Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo Bác
Sáng 11-9, đồng chí Hồ Thanh Sơn, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy và đồng chí Phạm Tấn Linh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ trì hội thảo khoa học “Học tập và làm theo Bác, rèn luyện phong cách, tác phong công tác của cán bộ, đảng viên trên địa bàn Đồng Nai hiện nay”.
Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn hướng dẫn thảo luận tại hội thảo. Ảnh: N.HÀ
Báo cáo đề dẫn hội thảo, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Tấn Linh nhấn mạnh, hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động của tỉnh về 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 50 năm ngày mất của Người (1969-2019). Hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp và làm rõ cách thức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Kết luận 34 của Tỉnh ủy về Đề án nâng cao tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành trên địa bàn gắn chặt chẽ với việc học tập và làm theo Bác.
Các tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo tập trung vào các giải pháp: Xây dựng phong cách dân chủ, quần chúng của người đứng đầu cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị, địa phương; xây dựng phong cách khoa học, năng động, sáng tạo đối với xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết của cơ quan, đơn vị, địa phương; xây dựng phong cách nêu gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn; đẩy mạnh thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm; xây dựng phong cách dân chủ nhưng quyết đoán đối với cán bộ quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; tác động việc học tập và làm theo Bác cũng như sự chuyển biến về rèn luyện phong cách, tác phong công tác của cán bộ, đảng viên, công chức….
Hướng dẫn thảo luận tại hội nghị, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đề nghị các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên tham gia hội thảo tập trung vào chủ đề gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo Bác, rèn luyện phong cách, tác phong công tác của cán bộ, đảng viên trên địa bàn nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao.
Nguyệt Hà
Video đang HOT
Theo Dongnai
Đánh giá đúng để quy hoạch và bổ nhiệm đúng cán bộ
Các cấp ủy, tổ chức Đảng trong toàn quốc đang tích cực chuẩn bị tiến hành tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị .
Trong đó công tác cán bộ (CTCB) nói chung, công tác nhân sự cấp ủy nói riêng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi phải được tiến hành đúng nguyên tắc, quy trình, công tâm, khách quan, phát huy dân chủ, trí tuệ của tập thể cấp ủy và cán bộ, đảng viên.
Tổ chức học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Trong ảnh: Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn phát biểu tại hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào tháng 8-2019. Ảnh: PHƯƠNG HẰNG
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ là gốc của mọi công việc", "công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém", nên trong CTCB "phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ", "phải trọng nhân tài".
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, khâu đầu tiên là phải đánh giá đúng cán bộ, làm cơ sở bồi dưỡng, thử thách và bổ nhiệm cán bộ. Thực tiễn hiện nay, đội ngũ cán bộ có thể đánh giá, phân định theo 3 nhóm.
Nhóm thứ nhất là những cán bộ đủ tiêu chí, tài - đức song toàn; được học tập, rèn luyện qua các cương vị công tác, dần hình thành những phẩm chất nhân cách tốt đẹp như: bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng; thấm đẫm tình yêu thương con người, quê hương, đất nước; luôn khao khát tri thức, học tập rèn luyện trưởng thành để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Nhóm thứ hai là những cán bộ đã qua đào tạo, quá trình công tác qua một số cương vị đều hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng khi được bổ nhiệm vào cương vị có liên quan đến danh - lợi, trong tư tưởng dần xuất hiện cuộc đấu tranh nội tâm giữa lợi ích cá nhân và chức trách nhiệm vụ được giao; cùng với đó là sự tác động liên tục, đa chiều từ gia đình, người thân, dư luận xã hội, từ cơ chế thị trường, nhất là về vật chất. Do không làm chủ được bản thân, nên khi có điều kiện, những cán bộ này, cùng với tiếp tục phấn đấu vươn lên, cũng có tư tưởng tranh thủ "kiếm chác"; nếu không được giáo dục, rèn luyện, ngăn chặn kịp thời có thể dẫn đến thay đổi bản chất cách mạng, thoái hóa biến chất, trở thành cán bộ xấu, thậm chí vi phạm pháp luật, kỷ luật...
Nhóm thứ ba là những cán bộ đã thoái hóa biến chất cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Đối với họ, danh và lợi luôn thống trị cả trong tư tưởng và hành động, nên không từ một âm mưu, thủ đoạn nào để bợ đỡ, xu nịnh cấp trên, chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, học vị. Dù năng lực kém, phẩm chất xấu, nhưng họ thường gây bè kéo cánh, chui sâu leo cao để mưu danh, mưu lợi cho riêng mình, gia đình, họ hàng và những người cùng phe cánh. Tuy nhiên, các đối tượng này cũng luôn biết "ngụy trang", che giấu hành vi của mình bằng những vỏ bọc rất tinh vi cả trong lời nói và việc làm.
Nhận diện, đánh giá đúng cán bộ, rèn luyện cán bộ là việc làm công phu, hết sức cần thiết và cần được tiến hành quyết liệt, đồng bộ cả về chủ trương và giải pháp, có như vậy mới bảo đảm việc bổ nhiệm đúng, luân chuyển, sử dụng hiệu quả cán bộ.
