Tiếp tục đưa công dân Việt Nam về nước
Ngày 10 và 11-11, các cơ quan chức năng Việt Nam, ại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã phối hợp các cơ quan chức năng Nga đưa hơn 280 công dân Việt Nam về nước, trong đó có trẻ em dưới 18 tuổi, người ốm đau, phụ nữ mang thai, người lao động hết hạn thị thực và hợp đồng lao động, du học sinh tốt nghiệp không có nơi lưu trú do trường học và ký túc xá đóng cửa và một số trường hợp đặc biệt khó khăn khác.
Nhân viên y tế Anh lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19.
Ngày 10-11, các cơ quan chức năng Việt Nam, ại sứ quán Việt Nam tại Ca-ta và Hãng hàng không Qatar Airways phối hợp các cơ quan chức năng Ca-ta thực hiện chuyến bay đưa gần 50 công dân Việt Nam từ Mô-dăm-bích và Na Uy quá cảnh tại Ca-ta về nước, trong đó phần lớn là lao động hết hạn hợp đồng và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác.
Cùng ngày, các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã phối hợp các cơ quan chức năng sở tại đưa hơn 340 công dân Việt Nam từ Ô-xtrây-li-a về nước an toàn. Các cơ quan đại diện Việt Nam đã cử cán bộ tới các sân bay để hỗ trợ trực tiếp quá trình xuất, nhập cảnh, lên máy bay của công dân được nhanh chóng và an toàn.
Video đang HOT
Trong hai ngày 10 và 11-11, các cơ quan đại diện Việt Nam tại châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, các cơ quan chức năng trong nước, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và các cơ quan liên quan của sở tại tổ chức chuyến bay đưa gần 280 công dân Việt Nam về nước. Tất cả hành khách đã được cách ly và kiểm tra y tế theo quy định khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngày 11-11, toàn thế giới đã ghi nhận gần 52 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó gần 1,3 triệu người chết. Mỹ ghi nhận ngày thứ bảy liên tiếp có số ca mắc mới Covid-19 ở mức hơn 100.000 người. Với tổng số hơn 10 triệu người nhiễm, số ca mắc Covid-19 tại Mỹ đã tăng gấp hai lần chỉ trong ba tháng qua.
Theo Roi-tơ và TTXVN, tại châu Á, Thủ tướng Nhật Bản Xư-ga Y-ô-si-hi-đê chỉ đạo nhóm đặc trách ứng phó đại dịch của chính phủ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, trong bối cảnh số ca nhiễm mới ở nước này có xu hướng tăng mạnh. Chính quyền thủ đô Tô-ki-ô ngày 11-11 thông báo, thành phố này đã ghi nhận thêm 317 ca nhiễm Covid-19, lần đầu vượt ngưỡng 300 ca/ngày kể từ ngày 20-8.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc ngày 11-11 cho biết, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc đã duy trì mức hơn 100 ca ngày thứ tư liên tiếp và là mức cao nhất gần ba tuần qua, do phát sinh các ổ lây nhiễm lẻ tẻ trên toàn quốc. Trong số 146 ca nhiễm mới có 113 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Ngày 11-11, Bộ trưởng Y tế G.Hăn tuyên bố, Ô-xtrây-li-a sẽ có vắc-xin phòng Covid-19 vào tháng 3-2021. Bộ trưởng khẳng định, Ô-xtrây-li-a đã được bảo đảm 10 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 do Hãng Pfizer và BioNTech sản xuất.
Tại châu Âu, tình hình dịch ở I-ta-li-a diễn biến phức tạp. Viện trưởng Viện Y tế cao cấp I-ta-li-a (ISS) cho biết, hiện các đơn vị điều trị tích cực trong hệ thống bệnh viện ở nước này có nguy cơ quá tải. Nước này dự kiến sẽ tiếp nhận 3,4 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 do Hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (ức) bào chế, sớm nhất là vào đầu tháng 1-2021.
Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách lực lượng gìn giữ hòa bình, ông G.P.La-croa có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 và đang tự cách ly ở Li-xbon (Bồ ào Nha) sau chuyến thăm Xu-đăng và Trung Phi.
Chỉ 50% người dân Mỹ sẵn sàng tiêm vaccine COVID-19 miễn phí
Theo kết quả thăm dò dư luận, chưa đầy 50% dân số Mỹ cho biết sẵn sàng tiêm vaccine ngừa COVID-19 ngay cả khi được cấp tiền.
Người dân Mỹ chưa thực sự quan tâm đến tiêm ngừa vaccine COVID-19. Ảnh: Reuters
Một cuộc điều tra do liên danh Axios-Ipsos thực hiện cho trên 1.000 người cho thấy, chỉ có 44% số người được hỏi nói rằng sẵn lòng tiêm vaccine ngừa COVID-19 ngay cả với điều kiện kèm theo về được nhận 100 USD.
Tỉ lệ này còn ít hơn nếu như họ phải chịu mức giá 100 USD, với 26% nói rằng sẵn sàng chấp nhận chi trả mức phí này để được tiêm vaccine. Hơn 50% số số người được hỏi nói rằng "nhiều khả năng" sẽ tiêm ngừa vaccine nếu như việc này được bảo hiểm y tế chi trả toàn bộ.
Phong trào chống vaccine (anti-vaccine) tại Mỹ hoạt động mạnh trong nhiều năm trở lại đây. Có đến một phần ba người Mỹ cho biết họ sẽ không tiêm vaccine, dù chúng phổ biến rộng rãi và có chi phí thấp.
Một trong những nhân tố khiến dịch sởi bùng phát tại Mỹ năm 2019- được cho là lớn nhất trong vòng 25 năm trở lại đây, chính là việc các hội nhóm anti-vaccine đã tuyên truyền khiến nhiều người nghi ngờ vaccine và quay sang tẩy chay tiêm chủng.
Trong khi đó chính phủ Mỹ chưa xây dựng được các chiến dịch để ngăn ngừa điều này. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ - đầu mối chuyên trách các chương trình giáo dục về vaccine, mất dần ảnh hưởng, uy tín trong nhìn nhận, đánh giá của công chúng Mỹ.
Đua phát triển vắc-xin Covid-19: Những câu hỏi hóc búa Cuộc đua phát triển vắc-xin Covid-19 làm dấy lên nỗi lo về "chủ nghĩa dân tộc vắc-xin", nơi các nước đối đầu nhau, đặt lợi ích riêng lên hàng đầu, thay vì hợp tác chống đại dịch Cuộc đua phát triển vắc-xin ngừa đại dịch Covid-19 diễn ra trong bối cảnh các thể chế đa phương ngày càng bị chính trị hóa và...