Tiếp tục gay cấn vụ đào được gỗ dưới lòng đất ở Kon Tum
Sau quá trình điều tra, cơ quan công an đã ra quyết định xử phạt và yêu cầu người đàn ông trả lại số gỗ đã đào dưới lòng đất cho nhà nước.
Ngày 16-7, ông Lê Quang Nam (SN 1978, trú tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) cho biết vừa nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi ‘Chiếm giữ tài sản của người khác’ của Công an huyện Sa Thầy.
Tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Cơ quan công an xác định ông Nam vi phạm điểm đ, khoản 2, điều 15, nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Cơ quan công an tiến hành kiểm tra số gỗ mà ông Nam trục vớt khi san lấp mặt bằng
Ông Nam bị xử phạt vi phạm hành chính 4 triệu đồng về hành vi ‘Chiếm giữ tài sản trái phép’.
Ngoài ra, cơ quan công an cũng buộc ông Nam phải trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép cho nhà nước là 4 hộp gỗ xẻ có tổng khối lượng hơn 4,3m3 và 6 tấm bìa gỗ phay, nhóm VI. Hiện số gỗ trên hiện đang được tạm giữ tại cơ quan công an huyện Sa Thầy.
Video đang HOT
Sau khi nhận quyết định xử phạt, ông Nam không đồng tình mà cho rằng sau khi phát hiện cây gỗ ở dưới ruộng, thỏa thuận với chủ đất để lấy cây gỗ thay cho tiền công thì đã báo UBND xã Sa Sơn và được đồng ý cho trục vớt, đưa cây gỗ lên.
Do đó, ông Nam bỏ nhiều tiền, công sức mới đưa được cây gỗ lên bờ thì lại bị cơ quan công an bắt giữ.
‘Tôi không am hiểu pháp luật, chỉ biết rằng đã bỏ tiền của, công sức đưa cây gỗ lên và giờ bị xử lý việc chiếm giữ tài sản của người khác. Tôi đã thỏa thuận với chủ đất để lấy cây gỗ này thay cho công san lấp, vậy người khác ở đây là ai’ - ông Nam nói.
Ông Nam cho biết đã bỏ nhiều tiền của, công sứ để trục vớt cây gỗ từ lòng đất đưa lên trên
Phân tích về vụ việc, Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP HCM cho biết trường hợp này có thể áp dụng Điều 229 Bộ Luật dân sự, việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy.
Trước tiên, cơ quan chức năng phải xác định giá trị tài sản được tìm thấy. Người tìm thấy tài sản sẽ được nhận lại chi phí tìm kiếm, bảo quản đã bỏ ra.
Phần giá trị còn lại nếu nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (1.490.000 đồng) thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Khi chưa xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị vùi lấp, chìm đắm mà cơ quan công an đã ra quyết định xử phạt và thu hồi số gỗ trên là chưa phù hợp.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin vào tháng 3-2022, ông Nam nhận san lấp mặt bằng thuê cho người dân xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy.
Trong quá trình san lấp, ông Nam phát hiện một cây gỗ lớn được vùi sâu trong lòng đất. Ông Nam đã thỏa thuận với chủ nhà để được lấy cây gỗ này thay cho tiền công san lấp.
Sau đó, ông Nam đã báo việc phát hiện khúc gỗ trên cho UBND xã Sa Sơn và đề nghị cho phép được đào khúc gỗ để sử dụng.
UBND xã Sa Sơn đã cho người kiểm tra, lập biên bản hiện trường xác minh sự việc. Biên bản kiểm tra ghi rõ: ‘Nghiêm cấm sau khi trục vớt không được buôn bán, trao đổi thương mại. Đề nghị ông Nam sau khi trục vớt xong báo cáo UBND xã để cử lực lượng xuống kiểm tra và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật’.
Tuy nhiên, sau khi đào được khúc gỗ lên, ông Nam tiến hành xẻ hộp, đưa đến cơ sở mộc để gia công và bị Công an huyện Sa Thầy bắt giữ.
Bà Rịa- Vũng Tàu: Xử lý nhóm thanh niên dàn trận 'đấu súng' để quay phim, chụp hình
Nhóm thanh niên dàn trận để đánh trận giả bằng các khẩu súng giống hình dạng súng trường, tiểu liên bắn bằng đạn nhựa với mục đích quay phim chụp hình thì bị lực lượng biên phòng tạm giữ.
Ngày 13/4, một lãnh đạo Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã chuyển hồ sơ vụ việc nhóm thanh niên dàn trận "đấu súng" để quay phim, chụp hình cho Công an TP.Vũng Tàu xử lý hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Các khẩu súng nhựa có hình dạng như súng trường, tiểu liên
Theo thông tin ban đầu, ngày 10/4, nhóm thanh niên gồm 11 người ngụ tại các địa phương Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM, Đồng Nai, Quảng Bình đã hẹn nhau đến khu vực núi xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) để đi đánh trận giả với mục đích quay phim, chụp hình.
Nhóm thanh niên này đã mang theo 12 khẩu súng dài giống hình dạng súng trường, tiểu liên và súng ngắn bắn đạn nhựa cùng các trang phục như lính nước ngoài để mặc. Ngoài ra, còn có các bộ đàm để phục vụ cho trận đánh giả.
Nhận được thông tin của người dân báo, Tổ công tác Đồn Biên phòng Long Sơn đã đến hiện trường yêu cầu nhóm thanh niên về trụ sở làm việc và tạm giữ các khẩu súng trên.
Những người tham gia dàn trận để đánh trận giả cho biết các khẩu súng trên được mua từng bộ phận ở nhiều nước khác nhau rồi mang về nhà lắp ráp lại với nhau. Theo Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thì các khẩu súng trên đều là đồ chơi nguy hiểm bị cấm sử dụng.
Phản kháng vì bị chặn đánh, nam sinh lớp 11 đâm chết người Bị chặn đánh vì mâu thuẫn tình cảm, để phản kháng lại, H. lấy con dao bấm trong túi áo ra đâm 1 nhát ngay ngực T. rồi bỏ chạy. Hậu quả, T tử vong trên đường đi cấp cứu. Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Kon Tum đã bắt giữ một nam học sinh lớp 11 trường THPT...