Đánh giá đúng cán bộ là nội dung lớn, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong toàn bộ CTCB, quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ. Do vậy, cần quán triệt làm rõ ý nghĩa, mục đích, yêu cầu việc đánh giá cán bộ, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng thấy rõ đây là vấn đề cơ bản, hệ trọng, là cơ sở để làm tốt các khâu khác trong CTCB như: lựa chọn, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ. Nếu đánh giá sai sẽ dẫn đến dùng người sai, bỏ sót người có tâm huyết, có năng lực, để các phần tử cơ hội có điều kiện chui sâu leo cao, phát triển và tất yếu sẽ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ; làm cho cán bộ tốt bi quan, chán nản, thậm chí "thui chột nhân tài".
Để khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ thiếu khách quan "yêu nên tốt, ghét nên xấu", tư tưởng định kiến, hẹp hòi, cục bộ hoặc quá thiên lệch giữa các yếu tố: cống hiến, học vị, bằng cấp... cần tiếp tục quán triệt, thấm nhuần lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nhận xét cán bộ không thể chỉ căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của họ, mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của họ; không thể chỉ dựa vào một việc làm của họ, mà phải tìm hiểu tất cả các công việc mà họ thực hiện; không thể chỉ xem xét cán bộ trong một thời điểm, mà phải thấy rõ lịch sử của họ".
Việc thẩm tra, xác minh lựa chọn cán bộ cần được tiến hành chặt chẽ, bảo đảm tính khách quan, trung thực. Cơ quan chức năng, trực tiếp là cán bộ được phân công thẩm tra, xác minh phải thực sự có tâm huyết, phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng quy trình để có kết luận chính xác về phẩm chất, năng lực của cán bộ; không để tình trạng nhận xét, đánh giá cảm tính, hoặc bị chi phối bởi các hiện tượng tiêu cực đối với cán bộ được lựa chọn.
Nhận xét đánh giá cán bộ thường có tính nhạy cảm cao giữa đúng - sai, tốt - xấu...; do vậy cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, kết hợp đúng đắn chế độ lãnh đạo tập thể với phát huy trách nhiệm cá nhân, dân chủ với tập trung. Phải luôn căn cứ vào chỉ thị, nghị quyết, quy định, hướng dẫn của cấp trên về CTCB, dân chủ thảo luận, quyết nghị tập thể theo đa số để kết luận các vấn đề về CTCB. Đối với những vấn đề nhạy cảm như: đánh giá cán bộ, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động cán bộ, có thể biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín. Cùng với đó, cần thực hiện đúng quy định tham khảo ý kiến của các cấp, các ngành có liên quan bằng những phương pháp thăm dò ý kiến phù hợp, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp.
Rèn luyện, nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ, trước hết phải nâng cao chất lượng chính trị, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ trong mọi điều kiện hoàn cảnh không bị lợi ích vật chất, danh lợi... làm tha hóa; phải thật sự kiên định vững vàng; tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; có năng lực đề xuất các chủ trương, giải pháp đúng đắn, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, trước hết trong lĩnh vực được phân công. Cần gắn kết chặt chẽ việc đánh giá cán bộ với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, nhằm xây dựng cho từng cán bộ có động cơ cách mạng trong sáng, "có tâm, có tầm", mẫu mực về phẩm chất, lối sống, thể hiện ở sự khát khao cống hiến, luôn tận tâm tận lực vì nhiệm vụ; nghiêm khắc với bản thân, có tấm lòng bao dung độ lượng, thương yêu con người sâu sắc.
Cần tổ chức tốt các hoạt động học tập, nghiên cứu ở từng cơ quan, đơn vị về đường lối, nhiệm vụ cách mạng của Đảng, bảo đảm cho mỗi cán bộ có khả năng phân tích, sáng rõ các diễn biến chính trị trong nước, khu vực, quốc tế, nhận rõ mâu thuẫn và chiều hướng phát triển trong hiện tại và tương lai để tiếp nhận, chuyển hóa theo đúng quan điểm của Đảng; tham gia sáng tạo cách thức huy động các nguồn lực, sức mạnh ở từng cấp, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Quá trình đó cần lồng ghép việc tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện phong cách và phương pháp Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ về cách thức diễn đạt tinh tế, tư duy logic, chính kiến sắc sảo ở mọi lúc, mọi nơi; cảm hóa, vận động mọi người cùng nỗ lực đoàn kết thực hiện nhiệm vụ...
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Theo đó, cần làm tốt hơn nữa CTCB và tích cực, chủ động chuẩn bị nhân sự cấp ủy, bảo đảm cho sự thành công của đại hội đảng bộ các cấp. Công tác nhân sự cần tiên hành từng bước, từng việc, chắc chắn, thân trọng, chặt chẽ, đúng quy trình, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, nhưng phải thật sự đúng người, đúng việc. Cần tăng cường kiểm soát CTCB và chuẩn bị nhân sự cấp ủy; nghiêm cấm mọi biểu hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, tìm cách nâng người này, hạ người kia, gây nghi ngờ, làm mât đoàn kêt nội bộ. Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyên, chạy phiếu bầu, chạy cơ câu, bè phái, cục bô, lợi ích nhóm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lôi sông, "tự diên biên", "tự chuyên hóa", quan liêu, tham nhũng, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm...
Đại tá Dương Văn Thực
Theo Đongnai
VKSND tỉnh Hà Tĩnh giữ bình yên ở nơi từng là "điểm nóng" Một trong những hoạt động trọng tâm trong hỗ trợ xây dựng nông thôn mới của VKSND hai cấp là hỗ trợ thực hiện tốt tiêu chí thứ 19 về an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các vùng nông thôn. Góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển...