông tin, hiện Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư. Đây thực sự là văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để thực hiện việc giao vốn, triển khai.
Trong đề án có nhiều nội dung liên quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức giao dự toán bảo trì, đặt hàng... Nếu được duyệt, việc giao dự toán, thực hiện vốn bảo trì đường sắt sẽ thực hiện theo đề án. Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đã kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt.
Liên quan đến việc triển khai thực hiện việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, bộ cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ vấn đề này.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/5, Bộ Giao thông vận tải đã ký hợp đồng đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và đến nay, việc đặt hàng toàn bộ công việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 đã được hoàn thành.
Ông Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, dù việc ký hợp đồng đặt hàng diễn ra chậm khoảng 5 tháng so với các năm 2020, nhưng việc triển khai cơ bản thuận lợi. Sau khi ký hợp đồng với các công ty bảo trì, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tạm ứng tiền, các công ty triển khai, thực hiện duy tu, đảm bảo an toàn, chi trả lương cán bộ công nhân viên đầy đủ.
Kiến nghị cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Cục Đường sắt Việt Nam vừa kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Cục Đường sắt Việt Nam gửi văn bản báo cáo Bộ GTVT, đề xuất cơ chế chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, thúc đẩy sản xuất kinh doanh lĩnh vực...